TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC tiếp đại diện Cao ủy Tị nạn LHQ

Thứ bảy - 17/04/2021 20:42 | Tác giả bài viết: |   882
Sáng thứ Sáu 16/4, Đức Thánh Cha tiếp ông Filippo Grandi, đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).

ĐTC tiếp đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc


Sáng thứ Sáu 16/4, Đức Thánh Cha tiếp ông Filippo Grandi, đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Nội dung của buổi nói chuyện liên quan đến hoàn cảnh của những người tị nạn và vai trò của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực này.

Sau buổi tiếp kiến, ông Filippo Grandi cho Vatican News biết, nội dung buổi trò chuyện giữa ông và Đức Thánh Cha liên quan đến bối cảnh khó khăn hiện nay trên toàn thế giới, đã ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, những người tị nạn, những người phải di dời.

Tiếp đến cả hai nói về bối cảnh chính trị đang gây khó khăn cho người nghèo, do chính trị hóa hoàn cảnh khó khăn. Vì thế việc đón tiếp người tị nạn lẽ ra phải là một cử chỉ nhân đạo, như Đức Thánh Cha nhắc nhở, thì lại trở thành chủ đề tranh luận chính trị.

Đức Thánh Cha và vị đại diện Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc còn bàn về những hoàn cảnh cụ thể ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, đặc biệt là cuộc di cư của người Venezuela, Liban, đất nước đang chìm trong khủng hoảng. Liên quan đến điều này, ông cho biết, giữa Đức Thánh Cha và ông có nhiều điểm chung, theo đó châu Âu cần phải trang bị càng sớm càng tốt một công cụ chung để đón tiếp người tị nạn, giúp họ hòa nhập.

Trả lời câu hỏi của Vatican News về hoàn cảnh của người tị nạn, ông Filippo Grandi nói: “Theo định nghĩa lịch sử, họ là những người phải chạy trốn khỏi bạo lực, kỳ thị và bách hại. Nhưng ngày nay, hoàn cảnh của những người tị nạn còn khó khăn hơn do nghèo đói, biến đổi khí hậu và đại dịch. Bởi vậy, các cuộc di cư này là những dòng dân cư rất phức tạp, mà ngay cả các chính phủ cũng rất khó quản lý. Nhưng nếu không quản lý tốt, sẽ gây căng thẳng cho các cộng đoàn địa phương, và làm cho những người phải di dời ở trong tình trạng ‘bị treo’, rất khó khăn theo quan điểm nhân đạo.

Nói về nhiệm vụ đang thi hành, ông Filippo Grandi nhận định rằng, đôi khi rất khó đối thoại với một thế giới thường xuyên bị điếc trước những nhu cầu của người nghèo và người dễ bị tổn thương. Một thế giới thờ ơ, bị phân tâm bởi nhiều vấn đề, và đại dịch làm cho những điều này trở nên rõ ràng. Một thế giới sử dụng việc la hét và đau khổ của người tị nạn để giành được phiếu bầu, thắng cử và có nhiều quyền lực hơn.

Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), ra đời tháng 12/1950. Hai giải Nobel Hòa bình đã được trao cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc, vào năm 1954 và 1981. Năm nay, kỷ niệm 70 năm Công ước về quyền của người tị nạn. Theo ông Filippo Grandi, văn kiện đã tồn tại lâu năm nhưng vẫn mang một giá trị lớn.

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây