Nói đến đau khổ chẳng ai thoát khỏi đau khổ. Đau khổ như là một phần gia sản của con người mang theo khi bước vào cuộc sống. Hiểu và đón nhận thế nào sự khổ đau mới là vấn đề cần có. Tại sao Chúa cứu độ con người bằng con đường chịu đau khổ và chịu chết?
Đau khổ là vấn nạn khó giải thích triệt để. Có người chẳng do lỗi tội của mình mà suốt đời chịu khổ đau, rất khó giải thích cho họ và chẳng có thể nói họ chấp nhận. Thật bế tắc trong khổ đau khốn cùng này. Câu chuyện của ông Gióp giúp chúng ta hiểu phần nào về đau khổ.
Khi chúng ta chưa chịu khổ đau, có thể nói rất hay về khổ đau và chấp nhận nó như một hiến tế, nói hay, không chắc có chịu nổi. Khi phải chịu đau khổ mới than van: “Sao Người lại ban ánh sáng cho kẻ khốn cùng, ban sự sống cho ai nuốt cay ngậm đắng? Họ là những người mong chết mà không được, tìm cái chết hơn cả tìm kho báu.” (Giop 3, 20 – 21). Đau khổ là một vấn nạn của con người, tìm đâu lối thoát?
Khó có thể chấp nhận đau khổ với người vô tội phải chịu. Giống như Phêrô thưa lại với Chúa khi nghe loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" (Mt 16, 22). Thường đau khổ là hậu quả của tội lỗi, nhưng tội lỗi của người này lại đổ hậu quả trên người khác, như nhiều thứ bất công? Phản kháng về đau khổ ông Gióp phải chịu là chuyện bình thường, làm sao giải thích được không phải tội mình gây nên mà chịu hậu quả: “Phải chăng Ngài thích thú khi đàn áp, khi coi rẻ công trình tay Ngài sáng tạo, và ủng hộ mưu đồ của bọn ác nhân?” (Gióp 10, 3)
Chịu thời gian dài đau khổ và chồng chất thêm đau khổ ngay khị bạn bè cũng chế giễu: “Tôi cũng nên trò cười cho thiên hạ, ai đưa mắt nhìn cũng phải ngoảnh mặt đi. Mắt tôi hoen mờ vì đau khổ, toàn thân tôi chỉ còn là cái bóng.” (Giop 17, 6 – 7). Thử thách của người công chính căng như dây đàn, cũng nhờ căng như dây đàn, tiếng đàn mới thoát ra tiếng trầm bổng, làm nên nhạc khúc du dương.
Trong đau khổ, nhiều lần ngẫm nghĩ phải chăng: “Niềm vui của ác nhân thật là ngắn ngủi, đứa vô đạo có hân hoan sung sướng, chỉ trong chốc lát thôi?” (Giop 20, 5). Đó là khi đau khổ nào rồi cũng sẽ qua với người sống công chính, kẻ gian ác ngày nào xong cõi đời cũng phải phải gánh đau khổ mãi mãi. Thế nên: “Người công chính luôn giữ vững đường lối của mình, kẻ tay sạch lòng thanh sẽ được thêm sức mạnh.” (Giop 17, 9). Thiên Chúa không bỏ rơi ai trong đau khổ.
Không như cách hiểu của nhiều người về đau khổ phải tránh xa, quên đi nhọc nhằn, sống để hưởng thụ. Không chấp nhận đau khổ để vượt qua, họ không thể lớn lên được trong hạnh phúc. Luôn có những rủi ro, buồn phiền, đau khổ cần đón nhận nó và cám ơn nó vì nó giúp con người trưởng thành hơn, chịu đựng dẻo dai hơn và kiên nhẫn hơn. Chính vì đó mà ông Gióp cũng nói đến kinh nghiệm của mình sau khi trải qua đau khổ: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.” (Giop 42, 5 – 6).
Điều khôn ngoan Ông Gióp hiểu ra trong đau khổ: “Thiên Chúa dùng cái nghèo để giải thoát người nghèo, dùng khổ đau mà mở mắt họ.” (Giop 36, 15)
Đau khổ là vấn nạn khó giải thích triệt để. Có người chẳng do lỗi tội của mình mà suốt đời chịu khổ đau, rất khó giải thích cho họ và chẳng có thể nói họ chấp nhận. Thật bế tắc trong khổ đau khốn cùng này. Câu chuyện của ông Gióp giúp chúng ta hiểu phần nào về đau khổ.
Khi chúng ta chưa chịu khổ đau, có thể nói rất hay về khổ đau và chấp nhận nó như một hiến tế, nói hay, không chắc có chịu nổi. Khi phải chịu đau khổ mới than van: “Sao Người lại ban ánh sáng cho kẻ khốn cùng, ban sự sống cho ai nuốt cay ngậm đắng? Họ là những người mong chết mà không được, tìm cái chết hơn cả tìm kho báu.” (Giop 3, 20 – 21). Đau khổ là một vấn nạn của con người, tìm đâu lối thoát?
Khó có thể chấp nhận đau khổ với người vô tội phải chịu. Giống như Phêrô thưa lại với Chúa khi nghe loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" (Mt 16, 22). Thường đau khổ là hậu quả của tội lỗi, nhưng tội lỗi của người này lại đổ hậu quả trên người khác, như nhiều thứ bất công? Phản kháng về đau khổ ông Gióp phải chịu là chuyện bình thường, làm sao giải thích được không phải tội mình gây nên mà chịu hậu quả: “Phải chăng Ngài thích thú khi đàn áp, khi coi rẻ công trình tay Ngài sáng tạo, và ủng hộ mưu đồ của bọn ác nhân?” (Gióp 10, 3)
Chịu thời gian dài đau khổ và chồng chất thêm đau khổ ngay khị bạn bè cũng chế giễu: “Tôi cũng nên trò cười cho thiên hạ, ai đưa mắt nhìn cũng phải ngoảnh mặt đi. Mắt tôi hoen mờ vì đau khổ, toàn thân tôi chỉ còn là cái bóng.” (Giop 17, 6 – 7). Thử thách của người công chính căng như dây đàn, cũng nhờ căng như dây đàn, tiếng đàn mới thoát ra tiếng trầm bổng, làm nên nhạc khúc du dương.
Trong đau khổ, nhiều lần ngẫm nghĩ phải chăng: “Niềm vui của ác nhân thật là ngắn ngủi, đứa vô đạo có hân hoan sung sướng, chỉ trong chốc lát thôi?” (Giop 20, 5). Đó là khi đau khổ nào rồi cũng sẽ qua với người sống công chính, kẻ gian ác ngày nào xong cõi đời cũng phải phải gánh đau khổ mãi mãi. Thế nên: “Người công chính luôn giữ vững đường lối của mình, kẻ tay sạch lòng thanh sẽ được thêm sức mạnh.” (Giop 17, 9). Thiên Chúa không bỏ rơi ai trong đau khổ.
Không như cách hiểu của nhiều người về đau khổ phải tránh xa, quên đi nhọc nhằn, sống để hưởng thụ. Không chấp nhận đau khổ để vượt qua, họ không thể lớn lên được trong hạnh phúc. Luôn có những rủi ro, buồn phiền, đau khổ cần đón nhận nó và cám ơn nó vì nó giúp con người trưởng thành hơn, chịu đựng dẻo dai hơn và kiên nhẫn hơn. Chính vì đó mà ông Gióp cũng nói đến kinh nghiệm của mình sau khi trải qua đau khổ: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.” (Giop 42, 5 – 6).
Điều khôn ngoan Ông Gióp hiểu ra trong đau khổ: “Thiên Chúa dùng cái nghèo để giải thoát người nghèo, dùng khổ đau mà mở mắt họ.” (Giop 36, 15)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan