TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Học tập Thông điệp Laudato Si’: Bài 5

Thứ bảy - 13/08/2022 20:03 | Tác giả bài viết: Lm. JB. Đậu Quang Luật, O.F.M. |   753
Cuộc khủng hoảng môi sinh đang xảy ra và gia tăng mạnh mẽ nhanh chóng bắt nguồn từ chính con người.
Học tập Thông điệp Laudato Si’: Bài 5

HỌC TẬP THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’
BÀI 5 - NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG MÔI SINH

 

Cuộc khủng hoảng môi sinh đang xảy ra và gia tăng mạnh mẽ nhanh chóng bắt nguồn từ chính con người. Điều mà chúng ta gọi rằng nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng môi sinh nghĩa là gì? “Thực sự không lợi ích gì nếu chỉ diễn tả các hiện tượng của cơn khủng hoảng môi sinh mà không nhận thức được nguyên do nhân bản của nó. Sự hiểu biết về đời sống và hoạt động của con người có thể rơi vào lệch lạc, gây thiệt hại cho thế giới bao quanh chúng ta. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta “dừng lại để suy nghĩ điều này, tập trung suy nghĩ về sự thực dụng kỹ thuật hiện tại và vị trí con người cũng như các hoạt động của họ trong thế giới.” (Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung, số 101). Chúng ta cần một nền văn hóa và thiêng liêng chân thật có khả năng đưa ra những sự hạn chế và giảng dạy về sự hạn chế một cách trong sáng và bằng lòng trong tâm trí, đặc biệt liên quan tới kỹ thuật và vai trò của con người đối với các thụ tạo trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Kỹ thuật đã mang lại những thành tựu thật tuyệt vời cho thế giới, nhưng khi sử dụng kỹ thuật cách thiếu khôn ngoan thì nó tạo ra những vũ khí chiến trang gây chết người và góp phần vào sự biến đổi khí hậu. “Chưa bao giờ nhân loại có được quyền lực như thế trên chính mình, và không có gì bảo đảm rằng chúng được sử dụng cách khôn ngoan, nhất là khi người ta nghĩ đến cách chúng được sử dụng ngay lúc này.” (số 104). Chúng ta cần “chậm lại bước tiến để nhìn vào thực tế một cách khác,” nhờ đó chúng ta có thể “đón nhận những bước tích cực và lâu dài, đồng thời đánh giá lại các giá trị và những mục đích lớn lao nhưng bị phá vỡ bởi một sự cuồng nhiệt hoang tưởng.” (số 114).

Tương tự, niềm tin của con người hiện đại vào các ý nghĩa nhân bản loại bỏ những giống loài khác làm suy giảm giá trị tạo vật thành nguyên liệu thô và đẩy mạnh kỹ thuật trổi vượt lên trên tất cả. “Khi người ta không nhận ra trong thực tế về giá trị của người nghèo, của một bào thai, của một cá nhân phải sống trong tình trạng thương tật – để chỉ nêu ra vài ví dụ – người ta cũng sẽ rất khó lắng nghe tiếng gào thét của thiên nhiên; tất cả đều liên kết với nhau.” (số 117).

Để phục hồi các giá trị và những mục đích lớn lao bị phá vỡ bởi sự hoang tưởng cuồng nhiệt của con người, chúng ta thử xem xét cụ thể những gì không thể hạn chế sự hoang tưởng về uy quyền vĩ đại của mình? Có thể đưa ra những hạn chế có giá trị mà cộng đoàn hoặc xã hội cần thực hiện để sinh lợi ích cho mọi người. Bản thân của mỗi người tự mình cần hạn chế những gì? Những hạn chế nào có thể thực hiện cụ thể trong một cộng đoàn hoặc toàn thể cộng đồng?

“Thực sự, con người thời nay đã không được giáo dục để sử dụng quyền lực thật đúng đắn, chỉ vì sự phát triển kinh khiếp về mặt kỹ thuật không đi cùng với việc phát triển con người trong trách nhiệm, giá trị và lương tâm.” (số 105).

Kinh nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta biết mọi thụ tạo đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu khắp nơi do con người gây ra bởi tiêu thụ quá mức và lệ thuộc vào nhiên liệu thô đang bị khai thác bởi nền kinh tế hiện đại đặt lợi nhuận lên trên lợi ích chung. Với sự quan tâm đặc biệt tới những hoàn cảnh cụ thể trong đất nước chúng ta hiện tại, nhiều nơi đang phát triển những nghành công nghiệp khai khoáng, khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, làm gia tăng sự biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu dẫn đến làm hư hại nguồn nước sạch và thực phẩm bổ dưỡng.

Chúng ta nhìn thấy những gì đang xảy ra với các dòng sông, nương ruộng, sự sống của động vật, sự sống của gia cầm và đặc biệt là sự sống của con người. Sự sống của chúng ta và những loài sống xung quanh chúng ta đang bị đe dọa, phá hủy, đang mất đất để sống và nền văn hóa sống của con người đang bị vùi lấp dần. Tất cả là nạn nhân của các hệ quả sự dữ của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cách tàn bạo.

 Lm. JB. Đậu Quang Luật, O.F.M.
Nguồn: ubclhb.com (24.05.2022)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây