TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nói được, làm được

Thứ sáu - 03/11/2023 23:23 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1139
Thường nói và làm thường không đi đôi với nhau. Nói dễ, làm khó, hoặc nhiều khi nói mà không làm.
A31Vs
A31Vs
Nói được, làm được



Thường nói và làm thường không đi đôi với nhau. Nói dễ, làm khó, hoặc nhiều khi nói mà không làm. Chúa trách các kinh sư và biệt phái về những điều này, trong đó giật mình có ta.

Làm không dễ nhất là giữ những điều ta nói. Lúc nào cũng có những lý do để không làm hay giữ điều ta nói. Bởi thế, người ta hay nói cách thách thức: “Nói được làm được”.  
Thực tế cho ta thấy “nói được làm được” không dễ, nhất là khi ta không lường được những khó khăn sẽ đến. Không phải là ta nói mà không làm nhưng vì ta đánh giá sai sự việc, nên không thể làm như đã nói.
Sự việc Chúa trách các kinh sư và biệt phái “nói hay làm dở”. Giảng đạo đức, nói lẽ phải, khuyên người khác giữ điều lành, tránh điều xấu, mà bản thân ta chưa thể làm được như đã khuyên, đã nói. Lúc nào cũng có sự chênh vênh giữa lời nói và việc phải làm phải giữ, nhưng điều khắc khoải với người nói “Nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không có lý do gì để tôi tự hào, mà đó là một nhiệm vụ tôi phải làm. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cor 9, 16)
Người nói, người rao giảng Tin Mừng không bởi vì chính người nói đã thực hiện được điều nói; nhưng phải nói, phải rao giảng để chính người nói cũng cần sửa lại, hoán cải chính mình trong điều rao giảng. Khi truyền chức vị Giám Mục chủ phong khuyên các thầy phó tế khi đón nhận sách Thánh: “Các con đã trở thành người rao giảng; hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”. Người rao giảng không ngoại lệ, hay miễn trừ, họ là những người trước tiên cần thi hành điều họ rao giảng, vậy mới: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.  
Trong việc “Khốn cho tôi!”, người rao giảng cần sám hối và cũng cần đến lòng thương xót của Chúa. Người rao giảng cần hoán cải trước lời rao giảng vì “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Dt 4, 12). Người rao giảng bị chinh phục trước khi chinh phục người khác, nên việc “rao giảng  Tin Mừng không phải là việc để tự hào” như Thánh Phaolô bảo.
Người rao giảng Tin Mừng khác với các thầy dạy triết lý hay các môn khoa học khác. Người rao giảng cũng là người nghe Lời của Chúa với chính mình, cũng cần đến lòng thương xót của Chúa và lời cầu nguyện của người nghe. Người rao giảng và người nghe chỉ là một, bởi chỉ có một thầy dậy duy nhất là Chúa Giêsu Kitô: “Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô. (Mt 23, 10)
Lời nói và việc làm luôn được điều chỉnh luôn để việc làm xứng với lời nói. Đặc biệt hơn, lời rao giảng luôn cần được thực hiện với người rao giảng. Xin thương xót chúng con là những người rao giảng Lời Chúa mà đời sống chưa cân xứng với Lời truyền rao.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây