TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Canh thức Vượt Qua

“Giêsu Nazarét chịu đóng đinh, đã sống lại”. (Mc 16,1-8)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hãy an lòng!

Thứ hai - 05/12/2022 03:35 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   425
Trong giai đoạn khó khăn, đầy âu lo, ai cũng mong muốn được khuyến khích an lòng, mặc dù không đưa ra được gì bảo đảm.
Hãy an lòng!

Hãy an lòng!


 
 
Trong giai đoạn khó khăn, đầy âu lo, ai cũng mong muốn được khuyến khích an lòng, mặc dù không đưa ra được gì bảo đảm. Trong thời lưu đày, bế tắc của Israel, Chúa nói với dân Người “Hãy an lòng, hãy an lòng!” (Is 40, 1). Chính Chúa ra tay giải thoát cho dân của Người là lời bảo đảm cho sự an lòng.

Bối cảnh của sách an ủi vào khoảng năm 539 Trước Công Nguyên, do vua Kyrô, Ba Tư tha cho dân trở về quê hương: “Thời phục dịch của Giêrusalem đã mãn, tội của Thành đã đền xong” (Is 40, 1). Người Do Thái hẳn không đọc cuộc giải thoát này là do bàn tay con người. Họ biết rằng quyền bính thế gian nào cũng nhằm tới trục lợi từ dân tộc khác, muốn chiếm đoạt lợi ích từ quốc gia khác. Không có bàn tay của Thiên Chúa xoay chuyển lòng người thì chẳng bao giờ có sự khoan nhượng miễn phí, chẳng bao giờ có sự trao trả không đòi hỏi gì.
Dân Israel đã lưu đày, làm nô lệ thời gian đã 70 năm, mấy thế hệ đã qua, thời nô dịch làm sao có thể ca hát, làm sao có thể vui: “Bài ca kính Chúa Trời, làm sao ta hát nổi
nơi đất khách quê người? Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, thì tay gảy đàn thành tê bại!” (Tv 137, 4 – 5). Họ thấu nhìn vào những năm đau khổ ấy với một nhãn quan cũng khác với các dân tộc khác. Họ nhận ra do tội lỗi của mình đã làm nên những tủi nhục này, họ biết rằng vì bất trung với Thiên Chúa nên họ thuộc về một thế gian đầy sự dữ, độc ác. Đau khổ cũng chỉ vì xa vắng Thiên Chúa trong cuộc đời.

Và giải thoát nghĩa là Chúa đầy lòng xót thương, từ bi, nhân ái, tha thứ cho họ mọi lỗi lầm. Chính bởi vậy người lưu đày đã hiểu sâu xa lời hiệu triệu: “Có tiếng nói: "Hãy hô lên!" Tôi thưa: "Phải hô lên điều gì? ", "Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội.” (Is 40, 6). Những gì là khô héo, bây giờ hãy nở rộ, như sa mạc hãy nở hoa, lòng người hãy reo ca: “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi! "Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền.  Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên.” (Is 40, 9 – 10)   
Chúa dùng bàn tay Người giải thoát, đó mới là Tin Mừng thật sự cho con người. Bởi giải thoát không có nghĩa chỉ là thả tự do rồi sau đó như kẻ không nhà. Giống như nhiều người sau mãn hạn tù, mất việc, mất nhà, mất gia đình, bạn bè, không thể sống cuộc sống như trước khi phạm tội, họ thà tái phạm mà ở tù vẫn sướng hơn tự do mà mất tất cả. Thiên Chúa giải thoát nghĩa là ban lại cuộc đời mới, tươi đẹp hơn, ý thức kinh nghiệm hơn về lòng thương xót: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.” (Is 40, 11)
Giải thoát đầy đức độ của yêu thương, như người cha nhân lành mặc lại cho con chiếc áo mới, mở tiệc mừng con ngày trở về: “Con ta đã chết này đã sống lại” (Lc 15, 32). Xin cho chúng con cảm nghiệm sâu xa của ngày trở về trong hạn phúc. Amen!
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây