TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Lễ Lá -Năm C

“Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”. (Lc 22,14-23.56)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nhìn lại Hành trình Mùa Chay

Thứ ba - 08/04/2025 06:56 | Tác giả bài viết: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB |   101
Chúa Cha là người yêu, Chúa Con là người được yêu, và Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Cha và Con.

NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH MÙA CHAY

tbd 080425b

 

Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, các nhà phụng vụ muốn chúng ta: tôi luyện hồn xác, và sống những ngày khắc khổ của Mùa Chay để học biết Đức Kitô, và dõi theo gương của Người, để được hưởng ơn cứu độ. Bài Tin Mừng của Chúa Nhật I Mùa Chay cho thấy Đức Giêsu đã chiến thắng các cơn cám dỗ bằng chính việc vâng lời Chúa Cha, khi Người trích dẫn Thánh Kinh để chống lại những lời phỉnh gạt của Satan, và như Người cũng đã từng nói: lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Chúa Cha, Thầy được sai đến để làm theo ý Chúa Cha. Do đó, trong Chúa Nhật II Mùa Chay, các nhà phụng vụ cho ta thấy: Chúa Cha muốn ta vâng nghe Con Yêu Dấu của Người, nếu ta biết lấy Lời Hằng Sống nuôi dưỡng mình, thì cặp mắt tâm hồn ta sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong đời ta, như các môn đệ, trong bài Tin Mừng, được chiêm ngắm vinh quang Chúa trong Biến Cố Hiển Dung.

Đức Giêsu đã vâng lời Chúa Cha, và Chúa Cha muốn chúng ta vâng nghe Con Yêu Dấu của Người. Vâng nghe Đức Giêsu bằng cách nào? Thưa: bằng cách sống đức tin, đức cậy, và đức mến. Ba Lời Tổng Nguyện của các Chúa Nhật III, IV, V, liên quan tới ba bài Tin Mừng, mà theo truyền thống, ở thế kỷ thứ hai của Kitô giáo, Hội Thánh đã dùng ba bài Tin Mừng này để dạy giáo lý khai tâm cho những người dự tòng, nhằm dạy cho họ về ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến, liên quan tới ba tài năng của linh hồn: lý trí, ý chí, và tình cảm.

Chúa Nhật III Mùa Chay, với bài Tin Mừng: Đức Giêsu gặp người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp, các nhà phụng vụ muốn ta xin Chúa đoái nhìn và trợ giúp ta, để bằng ý chí, và nỗ lực của mình, ta sẽ cố gắng, quyết tâm thi hành ba việc: ăn chay, cầu nguyện và bố thí, để chữa lành vết thương tội lỗi, hầu ta có thể đạt được ơn cứu độ mà Chúa đã hứa ban, như trong “Kinh Cậy”: công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này… Ta phải dùng tài năng của linh hồn là ý chí: để tập tành các nhân đức, nhằm, vươn tới Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện, trong khi trông chờ lời hứa cứu độ của Người.

Chúa Nhật IV Mùa Chay, với bài Tin Mừng: Đức Giêsu chữa người mù từ thuở mới sinh, Lời Tổng Nguyện cho thấy: Chúa đã sai Con Một giáng trần để thực hiện công trình kỳ diệu: là cho loài người được hòa giải với Chúa, và ta xin cho mình có được: lòng tin sống động để hăm hở đón mừng Lễ Vượt Qua sắp tới, như trong “Kinh Tin”:  Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm Người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ… vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng. Ta phải dùng tài năng của linh hồn là lý trí, cùng với ánh sáng đức tin để hướng lên Thiên Chúa, Đấng Toàn Chân: là chân lý, là sự thật, thông minh vô cùng.

Chúa Nhật V Mùa Chay, với bài Tin Mừng: Đức Giêsu hoàn sinh cho Ladarô, Lời Tổng Nguyện cho thấy: vì yêu thương nhân loại, Ðức Giêsu Kitô đã hiến thân chịu khổ hình, và ta xin cho mình được: ơn trợ giúp, để biết noi gương Đức Giêsu, mà tận tình yêu thương anh chị em, như trong “Kinh Mến”: lạy Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Để có thể yêu mến Chúa và anh chị em mình, ta phải sử dụng tài năng của linh hồn là tình cảm. Chúa Nhật V Mùa Chay nói về “Thần Khí”, và “Sự Sống”, vậy mà các nhà phụng vụ lại muốn ta xin cho mình biết “yêu thương”. Khi nói tới Thánh Thần, ta thường nghĩ tới ơn soi sáng, để biết việc phải làm. Tuy nhiên, tác động của Thánh Thần trước hết và trên hết là tình yêu, lòng mến, bởi vì, căn tính của Thánh Thần là tình yêu: Chúa Cha là người yêu, Chúa Con là người được yêu, và Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Cha và Con. Ta thường thích cậy nhờ Thánh Thần để “biết”, hơn là để “yêu”, bởi vì, “biết” sẽ mang lại cho ta: sức mạnh, quyền lực, và ta sẽ ở vị trí của người thống trị, được phục vụ, còn “yêu” sẽ làm cho ta: yếu thế, nhún nhường, và đứng vào chỗ rốt hết để phục vụ, như chính Đức Giêsu đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.

Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây