TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

“Chúng tôi muốn gặp thấy Chúa Giêsu!” (Gn 12,21).

Thứ tư - 05/05/2021 18:25 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   899
gapchua[1]
gapchua[1]

“Chúng tôi muốn gặp thấy Chúa Giêsu!” (Gn 12,21).

“Ðây là lời yêu cầu mà vài người Hy Lạp một ngày kia đã nói với các tông đồ. Họ muốn biết ai là Chúa Giêsu. Ðây không phải chỉ đơn thuần là một cuộc đến gần bên cạnh để biết con người Giêsu là như thế nào. Ðược thôi thúc bởi sự tò mò và bởi linh cảm rằng họ có lẽ sẽ gặp được câu trả lời cho những thắc mắc căn bản của mình, họ muốn biết Chúa Giêsu thật sự là ai và ngài đến từ đâu.”

Tôi là ai, chúng ta là ai, lịch sử của hôm nay là đang đi tìm về câu hỏi đó, chúng ta là ai chỉ có thể trả lời chính xác khi chúng ta nhận biết Thiên Chúa, trong Đức Giêsu. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ tiếp: “Ước muốn gặp thấy Thiên Chúa là ước muốn luôn hiện diện trong con tim của mọi người nam nữ. Các bạn trẻ thân mến, chúng con hãy nhìn vào đôi mắt Chúa Giêsu, ngõ hầu được phát triển trong chúng con ước muốn nhìn thấy Ánh Sáng, ước muốn cảm nếm Sự Thật rạng ngời. Dù chúng ta có ý thức hay không, Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta bởi vì ngài yêu thương chúng ta và ngõ hầu chúng ta yêu mến ngài. Ðó là lý do của nỗi “nhớ về Thiên Chúa không thể nào dẹp bỏ được”, một “nỗi nhớ nhung” trong tâm hồn con người: “Lạy Chúa, con tìm nhan thánh Chúa. Xin đừng lánh mặt xa con!” (TV 27,8). Dung Nhan Thiên Chúa và chúng ta đã biết rõ Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta biết Dung Nhan Ngài trong Chúa Giêsu Kitô.”

Một cách đầy quả cảm, người trẻ hôm nay hãy tỉnh táo để rời bỏ những thú vui chóng qua, những ồn ào của cuộc sống để lên đường đi tìm kiếm Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: “Kitô giáo không phải chỉ là một giáo lý; kitô giáo là một cuộc gặp gỡ trong đức tin với Thiên Chúa, Ðấng trở nên hiện diện trong lịch sử với việc nhập thể của Chúa Giêsu.”

Từ đó Đức Giáo Hoàng ngỏ lời: “Bằng mọi cách, chúng con hãy cố gắng làm cho cuộc gặp gỡ nầy có thể được, vừa nhìn về Chúa Giêsu, Ðấng say mê đi tìm chúng con. Chúng con hãy tìm Chúa với đôi mắt xác thể chúng con qua những biến cố trong đời sống và trong dung mạo của kẻ khác; nhưng chúng con cũng hãy tìm Chúa với đôi mắt tinh thần, nhờ qua việc cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, bởi vì “việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô không thể nào không được gợi hứng bởi tất cả những gì Kinh Thánh nói với chúng ta về Ngài”[1].

Gặp thấy Chúa Giêsu, chiêm ngắm dung nhan Ngài, tuy là một ước muốn không thể nào xóa bỏ đi được, nhưng là một ước muốn mà con người buồn thay có thể làm méo mó đi. Ðây là điều đã xảy ra do tội lỗi, mà điểm thiết yếu hệ tại ở việc quay mặt khỏi Ðấng tạo hóa, để hướng nhìn về tạo vật.”

Biết mình là ai có nghĩa là xác định cho mình một quyết định rõ ràng và tự do: “chúng tôi muốn gặp thấy Chúa Giêsu”. Đức Giáo Hoàng nói với các bạn: “Sống thật sự tự do, có nghĩa là can đảm chọn Ðấng mà bởi ngài chúng ta đã được tạo dựng và chấp nhận quyền của ngài trên đời sống chúng ta. Chúng con ghi nhận được điều nầy từ tận thâm tâm chúng con: tất cả mọi của cải trên trần gian, tất cả mọi thành công nghề nghiệp, cả tình yêu thương mà chúng con mơ ước, tất cả mọi điều nầy không bao giờ có thể thỏa mãn những chờ đợi thâm sâu nhất của chúng con. Chỉ có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu mới có thể mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống chúng con: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên tâm hồn con luôn xao xuyến cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”, thánh Augustinô đã viết như thế (Confessioni, I,1). Chúng con đừng để mình bị lo ra trong việc đi tìm gặp gỡ Chúa. Chúng con hãy kiên trì, bởi vì cuộc đi tìm nầy có liên hệ đến việc thực hiện toàn vẹn chính chúng con, cũng như có liên quan đến niềm vui chúng con.”

Khám phá Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể để khơi nguồn Đức Ái, xây dựng một nền văn hóa Tình Thương, một thế giới hòa bình: “Nếu chúng con học khám phá Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, thì chúng con cũng sẽ biết khám phá Ngài trong những anh chị em xung quanh chúng con, đặc biệt nơi những người nghèo cùng nhất. Bí Tích Thánh Thể, … khi được lãnh nhận với tình yêu mến và được tôn thờ với lòng sốt sắng, … trở nên trường học sống tự do và bác ái, để thực hiện mệnh lệnh tình thương. Chúa Giêsu nói với chúng ta ngôn ngữ diệu kỳ của việc cho đi chính mình, cho đến mức độ hy sinh chính mạng sống mình. Phải chăng đây là điều dễ dàng? Không đâu, và chúng con biết rõ điều nầy! Việc quên đi chính mình không phải là điều dễ dàng; việc quên đi chính mình đưa chúng ta ra khỏi thứ tình yêu chiếm hữu và chỉ lo nghĩ đến mình, để mở rộng con người chúng ta đón nhận niềm vui của tình yêu tận hiến chính mình. Trường Học Tự Do và Bác Ái nầy của Bí Tích Thánh Thể dạy chúng ta biết vượt qua những cảm xúc hời hợt, để ăn rễ vững chắc vào trong những gì là chân thật và tốt lành; được tự do khỏi việc đóng kín trong chính mình để sẵn sàng mở rộng đón nhận kẻ khác, Trường Học Bí Tích Thánh Thể dạy chúng ta biết đi từ “tình yêu cảm xúc” đến tình yêu hữu hiệu bằng hành động. Bởi vì yêu thương không phải chỉ là một tình cảm; nhưng là một hành động của ý chí, liên lỉ đặt điều thiện hảo của kẻ khác trước lợi ích của chính mình: “Không ai có tình yêu thương lớn hơn kẻ thí mạng sống mình cho bạn hữu” (Gn 15,13).”[2]

Những lời tâm huyết Đức Giáo Hoàng gửi cho các bạn trẻ mà trong đó có tôi, có những con người chưa bao giờ được đến tận nơi các bạn quy tụ tại các kỳ Đại Hội, chúng tôi cũng từ xa hướng về như một mong ngóng, như một khắc khoải, cần làm một điều gì đó để xây dựng thế giới trong hòa bình, trong tin yêu, tôi xin gửi những dòng tâm tư này.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

________________________________________
[1] Tông huấn “Bước vào ngàn năm mới” số 17
[2] Thư Chung của Đức Giáo Hoàng gửi các bạn trẻ tại Đại Hội 2004,Vietcatholic, Lm Đặng Thế Dũng chuyển ngữ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây