CÙNG NHAU
BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH
TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG
CHƯƠNG II:
MẦU NHIỆM GIÁO HỘI.
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
10.1 Giáo Hội là gì của Thiên Chúa?
a. Là Trưởng Tử.
b. Là Hiền Thê.
c. Là Nhiệm Thể.
d. Là Dân Thiên Chúa.
10.2 Giáo Hội là Dân Thiên Chúa được tuyển chọn từ ngàn xưa trở thành điều gì giữa lòng lịch sử nhân loại?
a. Nguồn chúc phúc cho mọi dân tộc.
b. Mẫu gương cho toàn thể nhân loại.
c. Dấu chỉ và khí cụ của Thiên Chúa tình yêu.
d. Nguồn ban ân phúc cho mọi người.
10.3 Giáo Hội thực sự là gia đình của Thiên Chúa, có ai là tình yêu hiệp thông?
a. Thiên Chúa.
b. Đức Kitô.
c. Chúa Thánh Thần.
10.4 Hình ảnh Giáo Hội - Gia Đình trình bày Giáo Hội như 1 cộng đoàn thế nào?
a. Liên đới.
b. Hiệp nhất yêu thương.
c. Chung tay làm việc.
d. Cả a, b và c đúng.
10.5 Giáo Hội tại Việt Nam cần nghiên cứu, suy tư và trình bày Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa để làm gì?
a. Để hội nhập thần học Kitô giáo vào xã hội Việt Nam .
b. Để loan báo Tin Mừng.
c. Để mọi người được cứu rỗi.
d. Để xây dựng sự hiệp nhất.
11.1 Dân Thiên Chúa chỉ có thể được xây dựng vững vàng dựa trên điều gì?
a. Giáo huấn của Giáo Hội.
b. Thần học Kinh Viện.
c. Thánh Truyền.
d. Nền tảng Lời Chúa.
11.2 Được lắng nghe với lòng chân thành và kiên nhẫn, Lời Chúa sẽ trở thành điều gì cho các tín hữu trong mọi hoàn cảnh?
a. Sức mạnh củng cố đức tin.
b. Ánh sáng soi đường.
c. Nguồn sống dưỡng nuôi.
d. Chỉ b và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
11.3 Đây là những việc đạo đức truyền thống của Giáo Hội Việt Nam đã nuôi dưỡng và củng cố đời sống đức tin của bao thế hệ.
a. Kinh Truyền Tin.
b. Kinh cầu nguyện sáng tối.
c. Kinh Mân Côi.
d. Đàng Thánh Giá.
e. Tất cả đều đúng.
11.4 Để các tín hữu Việt Nam cần làm quen với Lời Chúa, Giáo Hội tại Việt Nam đã phát động chương trình gì?
a. Cùng nhau học tập những giáo huấn của Giáo Hội.
b. Mỗi gia đình 1 cuốn Kinh Thánh.
c. Tìm hiểu và tham gia các lớp Kinh Thánh.
d. Tổ chức các lớp Kinh Thánh cho giới trẻ.
11.5 Đây là điều đòi hỏi tối cần thiết trong đời sống Giáo Hội, nhất là trong thời đại ngày nay đầy dẫy những luồn tư tưởng nghịch với Tin Mừng.
a. Việc cầu nguyện.
b. Việc dạy và học giáo lý.
c. Chầu Thánh Thể.
d. Thể hiện đời sống bác ái.
12.1 Giáo Hội là Nhiệm Thể của ai?
a. Thiên Chúa.
b. Đức Kitô.
c. Chúa Thánh Thần.
12.2 Giáo Hội là Nhiệm Thể Đức Kitô, có Đức Kitô là Đầu và là:
a. Thủ lãnh.
b. Nguyên lý sáng tạo.
c. Cứu chuộc và thánh hóa.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
12.3 Điều gì là trung tâm, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội?
a. Tám Mối Phúc Thật.
b. Thánh Thể.
c. Kinh Mân Côi.
d. Thánh Truyền.
12.4 Các mục tử phải hướng dẫn cộng đoàn tham dự thánh lễ thế nào?
a. Sống động.
b. Tích cự.
c. Ý thức.
d. Cả 3 đều đúng.
12.5 Ý thức về thân phận tội lỗi của mình, các tín hữu có tâm tình gì khi đón nhận ơn tha thứ qua bí tích Giao Hòa, để xứng đáng là chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô?
a. Khiêm nhường thống hối.
b. Tạ ơn Thiên Chúa.
c. Cầu xin ơn tha thứ.
d. Ăn năn.
13.1 Giáo Hội là Đền Thờ của ai?
a. Chúa Cha.
b. Chúa Con.
c. Chúa Thánh Thần.
d. Dân ítraen.
13.2 Ai là nguyên lý hợp nhất, làm phát sinh và thúc đẩy đức ái?
a. Chúa Cha.
b. Đức Kitô.
c. Chúa Thánh Thần.
d. Giáo Hội.
13.3 Giáo Hội kết hợp với ai dâng lên Thiên Chúa niềm tri ân và ngợi khen, cùng với những lo âu và hy vọng của toàn thể nhân loại và tạo thành?
a. Chúa Thánh Thần.
b. Chúa Giêsu.
c. Các tông đồ.
d. Các tín hữu.
13.4 Cộng đoàn tín hữu Việt Nam cần phải chú ý điều gì nhiều hơn nữa?
a. Hòa nhập vào đời sống xã hội.
b. Chia sẻ huynh đệ.
c. Vun trồng đời sống nội tâm.
d. Công tác bác ái xã hội.
13.5 Mọi thành phần trong Giáo Hội được kêu gọi nên thánh, vươn đến đức ái trọn hảo, theo gương khiêm nhường và phục vụ của ai?
a. Đức Kitô.
b. Mẹ Maria.
c. Các tông đồ.
d. Các tín hữu thời sơ khai.
14.1 Theo khuôn mẫu gì Giáo Hội mang đặc tính vừa thần linh, vừa nhân loại?
a. Thiên Chúa Ba Ngôi.
b. Ngôi Lời nhập thể.
c. Hiệp nhất.
d. Nhập thế.
14.2 Giáo Hội được gọi là bí tích cứu độ, vì nơi Giáo Hội chỉ là một thực thể duy linh mà thôi. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
14.3 Vì là một thực tại tôn giáo, nên Giáo Hội mong muốn sử dụng tất cả khả năng để làm gì?
a. Giúp con người thăng tiến trong đời sống xã hội.
b. Phục vụ Thiên Chúa và con người.
c. Giúp đem lại công bằng cho mọi người.
d. Giúp mọi người tìm ra chân lý.
14.4 Giáo Hội quan tâm đến sự gì của các tín hữu và đồng bào của mình, xem đó là thành phần thiết yếu trong việc phát triển của người toàn diện và phát triển vững bền của xã hội?
a. Sự thăng tiến nhân bản.
b. Sự ổn định xã hội.
c. Sự hiệp nhất giữa mọi người.
d. Sự phát triển kinh tế.
14.5 Giáo Hội rất quan tâm đến sự thăng tiến nhân bản của các tín hữu và đồng bào của mình, giáo huấn này phải hướng dẫn và chi phối mọi nỗ lực canh tân đời sống cầu nguyện cũng như các kế hoạch nào?
a. Truyền giáo.
b. Giáo dục.
c. Kinh tế.
d. Chỉ a, và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
15.1 Đâu là đòi hỏi nội tại của đức tin Kitô giáo?
a. Hội nhập văn hóa và tính bản địa.
b. Đưa Tin Mừng đến cho mọi người.
c. Sống yêu thương mọi người.
d. Thực thi Lời Chúa trong đời sống.
15.2 Một khi đã đón nhận Tin Mừng, Giáo Hội địa phương có trách nhiệm gì?
a. Truyền rao Lời Chúa.
b. Làm cho Tin Mừng thấm nhuần các giá trị văn hóa trong dân tộc mình.
c. Làm cho mọi người nhận biết được Đức Kitô là Đấng Cứu Độ.
d. Rửa tội cho mọi người.
15.3 Một khi đã đón nhận điều gì, Giáo Hội địa phương có trách nhiệm làm cho Tin Mừng thấm nhuần các giá trị văn hóa trong dân tộc mình?
a. Ơn cứu độ.
b. Đức Kitô.
c. Tin Mừng.
d. Lời rao giảng của các tông đồ.
15.4 Đây là những sinh hoạt văn hóa dân tộc mà Giáo Hội Việt Nam phải làm cho thấm nhuần tinh thần phúc âm:
a. Các dịp lễ tết.
b. Ma chay.
c. Cưới hỏi.
d. Cả a, b và c đúng.
15.5 Đây là điều những chương trình huấn luyện ở mọi cấp phải quan tâm:
a. Tìm hiểu giáo huấn của Giáo Hội.
b. Học hỏi về hội nhập văn hóa.
c. Học hỏi Kinh Thánh.
d. Học tập đời sống thiêng liêng.
16.1 Giáo Hội là bí tích của Nước Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa là gì cho mọi người?
a. Tất cả cho mọi người.
b. Niềm vui cho mọi người.
c. Sự cứu chuộc cho mọi người.
d. Hạnh phúc cho mọi người.
16.2 Giáo Hội là Nước Chúa đang tăng trưởng. Vì thế Giáo Hội có sứ mệnh nào?
a. Hướng dẫn nhân loại đạt tới hạnh phúc chân thật.
b. Yêu thương và phục vụ.
c. Hòa giải giữa các sắc tộc.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
16.3 Các môn đệ của Đức Kitô sẵn sàng cộng tác tích cực với mọi người xây dụng trần thế, vì tất cả những gì tốt lành và thiện hảo sẽ không bị phá hủy mà được nên hoàn hảo trong Nước Chúa vĩnh cửu và phổ quát. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
16.4 Đây là những điều hạ thấp phẩm giá con người?
a. Sự vô tín.
b. Óc cục bộ.
c. Chủ nghĩa tục hóa.
d. Cả a, b và c đúng.
16.5 Giáo Hội đồng hành với thế giới như một ngôn sứ để làm gì?
a. Kiên trì khơi lên nơi lòng người niềm hy vọng vào Thiên Chúa tín trung.
b. Can đảm chống lại sự ác dưới mọi hình thức.
c. Chia sẻ những đau khổ và vui buồn của nhân sinh.
d. Cả a, b và c đúng.
17.1 Đang khi mong chờ ngày Đức Kitô lại đến, Giáo Hội sống thời hiện tại thế nào?
a. Trong những lo âu và thương nhớ.
b. Trong tình hiệp thông với Giáo Hội thiên quốc và những chi thể đã ra đi ở trước.
c. Trong những bất ổn của thân phận con người.
d. Trong phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa.
17.2 Người giáo dân Việt Nam luôn yêu mến nhìn lên ai với tình con thảo và dành cho Người lòng tôn kính đặc biệt?
a. Đức Giêsu Kitô.
b. Đức Maria.
c. Thánh Giuse.
d. Thánh Phêrô.
17.3 Những ai Giáo Hội Việt Nam đã cầu xin trong những giai đoạn lịch sử thăng trầm của mình?
a. Đức Nữ Vương.
b. Thánh cả Giuse.
c. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam .
d. Cả a, b và c đúng.
17.4 Lòng sùng kính Đức Maria và các thánh cần được đặt trên nền tảng nào?
a. Giáo lý vững chắc.
b. Kinh Thánh.
c. Tình cảm.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
17.5 Người Công Giáo Việt Nam cần biểu lộ lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên đúng theo giáo huấn của Giáo Hội và hợp với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
18.1 Trong thân phận lữ hành, Giáo Hội sẽ gặp phải những điều gì?
a. Những bách hại.
b. Những thử thách.
c. Những khó khăn.
d. Những yêu mến.
e. Chỉ a, b và c đúng.
f. Cả a, b, c và d đúng.
18.2 Khi gặp những khó khăn thử thách, các tín hữu được mời gọi khám phá ở đó điều gì?
a. Lòng yêu thương của mọi người.
b. Sự nâng đỡ của tha nhân.
c. Những ơn lành của Thiên Chúa.
d. Sự phó thác vào tình yêu của Đức Giêsu Kitô.
18.3 “Dù gian truân, khốn khổ, đói rách, bắt bớ, … không điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
a. Rôma
b. Êphêxô.
c. Côlôsê.
d. I Corinthô.
18.4 “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Câu này được trích từ sách Tin Mừng nào?
a. Tin Mừng Mátthêu.
b. Tin Mừng Máccô.
c. Tin Mừng Luca.
d. Tin Mừng Gioan
18.5 “Máu của các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các ki tô hữu”. Câu nói này là của ai?
a. Thánh Phaolô.
b. Thánh Phêrô.
c. Thánh Auguttinô.
d. Ông Tertullianô.
19.1 Chúng ta tuyên xưng Giáo Hội là công trình của ai?
a. Sự hiệp nhất giữa các tông đồ.
b. Tình yêu Thiên Chúa Ba ngôi.
c. Sự tuyển chọn của Đức Kitô
d. Chúa Thánh Thần.
19.2 Chỉ một mình ai mới nắn đúc nên Giáo Hội theo lòng Thiên Chúa mong ước?
a. Thiên Chúa.
b. Đức Giêsu.
c. Ông Môsê.
d. Các tông đồ.
19.3 Qua cuộc hành trình thiêng liêng của Năm Thánh 2010, ai đã đốt nóng và canh tân lòng chúng ta?
a. Tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Đức Giêsu Kitô.
d. Mẹ Maria.
19.4 Qua cuộc hành trình thiêng liêng của Năm Thánh 2010, Chúa Thánh Thần đốt nóng và canh tân lòng trí chúng ta để chúng ta làm gì?
a. Sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô.
b. Đi tới những biên cương của sứ vụ.
c. Sống chia sẻ với tất cả các dân tộc.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
19.5 Chúa Thánh Thần đốt nóng và canh tân lòng trí chúng ta để chúng ta xây dựng tình hiệp thông sâu xa trong Giáo Hội. Đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
LỜI GIẢI ĐÁP
CHƯƠNG II
MẦU NHIỆM GIÁO HỘI.
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
10.1 d. Là Dân Thiên Chúa.
10.2 c. Dấu chỉ và khí cụ của Thiên Chúa tình yêu.
10.3 c. Chúa Thánh Thần.
10.4 d. Cả a, b và c đúng.
10.5 a. Để hội nhập thần học Kitô giáo vào xã hội Việt Nam.
11.1 d. Nền tảng Lời Chúa.
11.2 e. Cả a, b và c đúng.
11.3 e. Tất cả đều đúng.
11.4 b. Mỗi gia đình 1 cuốn Kinh Thánh.
11.5 b. Việc dạy và học giáo lý.
12.1 b. Đức Kitô.
12.2 e. Cả a, b và c đúng.
12.3 b. Thánh Thể.
12.4 d. Cả 3 đều đúng.
12.5 a. Khiêm nhường thống hối.
13.1 c. Chúa Thánh Thần.
13.2 c. Chúa Thánh Thần.
13.3 b. Chúa Giêsu.
13.4 c. Vun trồng đời sống nội tâm.
13.5 a. Đức Kitô.
14.1 b. Ngôi Lời nhập thể.
14.2 b. Sai.
14.3 b. Phục vụ Thiên Chúa và con người.
14.4 a. Sự thăng tiến nhân bản.
14.5 d. Chỉ a, và b đúng.
15.1 a. Hội nhập văn hóa và tính bản địa.
15.2 b. Làm cho Tin Mừng thấm nhuần các giá trị văn hóa trong dân tộc mình.
15.3 c. Tin Mừng.
15.4 d. Cả a, b và c đúng.
15.5 b. Học hỏi về hội nhập văn hóa.
16.1 a. Tất cả cho mọi người.
16.2 d. Chỉ a và b đúng.
16.3 a. Đúng.
16.4 d. Cả a, b và c đúng.
16.5 d. Cả a, b và c đúng.
17.1 b. Trong tình hiệp thông với Giáo Hội thiên quốc và những chi thể đã ra đi ở trước.
17.2 b. Đức Maria.
17.3 d. Cả a, b và c đúng.
17.4 d. Chỉ a và b đúng.
17.5 a. Đúng.
18.1 e. Chỉ a, b và c đúng.
18.2 c. Những ơn lành của Thiên Chúa.
18.3 a. Rôma (Rm 8,39).
18.4 d. Tin Mừng Gioan (Ga 21,24)
18.5 d. Ông Tertullianô.
19.1 b. Tình yêu Thiên Chúa Ba ngôi.
19.2 a. Thiên Chúa.
19.3 b. Chúa Thánh Thần.
19.4 d. Chỉ a và b đúng.
19.5 a. Đúng.
|