Tha thứ thường rất khó nhưng nếu biết tha thứ thì mới hạnh phúc. Chúa nói tha thứ bảy mươi lần bảy, tha thứ không ngừng.
Món nợ phải trả thường là thù oán, nhưng thù oán lại gây thêm những món nợ không bao giờ dứt. Thật lạ, nếu đọc bài học lịch sử, chiến tranh bắt nguồn từ thù hận và thù hận lại gây thêm chiến tranh không có hồi kết. Chiến tranh chỉ kết thúc khi thù hận được lập lại bằng hoà ước.
Tha thứ cho người khác là quên những lỗi lầm của người khác gây ra cho ta. Khi ta không tha thứ nghĩa là ta đã mang lỗi lầm của người khác chất nặng cho ta. Tha thứ không phải là vờ đi những gì người khác đã gây thương đau cho ta, nhưng là không làm cho ta đau thêm một lần nữa khi giữ mãi hận thù. Cái lỗi bao giờ cũng có giá trả của nó, bởi hậu quả của tội là sự chết. Ta tha thứ là vì ta thương cho họ, người đã gây ra lầm lỗi, chính họ rơi vào sự nguy hiểm của hậu quả. Chính bởi đó, Chúa mới dạy ta cầu nguyện cho kẻ làm hại ta.
Tha thứ là cách luyện tập nhân từ. Lòng nhân từ luôn nghĩ tích cực về mọi chuyện xảy ra cho ta. Ta nghĩ về những lỗi lầm của người khác như là những khiếm khuyết của người đó đang phải mang vác. Khiếm khuyết về nhân cách, về suy nghĩ, về lòng tự trọng, bác ái. Những khiếm khuyết trong con người, cách này hay cách khác thường làm mất đi nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ thường gánh chịu những mất mát hơn được, nên ta hãy thương cho họ hơn là lên án. Có cơ hội giúp họ sửa sai là điều tốt nhất có thể làm cho họ. Thánh Phaolô viết: “Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, ngoại trừ long thương mến” (Rm 13, 8)
Đôi khi ta oán hận vì cuộc đời không dành cho ta những điều tốt đẹp, hay người trên không đối xử với ta công bằng. Cuộc sống vốn dĩ là như vậy, khó có thể có công bằng cho mọi người. Ngay trong gia đình cha mẹ dành tình thương cho các con, mỗi đứa chẳng đồng đều huống chi bên ngoài xã hội, nơi tập thể, cộng đoàn. Chấp nhận là một cách chọn lựa anh hùng tiến lên. Không thể có công bằng cho mọi người nhưng có thể ta sống một cách mạnh mẽ trong cái ta đón nhận, vượt qua tỵ hiềm, hơn thua, tranh giành để sống hạnh phúc.
Tha thứ như Chúa dạy chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (Mt 18, 35)
Tha thứ để sống hạnh phúc, tươi vui.
Món nợ phải trả thường là thù oán, nhưng thù oán lại gây thêm những món nợ không bao giờ dứt. Thật lạ, nếu đọc bài học lịch sử, chiến tranh bắt nguồn từ thù hận và thù hận lại gây thêm chiến tranh không có hồi kết. Chiến tranh chỉ kết thúc khi thù hận được lập lại bằng hoà ước.
Tha thứ cho người khác là quên những lỗi lầm của người khác gây ra cho ta. Khi ta không tha thứ nghĩa là ta đã mang lỗi lầm của người khác chất nặng cho ta. Tha thứ không phải là vờ đi những gì người khác đã gây thương đau cho ta, nhưng là không làm cho ta đau thêm một lần nữa khi giữ mãi hận thù. Cái lỗi bao giờ cũng có giá trả của nó, bởi hậu quả của tội là sự chết. Ta tha thứ là vì ta thương cho họ, người đã gây ra lầm lỗi, chính họ rơi vào sự nguy hiểm của hậu quả. Chính bởi đó, Chúa mới dạy ta cầu nguyện cho kẻ làm hại ta.
Tha thứ là cách luyện tập nhân từ. Lòng nhân từ luôn nghĩ tích cực về mọi chuyện xảy ra cho ta. Ta nghĩ về những lỗi lầm của người khác như là những khiếm khuyết của người đó đang phải mang vác. Khiếm khuyết về nhân cách, về suy nghĩ, về lòng tự trọng, bác ái. Những khiếm khuyết trong con người, cách này hay cách khác thường làm mất đi nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ thường gánh chịu những mất mát hơn được, nên ta hãy thương cho họ hơn là lên án. Có cơ hội giúp họ sửa sai là điều tốt nhất có thể làm cho họ. Thánh Phaolô viết: “Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, ngoại trừ long thương mến” (Rm 13, 8)
Đôi khi ta oán hận vì cuộc đời không dành cho ta những điều tốt đẹp, hay người trên không đối xử với ta công bằng. Cuộc sống vốn dĩ là như vậy, khó có thể có công bằng cho mọi người. Ngay trong gia đình cha mẹ dành tình thương cho các con, mỗi đứa chẳng đồng đều huống chi bên ngoài xã hội, nơi tập thể, cộng đoàn. Chấp nhận là một cách chọn lựa anh hùng tiến lên. Không thể có công bằng cho mọi người nhưng có thể ta sống một cách mạnh mẽ trong cái ta đón nhận, vượt qua tỵ hiềm, hơn thua, tranh giành để sống hạnh phúc.
Tha thứ như Chúa dạy chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (Mt 18, 35)
Tha thứ để sống hạnh phúc, tươi vui.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan