Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.vn/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 24/06/2023 20:51 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
839
03. Linh Đạo Giáo Lý Viên có viết: Căn tính giáo lý viên ở xứ truyền giáo ngoài ba yếu tố sau : được Chúa Thánh Thần kêu gọi, được Hội Thánh trao cho một sứ mệnh, được cộng tác với nhiệm vụ tông đồ của Giám Mục và còn thêm một yếu tố khác nữa là gì? (Bài 1)
Thi Giáo Lý Tĩnh Huấn Giáo Lý Viên 2015 Gp. Ban Mê Thuột
Tài liệu học tập : * Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô. * Thư Mục Vụ gởi Cộng Đồng Dân Chúa 2015 của Hội Đồng Giám Mục Vn. * Linh Đạo Giáo Lý Viên. * Kiến thức về Thánh Kinh. * Kiến thức về Giáo Hội. * Kiến thức về Giáo Phận. (Những tên sách và Lời Chúa dựa trên bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh)
I. LỆNH LÊN ĐƯỜNG (Dành cho đội thi)
Gồm có 10 câu hỏi trắc nghiệm chung cho 8 đội. + Mỗi câu đúng được 20 điểm. + Mỗi câu hỏi có 10 giây để suy nghĩ và trả lời. Trả lời bằng bảng viết.
01. Chủ đề Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì? a. “Ngài đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài.” b. “Anh chị em hãy củng cố tâm hồn.” c. “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” d. “Yêu người thân cận như chính mình.”
02. Chủ đề về chương trình mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2015 là gì? a. Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống các giáo xứ b. Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống các linh mục c. Tân Phúc-Âm-Hóa các cộng đoàn sống đời thánh hiến. d. Chỉ có a và c đúng.
03. Linh Đạo Giáo Lý Viên có viết: Căn tính giáo lý viên ở xứ truyền giáo ngoài ba yếu tố sau : được Chúa Thánh Thần kêu gọi, được Hội Thánh trao cho một sứ mệnh, được cộng tác với nhiệm vụ tông đồ của Giám Mục và còn thêm một yếu tố khác nữa là gì? (Bài 1) a. Được làm thừa tác viên phụng vụ Lời Chúa. b. Được liên kết đặc biệt với hoạt động truyền giáo của Hội Thánh cho muôn dân. c. Được hướng dẫn cộng đoàn sống đức tin. d. Được đọc thăng tiến đời sống văn hóa.
04. Sứ điệp Mùa Chay 2015, Đức Thánh Cha viết: Trong cuộc nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong cái chết và sống lại của Con Thiên Chúa có mở ra vĩnh viễn cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất. Và Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy mở rộng nhờ việc gì? a. Nhờ việc công bố Lời Chúa, b. Nhờ cử hành các Bí tích, c. Nhờ làm chứng tá đức tin hữu hiệu trong đức bác ái. d. Cả a, b và c đúng.
05.Thư Mục Vụ gởi Cộng Đồng Dân Chúa 2015 viết: Giáo Hội toàn cầu đang hết sức quan tâm đến điều gì được cụ thể hóa qua Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới bàn về “Những thách đố mục vụ cho gia đình trong bối cảnh Tân Phúc-Âm-hóa”? (Số 1) a. Ơn gọi và sứ vụ gia đình b. Đời sống của người di dân c. Xã hội đang tục hóa d. Đức tin Kitô giáo bị tục hóa
06. Linh Đạo Giáo Lý Viên có viết: Giáo lý viên phải hiểu ơn gọi và căn tính của mình, phải học hỏi luôn luôn, không những để dạy mà còn để sống đạo cho mình, dạy giáo lý không chỉ bằng lời nói mà còn điều gì nữa mới có tính thuyết phục? (Bài 1) a. Luôn tham dự Thánh lễ. b. Bằng cả nếp sống của mình. c. Luôn gương mẫu trong đời sống bác ái. d. Luôn giúp đỡ mọi người.
07. Sứ điệp Mùa Chay 2015, Đức Thánh Cha viết: Để khắc phục sự dửng dưng và sự tự phụ toàn năng của chúng ta, ĐứcThánh Cha muốn xin tất cả mọi người hãy sống Mùa Chay này như là gì? a. Như là một cuộc trở về. b. Như là một ngày tĩnh tâm. c. Như là một hành trình huấn luyện tâm hồn. d. Cả a, b và c đúng.
08. Thư Mục Vụ gởi Cộng Đồng Dân Chúa 2015 viết: Tại Việt Nam, cho đến nay, phần đông các tín hữu vẫn trung thành với việc tham dự Thánh Lễ Chúa nhật và các cử hành Phụng Vụ. Ước gì chúng ta ngày càng tham dự những cử hành này cách ý thức và sống động hơn, để làm gì? (Số 2) a. Để chu toàn lề luật. b. Để gặp gỡ Chúa. c. Để Chúa biến đổi đời sống chúng ta. d. Cả a, b và c đúng.
09. Sứ điệp Mùa Chay 2015, Đức Thánh Cha viết:Tình thương của Thiên Chúa phá vỡ thái độ khép kín chết chóc là sự dửng dưng, tình thương ấy được Giáo Hội trao tặng cho chúng ta qua điều gì? a. Qua giáo huấn. b. Qua chứng tá của Giáo Hội. c. Qua sự vâng phục. d. Chỉ có a và b đúng.
10. Thư Mục Vụ gởi Cộng Đồng Dân Chúa 2015 viết: Liên quan đến lãnh vực này, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc dạy giáo lý cho mọi tín hữu, cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ. Hơn bao giờ hết, người tín hữu ngày nay cần có căn bản về giáo lý, để làm gì? (Số 3) a. Để vững vàng và sâu sắc trong đức tin. b. Để làm chứng cho đức tin. c. Để làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo. d. Cả a, b và c đúng.