TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vai trò của Luật

Thứ năm - 20/01/2022 05:43 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   818
Chúa muốn nhấn mạnh vai trò của luật là quy định, và hướng dẫn chứ không phải để bắt tội và trừng phạt.
Vai trò của Luật

Vai trò của Luật


 Tiếp tục câu chuyện của Chúa “Con người làm chủ ngày Sabat”, Chúa nói thêm: “Ngày Sabat để chữa lành hay giết chết” (Mc 3, 4). Có nhiều ý kiến, để mặc anh ta qua ngày Sabat rồi chữa, chậm một ngày có sao đâu? Sao phải chữa vào ngày Sabat để gây thêm phẫn nộ?

Vấn đề không phải là ngày hôm sau, nhưng Chúa muốn nhấn mạnh vai trò của luật là quy định, và hướng dẫn chứ không phải để bắt tội và trừng phạt. Cách nói khác, dùng luật để áp chế con người, hay dùng luật đảm bảo cho con người sống hài hoà, ổn định và trật tự, an sinh. Ở vế thứ hai, luật dùng để chữa lành, Chúa cho người bệnh trong ngày Sabat được lành.

Được làm những gì luật không cấm. Thời Chúa Giêsu, nhóm biệt phái thường hay bắt lỗi và gán ghép có tội khi có những điều luật không cấm: Chẳng hạn như bảo người khô bại tay đưa tay lên để được lành. Hành động bảo người khác đưa tay lên, luật không cấm, hay các môn đệ đi qua đồng lúa bứt vài bông lúa (không phải là đi gặt lúa), luật cũng không cấm. Người Pharisêu bắt lỗi Chúa vi phạm ngày Sabat là gán ghép, suy diễn. Luật không cho phép suy diễn có tội khi chưa minh chứng người ấy phạm tội.

Luật cũng không được mâu thuẫn nhau: Với Tin Mừng Thánh Matthêu, ngài đưa ra cùng một tình huống, Chúa Giêsu bắt bẻ lại người Pharisêu, khi chữa người bại tay: "Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sa-bát, lại không nắm lấy nó và kéo lên sao? Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngày sa-bát được phép làm điều lành." (Mt 12, 11 – 12).

Luật bình đẳng cho mọi người như nhau: Các kinh sư, biệt phái tự cho mình ngồi trên luật, Chúa bảo các ông: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 4). Họ dạy người khác giữ mà họ không giữ điều họ dạy. Dạy luật cần giữ luật, không ai ở trên luật.

Chúa Giêsu đã dạy con người tuân giữ lề luật nhưng luật ấy là luật yêu thương, chữa lành chứ không phải là giết chết hay loại trừ.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây