TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 1 - Trắc Nghiệm

Thứ ba - 25/05/2021 10:32 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1280
CÙNG NHAU BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG
Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 1 - Trắc Nghiệm

THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 (TRẮC NGHIỆM) PHẦN 1

 
 
 

CÙNG NHAU
BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH
TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG
 


DẪN NHẬP

01.1 Việc cử hành Năm Thánh là:
a. Kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 đại phận Đàng Trong và Đàng Ngoài.
b. Kỷ niệm ngày đầu tiên Giáo Hội Việt Nam đón nhận Tin Mừng.
c. Kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


01.2 Qua việc cử hành Năm Thánh, Giáo Hội tại Việt Nam đã làm gì?
a. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân.
b. Hâm nóng lại nhiệt tình loan báo Tin Mừng.
c. Đào sâu và làm tăng trưởng đức tin.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


01.3 Đây là ngày khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam :
a. Ngày lễ Các Thánh Nam Nữ (01/11/2009)
b. Ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11/2009)
c. Ngày lễ Mẹ Thiên Chúa (01/01/2011)
d. Ngày lễ Hiển Linh (06/01/2011)


01.4 Những hoạt động của Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh là:
a. Lễ khai mạc Năm Thánh long trọng tại Sở Kiện.
b. Lễ bế mạc Năm Thánh trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang.
c. Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
d. Cả a, b và c đúng.

 

02.1 Để phát huy những thành quả của Năm Thánh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã làm gì?
a. Chung tay giúp đỡ các nạn nhân động đất và sóng thần ở Nhật Bản.
b. Cùng nhau giúp đỡ người nghèo.
c. Gởi đến toàn thể các tín hữu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010.
d. Cùng nhau xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang.


02.2 Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 được hình thành từ:
a. Những suy tư của toàn thể Dân Chúa Việt Nam
b. Những trao đổi của toàn thể Dân Chúa Việt Nam
c. Và lời cầu nguyện của toàn thể Dân Chúa Việt Nam
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


02.3 Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa là để định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại đâu?
a. Tại Việt Nam.
b. Tại hải ngoại.
c. Cả a và b đúng.


02.4 Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa để phục vụ điều gì?
a. Vương quốc Thiên Chúa.
b. Vương quốc sự thật và sự sống.
c. Vương quốc công chính, yêu thương và bình an.
d. Cả a, b và c đúng.


03.1 Dưới ánh sáng gì, Thư Chung đã trình bày sơ lược về hiện trạng quê hương, nơi người Công Giáo Việt Nam đang sống và thực thi sứ vụ của mình?
a. Dưới ánh sáng học thuyết xã hội của Giáo Hội.
b. Dưới ánh sáng Tin Mừng.
c. Dưới ánh sáng Thư Chung 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
d. Dưới ánh sáng mạc khải.


03.2 Chương II Thư Chung trình bày điều gì?
a. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
b. Mầu nhiệm Nhập Thể.
c. Mầu nhiệm Cứu Chuộc.
d. Mầu nhiệm Giáo Hội.


03.3 Chương III Thư Chung trình bày điều gì?
a. Sự liên đới trong gia đình nhân loại.
b. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được nhìn như gia đình của Thiên Chúa.
c. Sự phát triển của toàn thể nhân loại.
d. Việc loan báo Tin Mừng cho mọi người.


03.4 Chương IV Thư Chung trình bày điều gì?
a. Giúp đỡ người nghèo.
b. Phát triển sự công bằng xã hội.
c. Loan báo Tin Mừng.
d. Sự hiệp thông trong Giáo Hội.

 

CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 
 

“Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét,
còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét” (Lc 12, 56).

 
04.1 Được mời gọi tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa qua những dấu chỉ thời đại, Giáo Hội tại Việt Nam cố gắng làm điều gì?
a. Lắng nghe.
b. Nhận diện.
c. Phân định những thực tại xã hội.
d. Cả a, b và c đúng.


04.2 Hiện nay Việt Nam đang hòa nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, cụ thể là tham gia các tổ chức nào?
a. Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
b. Tổ chức Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
c. Khối Các Nước Đông Nam Á (ASEAN).
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


04.3 Khi hòa nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, người dân được tiếp cận những điều gì?
a. Những cơ hội cho 1 phong thái làm việc mới.
b. Những thông tin và thành quả đa dạng về khoa học kỹ thuật.
c. Cơ hội giao lưu với mọi người.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


04.4 Đây là những thách đố Việt Nam gặp khi bước vào tiến trình toàn cầu hóa:
a. Tình trạng lạm phát.
b. Tệ nạn tham nhũng và hối lộ.
c. Việc quản lý lỏng lẻo và thiếu trách nghiệm.
d. Cả a, b và c đúng.


04.5 Trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam gặp rất nhiều thách đố trong những vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức và xã hội nữa. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.

 
05.1 Hiện trạng kinh tế này kéo theo nhiều thay đổi nào trong xã hội Việt Nam?
a. Sinh hoạt cổ truyền được thay thế bằng nếp sống đô thị.
b. Dân chúng đổ xô về những thành phố lớn kiếm công ăn việc làm.
c. Nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra.
d. Cả 3 đều đúng.


05.2 Đây là những tiêu cực trên sinh hoạt xã hội:
a. Môi trường sống thiếu vệ sinh.
b. Hệ thống giao thông yếu kém.
c. Phá thai, mại dâm.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


05.3 Giới trẻ Việt Nam rất năng động, sẵn sàng thàm gia những giao lưu và sinh hoạt xã hội. Họ mau chóng nắm bắt những thành quả của công nghệ hiện đại để làm gì?
a. Nâng cao kiến thức.
b. Giúp ích cho đời.
c. Tỏ mình là con người hiện đại.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


05.4 Điều gì đưa nhiều bạn trẻ đến một não trạng và lối sống thực dụng?
a. Chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ.
b. Cách trình bày chân lý nửa vời.
c. Tình trạng giáo dục bất cập.
d. Cả 3 đều đúng.


05.5 Tiêu chuẩn tốt xấu trở nên tương đối và như thế có dấu hiệu về sự phá sản nào?
a. Xã hội.
b. Tôn giáo.
c. Lương tâm.
d. Cả 3 đều đúng.

 
06.1 Đây là nền kinh tế phần nào đã giúp đất nước phát triển:
a. Nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa.
b. Nền kinh tế thị trường.
c. Nền kinh tế bế quan tỏa cảng.
d. Cả 3 đều đúng.


06.2 Chủ trương tập quyền, nạn tham nhũng, … đưa tới điều gì?
a. Đùn đẩy trách nhiệm.
b. Tạo nên lối sống ích kỷ.
c. Thiếu quan tâm đến công ích.
d. Cả a, b và c đúng.


06.3 Các tôn giáo và nhiều người thiện chí chưa có điều kiện gì để đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước?
a. Kinh tế.
b. Pháp lý.
c. Chính trị.
d. Văn hóa.


06.4 Đây là những lãnh vực mà các tôn giáo và những người thiện chí chưa có điều kiện pháp lý để đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước.
a. Bác ái.
b. Y tế.
c. Giáo dục.
d. Cả 3 đều đúng.


06.5 Trong lãnh vực y tế, các tôn giáo cũng như nhiều người thiện chí vẫn có đủ điều kiện pháp lý để đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


07.1 Truyền thống gia đình Việt Nam vẫn đề cao những điều này:
a. Tôn sư trọng đạo.
b. Tương thân tương ái.
c. Tình gia đình gia tộc.
d. Cả 3 đều đúng.


07.2 Truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân tương ai, … đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi điều gì?
a. Não trạng duy vật và hưởng thụ.
b. Óc địa phương hẹp hòi.
c. Nạn bạo hành.
d. Cả 3 đều đúng.


07.3 Sứ mệnh của giáo dục là đào tạo cho xã hội những con người thế nào?
a. Những con người liêm chính.
b. Những con người biết phát huy việc học hỏi và suy tư với óc phê phán.
c. Những con người có tinh thần trách nhiệm.
d. Cả a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


07.4 Thực tế hiện trạng giáo dục tại Việt Nam khiến nhiều người lo ngại vì:
a. Môi trường học đường bị ô nhiễm do bệnh thành tích.
b. Môi trường học đường bị thương mại hóa.
c. Một số giáo viên chưa thể hiện được chức năng nhà giáo đích thực.
d. Cả a, b và c đúng.


07.5 Nền giáo dục Việt Nam đang cần đến điều gì?
a. Một sự tự do đích thực.
b.Một người đủ uy tín để thay đổi tận gốc.
c. Một triết lý giáo dục nhân bản đích thực và toàn diện.
d. Một sự đổi mới toàn diện.


08.1 Thừa hưởng truyền thống tôn giáo Á Đông, người Việt Nam dễ hướng về đâu?
a. Tôn kính tổ tiên.
b. Ông Trời.
c. Ông Địa.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


08.2 Niềm tin vào ông Trời và tôn kính tổ tiên là nền tảng cho đời sống đạo đức để người Việt Nam :
a. Sống hài hòa với mọi người.
b. Quý trọng sự sống.
c. Ăn ở ngay lành.
d. Cả a, b và c đúng.


08.3 Tâm thức tôn giáo nơi người Việt Nam thường thiên về điều gì?
a. Lý trí.
b. Xã hội.
c. Tình cảm.
d. Khoa học.


08.4 Tâm thức tôn giáo nơi người Việt Nam thiên về tình cảm, khuynh hướng này gây khó khăn cho việc trình bày cũng như lãnh hội giáo lý mạc khải của Kitô giáo. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.


08.5 Khi không đặt nền trên lý trí khao khát, tâm tình tôn giáo dễ bị lay động trước những điều gì?
a. Hưởng thụ và cám dỗ.
b. Trào lưu duy vật và hưởng thụ.
c. Trước những khó khăn của cuộc sống.
d. Trước những thách đố của lý trí.

 
09.1 Điều gì xảy ra giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống tôn giáo?
a. Có sự loại trừ.
b. Có sự tương tác mật thiết.
c. Không có sự liên hệ nào xảy ra.
d. Có nhiều thách đố đang ẩn hiện.


09.2 Sự thăng tiến con người toàn diện và sự phát triển bền vững của xã hội phải được đặt nền trên những giá trị nào?
a. Đạo đức.
b. Kinh tế.
c. Tôn giáo.
d. Truyền thống dân tộc.
e. Chỉ a và c đúng.
f. Cả a, b và c đúng.


09.3 Đây là 1 thách đố lớn cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội:
a. Làm thế nào có thể chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng cho đại đa số người Việt Nam chưa biết Chúa Giêsu.
b. Làm thế nào có thể thi hành sứ mệnh yêu thương và phục vụ của Đức Kitô giữa những đổi thay không ngừng của xã hội.
c. Làm thế nào có thể thăng tiến mọi người Việt Nam .
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


09.4 Những thách đố cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội trở thành cơ hội thuận lợi thúc đẩy Giáo Hội làm gì?
a. Tự vấn lương tâm.
b. Sống đức tin thế nào.
c. Thi hành hiệu quả hơn sứ mệnh đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.


09.5 Trong tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam cần làm gì?
a. Xác tín và sống đúng căn tính của mình.
b. Củng cố sự hiệp thông.
c. Phát huy nhiệt tình truyền giáo.
d. Cả a, b và c đúng.
 
PHẦN GIẢI ĐÁP
 
Thư Chung
“Cùng nhau bồi đắp
nền văn minh tình thương và sự sống”


DẪN NHẬP
01.1 d. Chỉ a và c đúng.
01.2 e. Cả a, b và c đúng.
01.3 b. Ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11/2009)
01.4 d. Cả a, b và c đúng.

02.1 c. Gởi đến toàn thể các tín hữu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010.
02.2 e. Cả a, b và c đúng.
02.3 a. Tại Việt Nam.
02.4 d. Cả a, b và c đúng.

03.1 b. Dưới ánh sáng Tin Mừng.
03.2 d. Mầu nhiệm Giáo Hội.
03.3 b. Sự hiệp thông trong Giáo Hội được nhìn như gia đình của Thiên Chúa.
03.4 c. Loan báo Tin Mừng.


CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM
DƯỚI ÁNH SÁNG ĐỨC TIN


“Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét,
còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét” (Lc 12, 56).

04.1 d. Cả a, b và c đúng.
04.2 d. Chỉ a và c đúng.
04.3 d. Chỉ a và b đúng.
04.4 d. Cả a, b và c đúng.
04.5 a. Đúng.

05.1 d. Cả 3 đều đúng.
05.2 e. Cả a, b và c đúng.
05.3 d. Chỉ a và b đúng.
05.4 d. Cả 3 đều đúng.
05.5 c. Lương tâm.

06.1 b. Nền kinh tế thị trường.
06.2 d. Cả a, b và c đúng.
06.3 b. Pháp lý.
06.4 d. Cả 3 đều đúng.
06.5 b. Sai.

07.1 d. Cả 3 đều đúng.
07.2 d. Cả 3 đều đúng.
07.3 e. Cả a, b và c đúng.
07.4 d. Cả a, b và c đúng.
07.5 c. Một triết lý giáo dục nhân bản đích thực và toàn diện.

08.1 d. Chỉ a và b đúng.
08.2 d. Cả a, b và c đúng.
08.3 c. Tình cảm.
08.4 a. Đúng.
08.5 b. Trào lưu duy vật và hưởng thụ.

09.1 b. Có sự tương tác mật thiết.
09.2 e. Chỉ a và c đúng.
09.3 d. Chỉ a và b đúng.
09.4 e. Cả a, b và c đúng.
09.5 d. Cả a, b và c đúng.


 

 NGUYỄN THÁI HÙNG

 

Lời Chủ Chăn

Con đường kiến tạo
nền hoà bình chân chính và vững bền

(x. Tổng lược giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo, số 498-520)
Kính gửi anh em linh mục,
anh chị em tu sĩ,
giáo dân trong gia đình giáo phận


1. Nền hoà bình chân chính
Lịch sử loài người xác minh con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát hoà bình. Thiên Chúa là nguồn sự bình an (x.Tp 6,24), và Ngài yêu thương loài người đến độ gửi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, mang lại quà tặng "bình an" cho mọi người, mọi dân tộc (x. Lc 7, 10-14).

Như thế, nền hoà bình chân chính là nền hoà bình được xây trên nền tảng mối quan hệ thân thiết tin yêu giữa con người với Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, cùng trên nền tảng tình huynh đệ giữa con người với nhau là anh em một nhà. Nói cách khác, nền hoà bình chân chính, không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, song là một cuộc sống chan hoà niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, và tình huynh đệ hài hoà, tình tương thân tương trợ, tương kính tương nhượng, giữa con người với nhau, cũng như giữa các dân tộc trên mặt địa cầu hôm nay.

2. Nền hoà bình vững bền

Đối với người tin vào Thiên Chúa là Cha yêu thương, nỗ lực xây dựng hoà bình gắn liền với việc thi hành sứ vụ loan truyền Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Vì lẽ Đức Giêsu Kitô là Sự Thật tròn đầy về Thiên Chúa và con người cùng vũ trụ, là Sự Sống viên mãn cho gia đình nhân loại, là Tình Yêu vô biên đối với loài người, và là Đường dẫn mọi người, mọi dân tộc đi đến nguồn sự thật, nguồn sống mới, nguồn tình yêu.

Vì thế, nền hoà bình vững bền là nền hoà bình được xây trên nền đá vững chắc là Đức Giêsu Kitô. Nói cách khác, là nền hoà bình được xây trên viên đá nền sự thật, sự thật về Thiên Chúa, sự thật về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, đồng thời được xây trên viên đá nền tình yêu, mà văn hoá Việt Nam gọi là tình huynh đệ đại đồng, bốn biển anh em một nhà.

3. Con đường xây dựng hoà bình
Hoà bình bị đe doạ, khi nhân phẩm, nhân quyền của con người bị khinh miệt, khi sự sống và sự phát triển của dân tộc bị bóp nghẹt. Hoà bình còn bị đe doạ và có nguy cơ tan vỡ, khi sử dụng bạo lực và vũ lực để giải quyết những bất đồng và những tranh chấp. Bạo lực, chiến tranh, khủng bố, là những biểu hiện của văn hoá sự chết. Lịch sử loài người xác minh : sử dụng văn hoá sự chết để bắt nạt, trấn áp, và buộc người khác tuân thủ, làm theo ý đồ của mình, chỉ có thể gieo rắc hận thù và bất ổn, đau thương và chết chóc, và cuối cùng chỉ tạo ra một sự câm lặng tạm bợ của một nhà tù hay một nghĩa trang.

Vì thế, Giáo hội Công giáo đề nghị mọi người, mọi dân tộc, kiên trì bước theo con đường đối thoại trong ánh sáng chân lý và hợp tác phục vụ cho công ích, nhằm giải quyết mọi vấn đề, mọi bất đồng, mọi tranh chấp thuộc mọi lãnh vực của đời sống nhân loại hôm nay.

Công lý là lẽ phải đòi hỏi mọi người chung sức xoá bỏ những bất công trong xã hội, những cản trở sự sống và nhân quyền, những chướng ngại cho sự phát triển của đất nước. Như thế, công lý chỉ nhằm loại trừ những mối đe doạ hoà bình. Còn niềm tin và tình huynh đệ mới là động lực và là sức mạnh kiến tạo một nền hoà bình chân chính và vững bền.

4. Động lực và sức mạnh kiến tạo hoà bình
Niềm tin và lòng khoan dung, hỷ xả :
- mở rộng tầm nhìn của con người về thế giới toàn cầu hoá hôm nay như một ngôi làng, như một ngôi nhà chung, nơi đó các dân tộc trở nên láng giềng chung sống với nhau trong tình làng nghĩa xóm ;
- mở rộng cách tiếp cận với đồng bào và đồng loại như anh em một nhà ;
- đồng thời có sức biến đổi và làm mới cuộc sống con người, gia đình và xã hội, một cuộc sống chan hoà tính người và tình người. Tình huynh đệ khoan hoà liên kết mọi thành phần xã hội, mọi dân tộc, chung lòng chung sức kiến tạo một nền hoà bình chân chính và vững bền cho ngôi nhà chung của mình.

5. Kiến tạo hoà bình là nghĩa vụ của mọi người, mọi dân tộc
Xây dựng một nền hoà bình chân chính và vững bền là nghĩa vụ của hết mọi người, mọi dân tộc. Người công giáo có nhiệm vụ, bước theo con đường đối thoại trong ánh sáng chân lý và hợp tác phục vụ cho công ích, chung sức với mọi người thành tâm thiện chí, kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho đất nước và thế giới hôm nay. Đó là phương cách lấy ánh sáng chân lý và sức mạnh của tình yêu thương xoá dần những bất công trong xã hội, những dấu vết của văn hoá sự chết, những mối đe doạ nền hoà bình trong đời sống gia đình nhân loại hôm nay.

6. Cầu nguyện là một phương thế kiến tạo hoà bình
Một phương thế kiến tạo hoà bình mà mỗi người công giáo, mỗi gia đình và cộng đoàn tín hữu, có sẵn trong tầm tay, là cầu nguyện.
Cầu nguyện giúp chúng ta mở rộng lòng tin, lòng đạo, lòng nhân, và quan tâm:
- tôn trọng nhân quyền và quý trọng nhân phẩm,
- đồng cảm, khoan dung, hỷ xả đối với mọi người anh em đồng bào và đồng loại,
- khiêm tốn phục vụ cho sự sống và sự phát triển của con người cùng đất nước.

Cầu nguyện vừa mở rộng tấm lòng đón nhận nguồn lực yêu thương phục vụ, vừa hướng tâm trí lên đỉnh cao của lòng quý chuộng hoà bình.

7. Các cộng đoàn tín hữu hãy tổ chức cầu nguyện cho hoà bình.
Vậy chúng ta hãy không ngừng chung lời cầu nguyện cho nền hoà bình trong tình hình đất nước và thế giới hôm nay, với niềm hy vọng mọi người, mọi dân tộc, biến những thách thức thành cơ hội đón nhận quà tặng "bình an”, cơ hội cùng nhau kiến tạo hoà bình, như lòng Chúa mong muốn, như muôn dân khát mong.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Hồng Y Tổng Giám mục Giám Mục Phụ Tá



KINH HOÀ BÌNH
Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu
và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con
như khí cụ bình an của Chúa,
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm;
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng;
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
Đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái,
Xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống
Cho những ai lòng đầy thiện chí,
Ơn an bình.

Thánh Phanxicô Assisi

Nguồn: tgpsaigon.net/
 Tags: vhgl vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây