TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tư duy phản biện

Thứ bảy - 02/04/2022 06:03 |   703
Tư duy phản biện

Tư duy phản biện

 

 Tư duy phản biện và tư duy chống đối khác nhau rất xa. Phản biện cần được rèn luyện hiểu biết và kỹ năng phân tích, đánh giá sự việc, phản hồi. Chống đối thì khỏi cần học, cứ bảo thủ định kiến, khác là chống.

Những người nhóm Pharisêu không cần biết Chúa Giêsu là ai, chúng tìm để giết, còn những người vệ binh, người Pharisêu trong đó có ông Nicôđêmô đã nói chuyện với Chúa phản biện lại nhóm Pharisêu: "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" (Ga 7, 51)

Tư duy phản biện điều chỉnh: Những người vệ binh, ban đầu họ được sai đến để bắt Chúa về cho các thượng tế và những người Pharisêu. Họ vâng lệnh ra đi, họ gặp Chúa Giêsu, nghe Chúa giảng, thấy việc Chúa làm. Các vệ binh suy nghĩ về việc mình nên bắt hay không bắt Chúa. Họ phân tích đối chiếu thực tế và những điều họ phải làm theo lệnh. Họ đã quyết định không làm theo lệnh. Tư duy này là tư duy phản biện điều chỉnh. Ban đầu theo lệnh đi bắt là đúng, nhưng khi đánh giá thực tế, bằng tư duy hiểu biết, sáng suốt của mình, họ không theo lệnh bắt. Điều này giải thích tại sao người ta hay dùng trẻ nhỏ, người kém hiểu biết, kẻ dễ sai bảo làm những chuyện sai trái, bởi không có tư duy phản biện, chỉ biết làm theo lệnh không có ý kiến riêng.

Tư duy phản biện ngoại cảnh: Mỗi người đều có hiểu biết riêng, nhận định riêng, cần có một nhận thức chung về các vấn đề, tổng hợp được ý kiến khác nhau. Trong câu truyện Tin Mừng, người Pharisêu và thượng tế lập luận: “Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu?” Kiến thức của họ không thể nói kém hơn những người khác, nhưng cách lập luận lại sai khi tổng hợp, lấy số đông áp chế chân lý.

Chân lý không thuộc về số đông, chân lý cần truy tìm, học hỏi, tra cứu, vươn tới bằng mọi cách tiếp cận, gặp gỡ và suy tư. Những người cận vệ không giỏi bằng, nhưng họ có tư duy phản biện, biết đâu đúng, đâu sai, điều này rất cần cho cuộc sống chúng ta ngày nay. Cần có tư duy độc lập, một tư duy biết tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và quyết tâm đi tới chân lý.

Khi dùng quyền áp chế, kết luận theo cảm tính, nghĩa là quá kém hiểu biết, không có tư duy phản biện, chỉ theo máy móc, làm không được thì cấm, chứng minh không được thì bịt miệng: "Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa! " (Ga 7, 47 – 49)

Giữa một thế giới có hàng ngàn, hàng tỷ ý kiến thuận chiều, trái chiều. Có nhiều phát biểu, có nhiều cách hiểu biết, tư duy, tiếp cận, giữa bóng tối và ánh sáng. Cần biết bao tư duy phản biện: "Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?" Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy! " (Ga 7, 45 – 46)
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây