TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Những bước chân tháng tám…

Thứ ba - 05/09/2023 02:26 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   614
Mỗi bước hành trình là một sự tạ ơn: Tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn con người. Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho những cơ hội để nhận biết Ngài và cảm ơn người đã tiếp đón như người thân con một Cha yêu thương.
Những bước chân tháng tám…
Những bước chân tháng tám…

Tháng tám với những niềm vui: lang thang trên đất nước chùa tháp và ngang qua các tỉnh phía bắc Viêt Nam.

Đây là lần thứ nhất tôi đến với sân bay Cát Bi, lần thứ hai đến Tòa giám mục giáo phận Thái Bình, lần thứ ba trong năm 2023 đến với Hạ Long và lần thứ tư tham dự Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc VI (tại Hà Nội năm 2011, tại Huế 2014, tại Xuân Lộc 2017 và Thái Bình 2023).

Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc VI

Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc VI được tổ chức tại Tòa Giám Mục Thái Bình từ ngày 21-24.8.2023 với chủ đề: Giáo Lý Viên: Con Người Hiệp Hành.

Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần VI quy tụ khoảng hơn 250 tham dự viên, gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc 27 giáo phận. Giáo phận Banmêthuột có 10  tham dự viên: 4 linh mục, 3 nữ tu và 3 giáo dân.

Đại hội có 7 đề tài thuyết trình và thảo luận để định hình đào tạo giáo lý viên. Khởi đầu với đề tài:

- Đề tài 1:  Giới thiệu Hướng Dẫn Việc Dạy Giáo Lý (2020): Một Điểm Đến Và Một Khởi Đầu Mới.

Thuyết trình viên dựa trên các tài liệu “Hướng dẫn việc Dạy Giáo lý” (2020) do Bộ Cổ võ Tân Phúc Âm hóa biên soạn, “Hướng dẫn Tổng quát việc Dạy giáo lý” (1997) của Bộ Giáo Sĩ về việc dạy giáo lý và “Hướng dẫn chung việc Dạy Giáo lý” (1971) … mở ra một tinh thần mới: Dạy giáo lý như ra đi truyền giáo, như dấu chỉ của lòng thương xót, như một thực nghiệm của đối thoại.

- Đề tài 2:  Giáo Lý Viên: Con người hiệp hành trong việc tuyên xưng đức tin.

Việc dạy giáo lý không chỉ là dạy kiến thức về Thiên Chúa, mà còn là trường dạy Đức Tin cho con người. Để làm được điều đó, chính các Giáo lý viên phải có những cuộc trở về trong cầu nguyện, nhờ hiểu biết để xác tín mạnh mẽ, tuyên xưng đức tin của mình và có trách nhiệm loan truyền đức tin ấy tới cho mọi người.

 - Đề tài 3:  Giáo Lý Viên: Hiệp hành trong phụng vụ.

GLV cần hiểu tầm quan trọng của phụng vụ trong đời sống của Hội Thánh. GLV cần phải sống đời sống Bí tích: Hiệp thông với Thiên Chúa, hiệp thông với Hội Thánh và hiệp thông với nhau. Chính kinh nghiệm về đời sống phụng vụ của mình, GLV mới có thể chia sẻ một cách hiệu quả những kiến thức sống động về sự hiệp thông với các Giáo lý sinh.

- Đề tài 4:  Giáo Lý Viên: Hiệp hành trong kinh nguyện.

“Các Tông đồ ra đi, có Chúa cùng hoạt động với các ông.” (Mc 16,20) Câu nền tảng của GLV hiệp thông với Thiên Chúa trong đời sống cầu nguyện.

GLV cần chiêm ngắm và noi theo gương tổ phụ Ápraham, Giacóp, Môsê, Đavít, Êlia, Mẹ Maria và nhất là Chúa Giêsu.

Kinh nguyện giúp chúng ta vững bước theo Chúa Kitô, nhờ đó GLV có nội lực và sức mạnh để tích cực thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng cho muôn người.

- Đề tài 5:  Giáo Lý Viên: Hiệp hành trong đời sống đức tin.

Giáo Lý Viên là một nhân chứng của đời sống đức tin, vì vậy GLV phải sống và làm chứng cho những điều mình tin và mình dạy, có như thế, GLV mới có thể trở thành người hướng dẫn đời sống đức cho cho những người mình có trách nhiệm.

- Đề tài 6:  Giáo Lý Viên: Hiệp hành trong việc học hỏi Lời Chúa.

Lời Chúa là tâm điểm của việc dạy giáo lý. Chính vì thế GLV cần có được kiến thức căn bản về Kinh Thánh. Nhờ việc học hỏi Lời Chúa này giúp GLV hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa hơn; từ đó GLV  có thể tham gia vào đời sống và sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo hội qua việc chia sẻ Lời Chúa cho những người học giáo lý.

- Đề tài 7:  Giáo Lý Viên: Hiệp hành trong việc Dạy Giáo Lý.

Thuyết trình viên cho chúng ta thấy thực trạng của việc học và dạy giáo lý ở VN. Những tích cực cần phải phát triển và nhân rộng cho các GLV và cả Giáo lý sinh cùng gia đình đồng hành trong việc dạy giáo lý; và những tiêu cực cần phải khắc phục để thăng tiến hơn trong đời sống đức tin của tín hữu.

Đại hội kết thúc với một mong ước đưa ra một lộ trình trong việc đào tạo GLV và việc dạy Giáo lý sinh sao cho kết quả như Hội Thánh hướng dẫn. (https://giaophanthaibinh.org/dai-hoi-giao-ly-toan-quoc-lan-thu-vi-....html)


Giáo phận Hải Phòng

Đoàn Banmêthuột có một nước mong : sau Đại hội sẽ ghé thăm Đức giám Mục giáo phận Hải Phòng, ngài nguyên là giám mục Giáo phận Banmêthuột từ năm 2009 đến 2022; và từ 2022 là giám quản Giáo phận Banmêthuột.

Giáo phận Hải Phòng được biết đến ngay từ những ngày đầu thiết lập giáo phận ở Việt Nam.

Ngày 9-9-1659, với Đoản sắc Super Cathedram Principis, Đức Alexander VII (1655-1667) thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận: Đàng Ngoài và Đàng Trong. Vùng đất Hải Phòng, Hải Dương lúc này đã có những “cư sở”, giáo xứ quan trọng trong giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài như Xứ Đoài, Xứ Bắc, Kẻ Sặt...

Năm 1679, Đức Innocens XI (1676-1689) chia giáo phận Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Ranh giới Địa phận mới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp sông Hồng, phía nam giáp Ninh Bình.

Cha François Deydier Phan, thuộc Hội Thừa sai Paris, được đặt làm giám mục tiên khởi của giáo phận Đông Đàng Ngoài, lúc đó Toà giám mục thường ở Phố Hiến (tên một cảng nằm trên tả ngạn sông Hồng, do Nhà Lê mở vào cuối thế kỷ, phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay); sau đời Đức cha Deydier, Toà giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương.

Ngày 5-9-1848, Đức Piô IX (1848-1878) ban Chiếu thư chia tỉnh Nam Định và tỉnh Hưng Yên, lập thành giáo phận Trung (nay là Bùi Chu, được tách từ địa phận Đông, sau đó, năm 1936, Giáo phận Thái Bình được tách ra từ Giáo phận Bùi Chu), phần đất còn lại giữ tên cũ là giáo phận Đông, do Đức cha Jeronimo Hermosilla Liêm, O.P., giám mục tiên khởi người Tây Ban Nha, coi sóc. Ngày 6-11-1861, ngài tử đạo tại khu Năm Mẫu (Hải Dương). Toà giám mục khi ở Nam Am, khi ở Kẻ Mốt (thuộc Bắc Ninh ngày nay). Giáo phận Đông đã có các trường Lý Đoán (Đại chủng viện) và La Tinh (Tiểu chủng viện) ở Đông Xuyên, Kẻ Mốt, Tử Nê.
 
Ngày 29-5-1883, Đức Lêô XIII (1878-1889) công bố Chiếu thư lập giáo phận Bắc (nay là Bắc Ninh), một phần tách từ giáo phận Đông, gồm các tỉnh Hải Dương, Quảng Yên và Hải Ninh (tức Móng Cái), và vẫn giữ tên cũ là giáo phận Đông do Đức cha José Terrès Hiến coi sóc, Toà giám mục đặt ở Hải Dương (năm 1939, Giáo phận Lạng Sơn được tách từ Bắc Ninh).

Năm 1890, Đức cha Hiến dời Toà giám mục ra Hải Phòng. 

Ngày 01-11-1861, ba nhân chứng đức tin đã tử đạo khu Năm Mẫu Hải Dương (nay là Đền Thánh Hải Dương): Đức Cha Hieronimo Hermosilla Liêm, Đức Cha Valentinô Vinh, Cha Phê-rô Amato Bình. Sau đó, ngày 06-12-1861, Thày Giuse Nguyễn Duy Khang cũng chịu tử đạo tại đây. Bốn vị tử đạo này đã được phong chân phước ngày 20-5-1906 và phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Khu Năm Mẫu Hải Dương cũng là nơi có hàng trăm tín hữu đã đổ máu đào để làm nhân chứng đức tin.

Ngày 3-12-1924, Toà Thánh đổi tên giáo phận Đông theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà giám mục, gọi là giáo phận Hải Phòng, Đức cha Francisco Ruiz de Azua Minh, O.P. (1919-1929) coi sóc.

Ngày 14-1-1953, cha Giuse Trương Cao Đại, O.P., nhận sắc chỉ của Toà Thánh làm giám mục Hải Phòng và thụ phong tại Hồng Kông. Sau khi về nước nhận giáo phận, ngài xây dựng giáo phận về cả vật chất lẫn tinh thần. Công việc đang thuận lợi thì Đức cha lại phải di cư vào Nam sau hiệp định Genève (1954).

Ngày 7-5-1955, Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Khuất Văn Tạo làm giám quản tông toà giáo phận Hải Phòng. Ngài được tấn phong giám mục tại nhà thờ Sơn Tây ngày 7-2-1956; ngày 28-4-1956, Đức tân giám mục chính thức nhận giáo phận Hải Phòng.

Ngày 24-11-1960, Toà Thánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, giáo phận Hải Phòng được nâng lên hàng chính toà thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo được bổ nhiệm làm giám mục chính toà của giáo phận Hải Phòng. Ngài mất ngày 18-8-1977. Hai năm sau (1979), Đức cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương thụ phong giám mục 18-2-1979 lên thay, ngài nhận giáo phận 24-2-1979. Ngài qua đời ngày 10-3-1999.

- Ngày 26-11-2002: Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm Cha Giuse Vũ Văn  Thiên làm Giám mục chính tòa Hải Phòng. Lễ tấn phong Giám mục được tổ chức ngày 2-1-2003, tại khuôn viên nhà thờ chính tòa Hải Phòng.

- Giáo phận Hải Phòng nằm trên thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương và một phần tỉnh Hưng Yên với diện tích là 9.079,10 km2.

Giáo phận Hải Phòng có 3 Giáo Hạt: Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương – Hưng Yên. Gồm 119 linh mục triều, 4 linh mục dòng (Cập nhật 04/8/2023), 134.000 giáo dân, thuộc 98 Giáo xứ trong tổng số 350 nhà thờ. (Cập nhật 30/12/2021) (https://gphaiphong.org/luoc-su-giao-phan-hai-phong.html)

 Về đến Hải Phòng, đoàn Banmêthuột đến chào Đức Cha giáo phận, sau đó sang Trung Tâm Mục Vụ Hải Phòng nghỉ đêm.  Hôm sau, chúng tôi thăm quan một số điểm tại vịnh Hạ Long như Động Thiên Đường, Hang Đầu Gỗ, Hòn Đỉnh Hương, Núi Gà Chọi… mới thấy được sự huyền diệu của Tạo hóa trong công cuộc sáng tạo của Ngài. Mỗi bước hành trình là một sự tạ ơn: Tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn con người. Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho những cơ hội để nhận biết Ngài và cảm ơn người đã tiếp đón như người thân con một Cha yêu thương.

Nhìn lại quê tôi mà não lòng!

Tôi nhớ  lại lời Công nương Diana đã nói: “Hãy làm những điều tốt cho mọi người mà không mong được trả ơn và nhớ rằng một ngày nào đó họ cũng mang nhiều điều tốt đẹp đến cho bạn...!”.

Và tôi cũng nhớ lời thánh Phaolô nhắc nhở các kỳ mục Hội Thánh Êphêxô : “phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy:  Cho thì có phúc hơn là nhận.” (Cv 20,35)

                                                                                                                        Nguyễn Thái Hùng
                                                                                                                                       2023



















 
 Tags: nvmn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây