Một số gia đình đang gặp khó khăn trong chuyện sinh nở. Nhiều gia đình tìm mọi cách mong muốn có được tiếng cười của trẻ thơ để gia đình thêm ấm áp. Thế nhưng lực bất tòng tâm, hoặc con cái là của trời cho. Cách đây vài hôm, một đôi vợ chồng trẻ hỏi tôi về vấn đề thụ thai nhân tạo và mang thai hộ. Được phép không? Giáo hội đã đề cập rất nhiều về chủ đề này qua các văn kiện liên quan đến sự sống con người. Rõ ràng không được phép, nhưng hiểu nó như thế nào?
Thời gian trước đây, trong những vụ án rất phức tạp liên quan đến việc bảo vệ người mẹ và người con được sinh ra của họ, các luật sư được hướng dẫn bởi nguyên tắc có sẵn trong Bộ luật Justinian (thế kỷ thứ 6) “Mater semper certa est” nghĩa là người mẹ thì luôn chắc chắn. Bởi vì người mẹ của đứa trẻ luôn được xác định một cách chắc chắn vì người mẹ là người sinh ra đứa trẻ. Trái ngược với người cha, người có thể cần bằng chứng để xác minh mối quan hệ sinh học, người mẹ không cần xác nhận nào khác ngoài sự kiện sinh đẻ.
Trong thế kỷ 21, không có gì là chắc chắn hoặc hiển nhiên trong lĩnh vực nuôi dạy con cái. Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật y tế, việc làm mẹ thay thế hay còn gọi là đẻ thuê đã xuất hiện. Chúng ta đang sống trong thời đại mà một người phụ nữ có thể sinh con cho người phụ nữ khác.
Đầu năm 2016, truyền thông đưa tin Tyra Banks, 42 tuổi, người mẫu, diễn viên, ca sĩ và là người dẫn chương trình của một trong những talk show nổi tiếng của Mỹ, đã có đứa con đầu lòng. Chỉ có điều cô ấy không mang thai. Đứa trẻ được sinh ra cho cô bởi một người mẹ thay thế.
Vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, Kim Kardashian và Kanye West lên chức bố mẹ lần thứ ba. Nhân vật nổi tiếng này tuyên bố: "Đứa con thứ ba của tôi sẽ chào đời nhờ người mang thai hộ". Và thế là nó đã xảy ra. Cặp đôi giải thích rằng việc mang thai tự nhiên lần nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng của Kim.
Ba trong số bốn đứa con của Cristiano Ronaldo được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ[1].
1. Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là quá trình mà một phụ nữ (người mang thai hộ) mang thai và sinh con thay cho người khác hoặc cặp vợ chồng khác (cha mẹ nhờ mang thai hộ).
Có hai hình thức mang thai hộ chính:
Mang thai hộ một phần: Người mang thai hộ sử dụng trứng của mình và tinh trùng của người cha, người nhờ mang thai hộ hoặc tinh trùng được hiến tặng. Điều này có nghĩa là người mang thai hộ là mẹ ruột về di truyền của đứa trẻ, nhưng người này phải từ bỏ quyền làm mẹ của mình sau khi sinh con.
Mang thai hộ toàn phần, nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Gestational Surrogacy): Người mang thai hộ không sử dụng trứng của mình mà thay vào đó là trứng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc trứng của người hiến tặng, đã được thụ tinh với tinh trùng của cha nhờ mang thai hộ. Phôi thai sau đó được cấy vào tử cung của người mang thai hộ. Trong trường hợp này, người mang thai hộ không có quan hệ di truyền với đứa trẻ. Người mang thai hộ chỉ là người mẹ mang thai, không phải là mẹ ruột – theo nghĩa người mẹ về mặt di truyền của đứa trẻ. Khi sinh con, người mang thai hộ từ bỏ quyền làm mẹ[2].
2. Luật pháp về vấn đề mang thai hộ
Luật pháp quốc tế về mang thai hộ vẫn chưa có một quy định toàn cầu duy nhất bao quát tất cả các thực hành mang thai hộ. Tuy nhiên, có một số điểm và hướng dẫn chính từ các tổ chức và cơ quan nhân quyền quốc tế:
- Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đề cập đến vấn đề mang thai hộ, đặc biệt tập trung vào quyền của trẻ em sinh ra thông qua mang thai hộ và khả năng bị lợi dụng. Họ nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các quy định quốc tế để bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan[3].
- Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên minh Châu Âu cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, nêu rõ rằng cơ thể con người và các bộ phận của nó không nên là nguồn lợi nhuận tài chính[4].
- Một số quốc gia có các quy định cụ thể liên quan đến mang thai hộ, bao gồm ai có thể làm người mang thai hộ và việc công nhận pháp lý về quyền làm cha mẹ. Các luật này có thể khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia[5].
- Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã nêu bật những rủi ro về việc khai thác và mất cân bằng quyền lực trong các thỏa thuận mang thai hộ quốc tế, đặc biệt khi cha mẹ dự kiến đến từ các quốc gia giàu có và người mang thai hộ đến từ các nền kinh tế đang phát triển[6].
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam có các điều khoản đề cập đến việc mang thai hộ, cụ thể các điều từ 93 đến 100, trong đó cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ với mục đích thương mại[7].
3. Lập trường của Giáo hội về việc mang thai hộ
Giáo hội Công giáo có lập trường rõ ràng và nhất quán về việc mang thai hộ. Theo giáo lý của Giáo hội, mang thai hộ, dù là mang thai hộ một phần hay toàn phần nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đều bị coi là không phù hợp với nguyên tắc luân lý và đạo đức Công giáo. Quan điểm này được Thánh Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào năm 1987 qua Huấn thị "Donum Vitae" (Hồng ân sự sống), khẳng định rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai và phải được bảo vệ và phản đối các phương pháp thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ vì vi phạm đạo đức sinh học và phẩm giá con người.
“…Việc mang thai hộ (surrogate motherhood ) nói lên sự thất bại khách quan đối với những đòi buộc của tình mẫu tử, của sự trung tín vợ chồng và của trách nhiệm làm mẹ. Nó cũng xúc phạm phẩm giá và quyền của đứa trẻ được thụ thai, cưu mang trong lòng mẹ, được sinh ra và được nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ của mình. Ngoài ra, việc mang thai hộ này cũng tạo nên nguy cơ làm tan rã gia đình vì sự tách biệt giữa những yếu tố thể lý, tâm lý và luân lý là nền tảng cho mọi gia đình.” (số.3)
Và với Huấn thị "Dignitas Personae" (Phẩm giá con người) vào năm 2008, Thánh bộ Giáo lý Đức tin bổ sung các quan điểm của Giáo hội về các phương pháp hỗ trợ sinh sản mới; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng phẩm giá con người trong mọi giai đoạn của sự sống.
Trong những thập niên vừa qua, các ngành y khoa đã có những bước tiến bộ đáng kể trong sự hiểu biết về sự sống con người ở những giai đoan đầu tiên của nó. Người ta đã đã đạt đến mức biết rõ hơn những cấu trúc sinh học của con người và tiến trình sinh sản của nó. Những tiến bộ này chắc chắn là tích cực, xứng đáng để được ủng hộ nếu như chúng được dùng để thắng vượt hay chữa trị các bệnh lí và khi chúng đóng góp vào việc tái lập sự hoạt động bình thường của tiến trình sinh sản. Trái lại, chúng là tiêu cực, và do đó không thể được tán thành, khi chúng kéo theo việc tiêu hủy sự sống con người hay khi chúng dùng những phương tiện làm hại đến phẩm giá của con người, hoặc khi chúng được sử dụng nhằm những mục đích trái với thiện ích toàn diện của con người (số 4).
Dưới đây là những điểm chính về quan điểm của Giáo hội đối với việc mang thai:
- Tính toàn vẹn của hôn nhân
Giáo hội Công giáo dạy rằng việc thụ thai và sinh con nên diễn ra trong bối cảnh hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Mang thai hộ tách biệt hành động tính dục khỏi hành động sinh sản, điều này vi phạm nguyên tắc về tính toàn vẹn của hôn nhân. Hôn nhân, theo giáo lý Công giáo, là một liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, trong đó hành động tính dục và sinh sản phải gắn liền với nhau.
- Phẩm giá con người
Giáo hội nhấn mạnh rằng mỗi con người có phẩm giá và quyền lợi không thể xâm phạm từ lúc thụ thai. Mang thai hộ có thể biến cơ thể người phụ nữ thành công cụ, điều này không tôn trọng phẩm giá và tính toàn vẹn của cô ấy. Đồng thời, việc tạo ra phôi thai ngoài cơ thể người mẹ và sau đó cấy vào người mang thai hộ có thể dẫn đến việc phá hủy phôi thai, điều mà Giáo hội coi là hủy diệt một sự sống con người.
- Quyền lợi của đứa trẻ
Giáo hội tin rằng mọi đứa trẻ có quyền được sinh ra từ tình yêu và trong sự chăm sóc của cha mẹ ruột của mình. Mang thai hộ tạo ra những tình huống phức tạp về pháp lý và tình cảm, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của đứa trẻ. Giáo hội lo ngại rằng trẻ em sinh ra qua mang thai hộ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu về nguồn gốc di truyền của mình và phát triển bản sắc cá nhân.
- Đạo đức sinh học
* Mang thai hộ thường liên quan đến việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các thủ thuật hỗ trợ sinh sản khác. Giáo hội phản đối việc tạo ra phôi ngoài cơ thể người mẹ và những hành động có thể dẫn đến việc phá hủy phôi. Ngoài ra, các phương pháp này thường tách rời hành động sinh sản khỏi hành động tình dục, đi ngược lại với nguyên tắc của Giáo hội về tính toàn vẹn của hành động sinh sản.
* Những kỹ thuật phá vỡ liên hệ phụ mẫu qua sự can thiệp của một người ngoài cuộc hôn nhân (cho tinh dịch hoặc noãn bào, cho mượn tử cung) là những hành vi đáng hổ thẹn cách nghiêm trọng. Những kỹ thuật này (thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo khác nguồn) vi phạm quyền của đứa con, là phải được sinh ra do cha và mẹ được biết là đã chính thức kết hôn. Những kỹ thuật này phản lại “quyền độc hữu [của đôi phối ngẫu], là chỉ nhờ nhau mà cả hai mới được làm cha, làm mẹ (GLCG 2376).
Kết luận
Từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng việc mang thai hộ, dù với bất kỳ hình thức nào, đều không thể chấp nhận được vì nó vi phạm các nguyên tắc luân lý và phẩm giá con người. Giáo hội khuyến khích các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh con tự nhiên nên tìm kiếm các giải pháp khác phù hợp với giáo lý và đạo đức Công giáo hơn.
G. Võ Tá Hoàng
Một số gia đình đang gặp khó khăn trong chuyện sinh nở. Nhiều gia đình tìm mọi cách mong muốn có được tiếng cười của trẻ thơ để gia đình thêm ấm áp. Thế nhưng lực bất tòng tâm, hoặc con cái là của trời cho. Cách đây vài hôm, một đôi vợ chồng trẻ hỏi tôi về vấn đề thụ thai nhân tạo và mang thai hộ. Được phép không? Giáo hội đã đề cập rất nhiều về chủ đề này qua các văn kiện liên quan đến sự sống con người. Rõ ràng không được phép, nhưng hiểu nó như thế nào?
Thời gian trước đây, trong những vụ án rất phức tạp liên quan đến việc bảo vệ người mẹ và người con được sinh ra của họ, các luật sư được hướng dẫn bởi nguyên tắc có sẵn trong Bộ luật Justinian (thế kỷ thứ 6) “Mater semper certa est” nghĩa là người mẹ thì luôn chắc chắn. Bởi vì người mẹ của đứa trẻ luôn được xác định một cách chắc chắn vì người mẹ là người sinh ra đứa trẻ. Trái ngược với người cha, người có thể cần bằng chứng để xác minh mối quan hệ sinh học, người mẹ không cần xác nhận nào khác ngoài sự kiện sinh đẻ.
Trong thế kỷ 21, không có gì là chắc chắn hoặc hiển nhiên trong lĩnh vực nuôi dạy con cái. Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật y tế, việc làm mẹ thay thế hay còn gọi là đẻ thuê đã xuất hiện. Chúng ta đang sống trong thời đại mà một người phụ nữ có thể sinh con cho người phụ nữ khác.
Đầu năm 2016, truyền thông đưa tin Tyra Banks, 42 tuổi, người mẫu, diễn viên, ca sĩ và là người dẫn chương trình của một trong những talk show nổi tiếng của Mỹ, đã có đứa con đầu lòng. Chỉ có điều cô ấy không mang thai. Đứa trẻ được sinh ra cho cô bởi một người mẹ thay thế.
Vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, Kim Kardashian và Kanye West lên chức bố mẹ lần thứ ba. Nhân vật nổi tiếng này tuyên bố: "Đứa con thứ ba của tôi sẽ chào đời nhờ người mang thai hộ". Và thế là nó đã xảy ra. Cặp đôi giải thích rằng việc mang thai tự nhiên lần nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng của Kim.
Ba trong số bốn đứa con của Cristiano Ronaldo được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ[1].
1. Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là quá trình mà một phụ nữ (người mang thai hộ) mang thai và sinh con thay cho người khác hoặc cặp vợ chồng khác (cha mẹ nhờ mang thai hộ).
Có hai hình thức mang thai hộ chính:
Mang thai hộ một phần: Người mang thai hộ sử dụng trứng của mình và tinh trùng của người cha, người nhờ mang thai hộ hoặc tinh trùng được hiến tặng. Điều này có nghĩa là người mang thai hộ là mẹ ruột về di truyền của đứa trẻ, nhưng người này phải từ bỏ quyền làm mẹ của mình sau khi sinh con.
Mang thai hộ toàn phần, nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Gestational Surrogacy): Người mang thai hộ không sử dụng trứng của mình mà thay vào đó là trứng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc trứng của người hiến tặng, đã được thụ tinh với tinh trùng của cha nhờ mang thai hộ. Phôi thai sau đó được cấy vào tử cung của người mang thai hộ. Trong trường hợp này, người mang thai hộ không có quan hệ di truyền với đứa trẻ. Người mang thai hộ chỉ là người mẹ mang thai, không phải là mẹ ruột – theo nghĩa người mẹ về mặt di truyền của đứa trẻ. Khi sinh con, người mang thai hộ từ bỏ quyền làm mẹ[2].
2. Luật pháp về vấn đề mang thai hộ
Luật pháp quốc tế về mang thai hộ vẫn chưa có một quy định toàn cầu duy nhất bao quát tất cả các thực hành mang thai hộ. Tuy nhiên, có một số điểm và hướng dẫn chính từ các tổ chức và cơ quan nhân quyền quốc tế:
- Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đề cập đến vấn đề mang thai hộ, đặc biệt tập trung vào quyền của trẻ em sinh ra thông qua mang thai hộ và khả năng bị lợi dụng. Họ nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các quy định quốc tế để bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan[3].
- Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên minh Châu Âu cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, nêu rõ rằng cơ thể con người và các bộ phận của nó không nên là nguồn lợi nhuận tài chính[4].
- Một số quốc gia có các quy định cụ thể liên quan đến mang thai hộ, bao gồm ai có thể làm người mang thai hộ và việc công nhận pháp lý về quyền làm cha mẹ. Các luật này có thể khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia[5].
- Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã nêu bật những rủi ro về việc khai thác và mất cân bằng quyền lực trong các thỏa thuận mang thai hộ quốc tế, đặc biệt khi cha mẹ dự kiến đến từ các quốc gia giàu có và người mang thai hộ đến từ các nền kinh tế đang phát triển[6].
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam có các điều khoản đề cập đến việc mang thai hộ, cụ thể các điều từ 93 đến 100, trong đó cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ với mục đích thương mại[7].
3. Lập trường của Giáo hội về việc mang thai hộ
Giáo hội Công giáo có lập trường rõ ràng và nhất quán về việc mang thai hộ. Theo giáo lý của Giáo hội, mang thai hộ, dù là mang thai hộ một phần hay toàn phần nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đều bị coi là không phù hợp với nguyên tắc luân lý và đạo đức Công giáo. Quan điểm này được Thánh Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào năm 1987 qua Huấn thị "Donum Vitae" (Hồng ân sự sống), khẳng định rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai và phải được bảo vệ và phản đối các phương pháp thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ vì vi phạm đạo đức sinh học và phẩm giá con người.
“…Việc mang thai hộ (surrogate motherhood ) nói lên sự thất bại khách quan đối với những đòi buộc của tình mẫu tử, của sự trung tín vợ chồng và của trách nhiệm làm mẹ. Nó cũng xúc phạm phẩm giá và quyền của đứa trẻ được thụ thai, cưu mang trong lòng mẹ, được sinh ra và được nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ của mình. Ngoài ra, việc mang thai hộ này cũng tạo nên nguy cơ làm tan rã gia đình vì sự tách biệt giữa những yếu tố thể lý, tâm lý và luân lý là nền tảng cho mọi gia đình.” (số.3)
Và với Huấn thị "Dignitas Personae" (Phẩm giá con người) vào năm 2008, Thánh bộ Giáo lý Đức tin bổ sung các quan điểm của Giáo hội về các phương pháp hỗ trợ sinh sản mới; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng phẩm giá con người trong mọi giai đoạn của sự sống.
Trong những thập niên vừa qua, các ngành y khoa đã có những bước tiến bộ đáng kể trong sự hiểu biết về sự sống con người ở những giai đoan đầu tiên của nó. Người ta đã đã đạt đến mức biết rõ hơn những cấu trúc sinh học của con người và tiến trình sinh sản của nó. Những tiến bộ này chắc chắn là tích cực, xứng đáng để được ủng hộ nếu như chúng được dùng để thắng vượt hay chữa trị các bệnh lí và khi chúng đóng góp vào việc tái lập sự hoạt động bình thường của tiến trình sinh sản. Trái lại, chúng là tiêu cực, và do đó không thể được tán thành, khi chúng kéo theo việc tiêu hủy sự sống con người hay khi chúng dùng những phương tiện làm hại đến phẩm giá của con người, hoặc khi chúng được sử dụng nhằm những mục đích trái với thiện ích toàn diện của con người (số 4).
Dưới đây là những điểm chính về quan điểm của Giáo hội đối với việc mang thai:
- Tính toàn vẹn của hôn nhân
Giáo hội Công giáo dạy rằng việc thụ thai và sinh con nên diễn ra trong bối cảnh hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Mang thai hộ tách biệt hành động tính dục khỏi hành động sinh sản, điều này vi phạm nguyên tắc về tính toàn vẹn của hôn nhân. Hôn nhân, theo giáo lý Công giáo, là một liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, trong đó hành động tính dục và sinh sản phải gắn liền với nhau.
- Phẩm giá con người
Giáo hội nhấn mạnh rằng mỗi con người có phẩm giá và quyền lợi không thể xâm phạm từ lúc thụ thai. Mang thai hộ có thể biến cơ thể người phụ nữ thành công cụ, điều này không tôn trọng phẩm giá và tính toàn vẹn của cô ấy. Đồng thời, việc tạo ra phôi thai ngoài cơ thể người mẹ và sau đó cấy vào người mang thai hộ có thể dẫn đến việc phá hủy phôi thai, điều mà Giáo hội coi là hủy diệt một sự sống con người.
- Quyền lợi của đứa trẻ
Giáo hội tin rằng mọi đứa trẻ có quyền được sinh ra từ tình yêu và trong sự chăm sóc của cha mẹ ruột của mình. Mang thai hộ tạo ra những tình huống phức tạp về pháp lý và tình cảm, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của đứa trẻ. Giáo hội lo ngại rằng trẻ em sinh ra qua mang thai hộ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu về nguồn gốc di truyền của mình và phát triển bản sắc cá nhân.
- Đạo đức sinh học
* Mang thai hộ thường liên quan đến việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các thủ thuật hỗ trợ sinh sản khác. Giáo hội phản đối việc tạo ra phôi ngoài cơ thể người mẹ và những hành động có thể dẫn đến việc phá hủy phôi. Ngoài ra, các phương pháp này thường tách rời hành động sinh sản khỏi hành động tình dục, đi ngược lại với nguyên tắc của Giáo hội về tính toàn vẹn của hành động sinh sản.
* Những kỹ thuật phá vỡ liên hệ phụ mẫu qua sự can thiệp của một người ngoài cuộc hôn nhân (cho tinh dịch hoặc noãn bào, cho mượn tử cung) là những hành vi đáng hổ thẹn cách nghiêm trọng. Những kỹ thuật này (thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo khác nguồn) vi phạm quyền của đứa con, là phải được sinh ra do cha và mẹ được biết là đã chính thức kết hôn. Những kỹ thuật này phản lại “quyền độc hữu [của đôi phối ngẫu], là chỉ nhờ nhau mà cả hai mới được làm cha, làm mẹ (GLCG 2376).
Kết luận
Từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng việc mang thai hộ, dù với bất kỳ hình thức nào, đều không thể chấp nhận được vì nó vi phạm các nguyên tắc luân lý và phẩm giá con người. Giáo hội khuyến khích các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh con tự nhiên nên tìm kiếm các giải pháp khác phù hợp với giáo lý và đạo đức Công giáo hơn.
G. Võ Tá Hoàng
Những tin cũ hơn