TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hiển linh trong môi trường Internet

Thứ hai - 05/08/2024 09:22 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   143
Hiển linh có nghĩa là tỏ mình ra. Đa phương tiện rao truyền Lời Chúa là để Chúa hiển linh trên tầng mây (Ecloud hay Public Cloud).
Hiển linh trong môi trường Internet
Hiển linh trong môi trường Internet



 Hiển linh có nghĩa là tỏ mình ra. Đa phương tiện rao truyền Lời Chúa là để Chúa hiển linh trên tầng mây (Ecloud hay Public Cloud). Một thế giới động đang được mở ra với đa chiều thông tin cũng như ở mọi lãnh vực của toàn cầu hóa.

Thánh Phaolô nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 2 - 3). Và Thánh Phaolô cũng báo trước về một tương lai: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2Tm 2, 4 - 5).

Nếu gắn kết lời nói của Thánh Phaolô với thực tại ngày nay trên đa truyền thông chúng ta nhận ra sự thực ấy. Cần có một tiêu chuẩn: "Nguyên tắc đạo đức căn bản là điều này: Con người nhân bản và cộng đồng nhân bản là cùng đích và là sự đo lường việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội; truyền thông phải là từ con người đến con người cho sự phát triển tổng thể của con người" (Đạo đức trong Internet). Giữa tiếng nói đa dạng cần có tiếng nói của chân lý và tình yêu đích thực hướng dẫn.

Biết về lịch sử của ta, nơi đất ta đang ở, nơi đã từng nuôi dưỡng ta sinh ra và lớn lên, nơi ta được trưởng thành trong đức tin, điều gì cần giữ lấy và bồi đắp thêm. “Internet cũng giúp con người trong công cuộc tìm kiếm cả đời họ để tìm cách hiểu đời mình. Thời nào cũng vậy, kể cả trong thời đại chúng ta, người ta vẫn luôn đặt những câu hỏi căn bản: “Tôi là ai? Tôi từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Tại sao có sự dữ? Có gì sau cuộc đời này?” (Đức Gioan Phaolô II, Tông thư Đức tin và lý trí, số 1).

Hãy để Chúa là câu trả lời cho tất cả những gì ta đang tìm kiếm và nghe lời Người "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9, 7)
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây