TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXIV Thường Niên -Năm B

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô”. (Mc 8,29-30)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Biểu tượng Sa mạc trong Kinh Thánh

Thứ bảy - 24/02/2024 08:57 | Tác giả bài viết: |   461
Ta thường gán cho sa mạc một giá trị trải nghiệm, một cuộc vượt qua hay là thử thách. Nhưng biểu tượng của sa mạc trong Kinh Thánh là gì?
Biểu tượng Sa mạc trong Kinh Thánh
SA MẠC TRONG KINH THÁNH:
THỬ THÁCH, ĐAU KHỔ VÀ MẠC KHẢI

Nhật báo Prixm

 
WGPQN (22.02.2024) - Ta thường gán cho sa mạc một giá trị trải nghiệm, một cuộc vượt qua hay là thử thách. Nhưng biểu tượng của sa mạc trong Kinh Thánh là gì? Mối liên hệ giữa sa mạc và Thiên Chúa như thế nào? Sa mạc trong Kinh thánh là nơi thử thách và mạc khải.

- Biểu tượng sa mạc trong Kinh thánh 

Đối với các Kitô hữu, Mùa Chay thường gắn liền với ý niệm “Sa mạc”. Tại sao? Vì nó kéo dài 40 ngày, một khoảng thời gian mang tính biểu tượng của sa mạc trong lịch sử Kinh Thánh:

• Sau khi rời Ai Cập và vượt Biển Đỏ, dân Chúa chọn đã trải qua 40 năm trong sa mạc trước khi vào Đất Hứa.

• Sau khi chịu phép rửa ở sông Giođan, Đức Giêsu đã ăn chay 40 ngày trong sa mạc.
Vậy thì ý nghĩa của những đoạn văn trong sa mạc này là gì?

- Sa mạc là thời gian đính hôn 

Trong bản văn tiếng Do Thái (Hípri) của ngôn sứ Hôsê (sống cách đây gần 28 thế kỷ), việc ở lâu dài trong sa mạc được trình bày như một thời gian đính hôn:


“Này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để nói vào trái tim nó. Và ta sẽ đính hôn với nó mãi mãi” (Hs 2,16)[1].

Đính hôn là giai đoạn chuyển tiếp trước khi kết hôn. Ở Israel cổ đại, hai đề tài được bàn thảo trong thời gian này giữa chú rể và cha cô dâu: Ngày cưới và của hồi môn của cô dâu.

Do đó, thời kỳ sa mạc được xem như là thời kỳ chuẩn bị cho hôn nhân. Vấn đề không phải là chịu đựng cái nóng ở nơi cằn khô này như một hình phạt: Đúng hơn, Thiên Chúa nôn nao chờ đợi dân Ngài như hôn phu chờ đợi hôn thê tương lai của mình. Sa mạc là thời gian chờ đợi và chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại. 

- “Lời” trong “sa mạc”: Lối chơi chữ trong tiếng Hípri! 

Chúa phán: “Ta sẽ dẫn nó vào sa mạc và Ta sẽ nói với trái tim nó”.

Rất thường là khi phân tích tiếng Hípri sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn ý nghĩa của bản văn: 

• MiDBaR là danh từ tiếng Hípri, nghĩa là “sa mạc”.

• DiBbelà động từ tiếng Hípri, nghĩa là “nói”.

Các chuyên viên tiếng Hípri nhận ra ở đây lối chơi chữ mà ngôn ngữ này hay sử dụng: Hai từ này có các phụ âm giống nhau là DBR. Khi Chúa nói “Ta sẽ dẫn nó vào sa mạc (MiDBaR) và Ta sẽ nói (DibBaRti) với trái tim nó”, một loại cộng hưởng đã xảy ra.

Trong tiếng Hípri, từ “sa mạc” nghe giống như từ “lời (nói)”. Nhiều nhà thần bí đã nhận ra ở đây là dấu chỉ của thời gian thử thách, một giai đoạn sa mạc trong cuộc đời mình: Bên ngoài vẻ buồn chán, Lời Thiên Chúa đã bí mật ẩn mình trong đó.

Đối với các Kitô hữu trong suốt Mùa Chay, có cả một chương trình hành động trong thời gian sa mạc này: Hãy gọt giũa tâm hồn và cố gắng lắng nghe Lời này!
 
Trích từ https://www.prixm.org/articles/bible-desert-epreuve-osee (15.02.2024)
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Minh Chính
Nguồn:
 gpquinhon.org (22.02.2024)
 
 
[1] Voici que moi je la séduirai et la conduirai au désert et je parlerai à son cœur. Et je te fiancerai à moi pour toujours (Os 2,16).

https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/sa-mac- 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây