TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Kinh Lạy Cha bằng tiếng “pano” miền Amazon

Thứ năm - 24/08/2023 07:41 | Tác giả bài viết: |   479
Sau buổi tiếp kiến chung sáng ngày 23/8/2023, hai nhà lãnh đạo tinh thần của miền Amazon đã chào Đức Thánh Cha và tặng ngài một bản Kinh Lạy Cha bằng tiếng “pano”
Kinh Lạy Cha bằng tiếng “pano” miền Amazon

ĐTC được tặng một bản Kinh Lạy Cha bằng tiếng “pano” của miền Amazon

Sau buổi tiếp kiến chung sáng ngày 23/8/2023, hai nhà lãnh đạo tinh thần của miền Amazon đã chào Đức Thánh Cha và tặng ngài một bản Kinh Lạy Cha bằng tiếng “pano”, một trong những ngôn ngữ của miền Amazon.

Kinh Lạy Cha được viết bằng ngôn ngữ “pano” - một trong những ngôn ngữ cổ nhất ở châu Mỹ - là món quà được hai nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Yawanawa ở miền Amazon tặng cho Đức Thánh Cha “để ngài có thể lắng nghe tiếng nói của rừng”.

Hai nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Yawanawa - Pai Nani (còn có tên là Kateyuve Yawanawa) và Felipe Luiz (cũng gọi là Wiahu Yawanawa) - đội những chiếc mũ đặc trưng của rừng Amazon để gặp Đức Thánh Cha. Pai Nani đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu kiến thức cổ xưa của tổ tiên, cho việc trông coi và bảo vệ rừng Amazon. Với việc gặp Đức Thánh Cha, Pai Nani hy vọng “bắt đầu một tiến trình liên kết trong việc thúc đẩy thông điệp hòa bình và hợp tác nhằm giúp đỡ những anh chị em bản địa đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn văn hóa và kiến thức của họ, với tư cách là những người bảo vệ và những đứa con của rừng.”

Tiếng pano là một nhóm ngôn ngữ được sử dụng ở miền tây Brazil, miền đông Peru và miền bắc Bolivia.

Cha Frei Betto

Cũng sau buổi tiếp kiến chung, cha Frei Betto dòng Đaminh, đã trao đổi với Đức Thánh Cha về những vấn đề liên quan đến rừng nhiệt đới Amazon. Đặc biệt là trong viễn tượng của Hội nghị COP30, dự kiến vào tháng 11/2025 tại Belém, bang Pará, Brazil, ngay tại Amazon. Theo cha Frei Betto, Đức Thánh Cha đã làm được rất nhiều điều - qua Thượng Hội đồng về miền Amazon và với thông điệp Laudato si’ - về chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, giúp đỡ những người nghèo, “nạn nhân chính của sự bất bình đẳng về môi trường”, đấu tranh chống lại nền văn hóa vứt bỏ. Cha hy vọng Hội nghị COP30 có thể là một cơ hội “có tầm quan trọng cơ bản để tăng cường hành động toàn cầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.”

Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây