Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.vn/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 24/07/2021 08:34 |
1188
Ba hình ảnh, luôn hiện diện trước mặt khi tham dự thánh lễ, có thể giúp chúng ta tập trung khi đọc Kinh lạy Cha. Chọn một trong những điểm nhấn sau đây sẽ giúp chúng ta tập trung khi cầu nguyện. Tập trung vào Thánh giá, Nhà chầu Thánh Thể và Đức Mẹ Maria.
BA CÁCH CẦU NGUYỆN SỐT SẮNG VỚI KINH LẠY CHA Tác giả: Tom Hoopes Chuyển ngữ: Sao Biển Nguồn:aleteia.org (12.7.2021) WGPNT (15.7.2021) - Cầu nguyện mà không lo ra chia trí luôn là điều khó khăn, nhất là khi đọc những lời kinh đã thuộc lòng như Kinh lạy Cha.
Ba hình ảnh, luôn hiện diện trước mặt khi tham dự thánh lễ, có thể giúp chúng ta tập trung khi đọc Kinh lạy Cha. Chọn một trong những điểm nhấn sau đây sẽ giúp chúng ta tập trung khi cầu nguyện. Tập trung vào Thánh giá, Nhà chầu Thánh Thể và Đức Mẹ Maria.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng
Thánh giá: Khi đến thời gian bước vào cuộc tử nạn trên thánh giá, Đức Giêsu đã cầu nguyện “Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”(Ga 12,28). Khi đó, có tiếng từ trời vọng xuống “Ta đã tôn vinh danh Cha và sẽ còn tôn vinh nữa”. Việc đóng đinh thập giá chính là lời cầu của Đức Giêsu “nguyện danh Cha cả sáng” dâng lên Chúa Cha.
Thánh Thể: Bí tích Thánh Thể có nghĩa là “lễ tạ ơn”, nhất là lời tạ ơn của chúng ta lên Chúa Cha.
Đức Mẹ: Mẹ Maria được Chúa Cha phủ bóng và Mẹ phục vụ Chúa như một nữ tỳ.
Nước Cha trị đến
Thánh giá: Đức Giêsu đội vòng gai và phía trên đầu có tấm bảng viết “Vua dân Do Thái”. Thánh giá là cách thức duy nhất để Nước Chúa đích thực ngự đến.
Thánh Thể: Thánh Thể là khởi đầu của Tiệc cưới mà chúng ta sẽ cử hành trên Nước Trời.
Đức Mẹ: Mẹ Maria là người đầu tiên học biết rằng Đức Giêsu sẽ khai mở một vương quốc mới và vĩnh cửu.
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời
Thánh giá: Khi hấp hối trong Vườn Cây dầu, Đức Giêsu cầu nguyện cho khỏi uống chén đắng của cuộc thương khó nhưng Ngài lại xin rằng “xin đừng theo như con muốn, mà theo như Cha muốn”. Thánh giá là biểu tượng của việc chấp nhận thánh ý Cha.
Thánh Thể: Trời và đất gặp nhau trong bí tích nơi Thánh Thể được toàn thể Giáo hội trên trời và dưới đất cùng cử hành.
Đức Mẹ: Lời đáp trả của Đức Maria “Xin Chúa thực hiện nơi tôi như lời thiên sứ nói” là một mẫu gương cao trọng của lời cầu xin này.
Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
Thánh giá: “Châu lệ là cơm bánh đêm ngày” (Tv 42). “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai phái Thầy (Ga 4,34). Đức Giêsu đã cầu nguyện và từ thập giá, Máu của bí tích Thánh Thể sẽ tuôn trào, ban cho chúng ta Bánh hằng sống.
Thánh Thể: Hằng ngày cũng có nghĩa là thiết yếu. Thánh Thể là lương thực cấp thiết mỗi ngày của chúng ta.
Đức Mẹ: Thánh Thể là lời hứa của Thiên Chúa để gìn giữ chúng ta bên Ngài cùng với Đức Trinh nữ Maria.
Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
Thánh giá: Trên thập giá, Đức Giêsu đã nói về chúng ta “Lạy Cha, xin tha cho họ”. Chúng ta tha thứ cho anh chị em khi lập lại những lời của Chúa “vì họ không biết việc họ làm”.
Thánh Thể: Thánh Thể là sự hiệp thông với Mình và Máu Chúa Kitô, được trao ban để tha thứ tội lỗi chúng ta.
Đức Mẹ: Đức Maria là nơi nương náu của kẻ tội lỗi và là Mẹ từ bi “cầu cho chúng con khi nầy…”
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ
Thánh giá: Khi bắt đầu cuộc đời rao giảng Đức Giêsu đã bị ma quỷ cám dỗ với ba chọn lựa dễ dãi đi ngược lại với thập giá. Vào cuối cuộc đời, Ngài chỉ ra con đường đau khổ để chiến thắng cám dỗ và sự dữ.
Thánh Thể: Thánh Thể cũng sẽ gìn giữ chúng ta khỏi phạm tội nặng, giúp chúng ta trọn đời kiên vững.
Đức Mẹ: “… và trong giờ lâm tử” là thời điểm và nơi chốn Đức Maria chứng tỏ chiến thắng vinh quang cuối cùng của Chúa Kitô trên sự dữ.