TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giàu nghèo qua kinh nghiệm của ông Giop

Thứ năm - 08/08/2024 08:51 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   352
Sống nghèo nhưng không nghèo về hiểu biết Thiên Chúa, không nghèo về trí hiểu thực tại trần thế.
Giàu nghèo qua kinh nghiệm của ông Giop
Giàu nghèo qua kinh nghiệm của ông Giop


 Ban đầu ông Gióp có rất nhiều của cải, gia sưc, tớ trai, tớ gái. Một hôm ma quỷ xin Chúa: “Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng? Chẳng phải chính Ngài đã bao bọc, chở che nó tư bề, nó cũng như nhà cửa và tài sản của nó sao? Ngài đã ban phúc lành cho công việc do tay nó làm, và các đàn súc vật của nó lan tràn khắp xứ. Ngài cứ thử giơ tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, chắc chắn là nó nguyền rủa Ngài thẳng mặt!” (Giop 1, 10 – 11)

Có phải kính Chúa mà không cầu lợi chăng? Bản thân ông Giop cũng như nhiều người Do Thái thời bấy giờ xem việc giàu có là ân thưởng Chúa ban. Nghèo khó là lời nguyền rủa bị Thiên Chúa chúc dữ. Đến thời các ngôn sứ Amot, Hosê, Isaia cho thấy điều khác hơn, sự giàu có kèm theo sự bóc lột, tham lam lấy của người khác làm giàu cho mình là một điều ô nhục trước Thiên Chúa. Họ cần trả lại đức công bằng.

Còn ông Giop quan niệm về sự giàu nghèo theo Thánh ý của Chúa: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa! " (Giop 1, 21) Một cái nhìn mọi điều Chúa ban đều là tốt đẹp. Trong việc Chúa lấy đi, Chúa cho thấy tính trần trụi của cái nay còn mai mất. Không có cái gì của trần gian này nắm giữ mà có thể đem đi được. Đến trần gian này tay trắng trở về cũng tay trắng.

Mất mát là một kinh nghiệm cay đắng, không thể tránh khỏi, nhưng không dễ chấp nhận. Quyến luyến và dứt bỏ không ngừng day dứt con người, đôi khi đau khổ than vãn: “Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: "Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!” (Giop 3, 1). Càng quyến luyến, dứt bỏ càng đau đớn. Không chỉ là của cải mà cả những dục vọng trần gian này, dám xin Người lấy hết, nhưng lại ngần ngại khi Chúa nhận lời. Lời cầu xin Chúa lấy đi, cứ dậm dờ rồi đến bước từ từ “Từng bước, từng bước một thôi” (John Henry Newman).

Từng bước ông Giop kinh nghệm sự mất mát này từ vật chất đến tình thân. Ông đau khổ bởi bạn bè đến chế diễu ông: “Người lảo đảo mà đứng vững được là nhờ lời anh.

Cũng nhờ anh mà đầu gối lung lay thành cứng cáp. Giờ đây, đến lượt anh, anh lại ra yếu nhược, đến phiên anh bị đánh, anh sợ hãi bàng hoàng.” (Giop 4, 4 – 5) Điều ông Gióp nhận ra: “còn tiền còn bạc còn ông tôi, hết tiền hết bạc hết ông tôi”. Điều ông Gióp đau khổ hơn cả là sự gán ghép nghèo khổ là hậu quả của tội lỗi, bị Thiên Chúa trừng phạt. Thật sự dối vói ông Giop không nhận định như thế, ông luôn nghĩ đây là sự thử thách của Thiên Chúa với ông: “Vì những tên nhọn của Đấng Toàn Năng 
đã cắm ngập thân tôi, khiến tâm thần tôi ngấm toàn chất độc. Những nỗi kinh hoàng của Thiên Chúa hàng hàng lớp lớp ập xuống trên tôi.” (Giop 6, 4)


Sự khôn ngoan lại ở nơi nghèo khó, sống thanh bần. Ý thức hơn về thân phận khi con người không còn nơi bám víu. Của cải, vật chất cho con người cái lầm tưởng, cuộc đời sẽ vui hơn, hạnh phúc hơn khi nhiều tiền lắm của. Thực tế lại không như vậy, ông Gióp nghiệm ra một điều: “Vàng hay thủy tinh không thể sánh tày, bình vàng quý cũng không đổi lấy được khôn ngoan. So với khôn ngoan, san hô đá quý đều vô nghĩa, được khôn ngoan còn hơn được ngọc trai” (Giop 28, 17 – 18). Người đời thường nói hạnh phúc là có nhưng thực ra hạnh phúc là không. Có nhà, có xe, có tiền chưa chắc đã có hạnh phúc. Hạnh phúc là không buồn phiền, không lo lắng, không bệnh tật, không tham lam.

Khôn ngoan ông Gióp nhận ra: "Này, kính sợ Chúa Thượng, đó là khôn ngoan, tránh xa điều ác, đó là trí hiểu." (Giop 28, 28). Khôn ngoan khi kính sợ Thiên Chúa bởi Thiên Chúa là chủ sự sống. Chúa cho sống thì sống, Chúa để cho chết thì chết, Người cầm quyền sinh tử. Trí hiểu là khi nghiệm ra sự hư vô cuộc đời. Trí hiểu làm cho đời sống biết đâu thật, đâu giả, lấy hiền minh làm thước đo, lấy khiêm nhường sống làm giá trị. Đời thanh cao mà vui sống, kính Chúa mà vui.

Sống nghèo nhưng không nghèo về hiểu biết Thiên Chúa, không nghèo về trí hiểu thực tại trần thế.

“Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.” (Giop 42, 5 – 6)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây