TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VAY MƯỢN

Thứ tư - 14/04/2021 04:51 | Tác giả bài viết: St |   1157
VAY MƯỢN

 

VAY MƯỢN

Thông thường chúng ta cho là chủ nợ bao giờ cũng chiếm ưu thế đối với con nợ. Nền kinh tế tư bản đảo lộn trật tự này vì có sự lẫn lộn giữa chủ nợ và con nợ. Con nợ lại chính là chủ nợ và chủ nợ cũng là con nợ. Hai bên đều là chủ của nhau và hai bên đều là con nợ của nhau. Người chiếm ưu thế, có tiếng nói quyết định trong việc vay mượn là con nợ của nhiều chủ nợ, được nhiều chủ nợ tin tưởng cho mượn. Khác nhau bấy nhiêu thôi, ở chữ tín.

Để đơn giản vấn đề chúng ta lấy các ngân hàng hay công ty lớn làm thí dụ. Công ty có vốn hàng tỉ là do họ mượn vốn từ các người nghèo bằng cách bán cổ phần rồi dùng vốn đó để kinh doanh, đầu tư hoặc cho người khác vay mượn. Như thế công ty là con nợ của hàng triệu chủ nợ nhỏ. Những ông chủ nhỏ này không biết hay không thích kinh doanh nên cho công ty mượn tiền dưới danh nghĩa mua cổ phần. Công ty mượn tiền đó làm lời ra và chia tiền lời cho các chủ nợ nhỏ có phần hùn của công ty.

Càng nhiều chủ nợ nhỏ cho mượn công ty càng trường vốn. Một khi trường vốn họ lại trở thành chủ nợ cho các con nợ khác vay mượn để kinh doanh, đầu tư vào các công trình lớn để kiếm lời, tạo công ăn việc làm.

NỢ TỐT

Không phải vay công mượn nợ đều là xấu cả đâu. Có những món nợ rất tốt như mượn vốn đầu tư nhà cửa, đất đai, làm thương mại. Tóm lại những món nợ lớn nhỏ sinh lợi vừa giúp tạo công ăn việc làm vừa tự nuôi nó đều là những món nợ rất tốt. Mang nợ trong trường hợp này chính là mượn tiền thiên hạ, dùng tiền đó sinh lợi vừa trả được nợ, tiền tiết kiệm được làm giầu cho mình. Mượn nợ như thế đã không xấu; trái lại là một niềm tự hào vì tạo được uy tín nơi chủ nợ. Thiếu điểm này chẳng ai cho mượn.

NỢ XẤU

Mang nợ bị coi là xấu khi món nợ đã không sinh lãi mà gặm thâm vào vốn, ăn cụt mất vốn. Những món nợ đại khái như muợn tiền trả nợ thẻ tín dụng, mua xe đắt tiền giật le với thiên hạ, mua giàn máy hát, màn ảnh tivi sang trọng và ngay cả mượn tiền đi du lịch hay đánh bài đều là những món nợ xấu, cần phải tránh và tránh xa nếu không con nợ sẽ trở thành nạn nhân của các món nợ lúc đầu nhỏ rồi cứ lớn dần, lớn dần đến độ không trả nổi phải phá sản. Nên nhớ nợ sanh ra nợ và nợ sanh rất mau.

TIỀN SANH TIỀN

Nợ sanh nợ, tiền sanh tiền. Tiền nợ cũng là tiền nên tiền nợ sanh hàng ngày và như thế phải nuôi con của nó mỗi ngày. Càng nuôi lâu càng nặng kí, khó trả. Đồng tiền lưu hành, đi đó đây, chui hết túi người này sang túi người khác, là đồng tiền sinh lợi. Đồng tiền đem chôn, giấu cất chỗ kín đáo, là đồng tiền xó nhà, không ra khỏi nhà nên không sinh lợi. Đồng tiền tự nó không biết sanh lợi cho chủ. Muốn cho đồng tiền sanh lợi chủ của nó phải biết cách dùng tiền cho đúng. Tiền không sanh lợi là tiền mất giá vì lạm phát. Giá hàng hoá, vật chất luôn gia tăng trong khi đồng tiền cất, giấu không sanh lợi mà còn mất giá so với thị trường. Dùng sai đồng tiền đã không sinh lợi mà còn gây nên hậu quả ngược lại phản chủ.

HỌC TIÊU TIỀN

Trường hợp người giầu có trong bài đọc hôm nay cho thấy họ đã không biết cách tiêu tiền. Không phải hễ có tiền là biết cách tiêu tiền. Kiếm tiền đã khó biết cách tiêu tiền còn khó hơn. Tiêu tiền không đúng cách sẽ bị tiền vật.

TIỀN CHẾT

Phúc Âm thuật truyện người giầu có và anh nghèo Ladarô. Nhà giầu mặc toàn lụa là gấm vóc và ngày nào cũng yến tiệc linh đình. Mặc ‘toàn’ lụa là, gấm vóc, nghĩa là không làm gì cả, lúc nào cũng thong dong ăn chơi. Câu kế tiếp nói rõ nghĩa câu trên: ngày ngày người đó lại yến tiệc linh đình. Gia đình này có hai món tiền chết. Tiền chết là tiền không sinh lợi. Mặc lụa là, gấm vóc rất tốt nhưng lúc nào cũng mặc chính là ăn không, ngồi rỗi, không làm gì cả. Thỉnh thoảng có yến tiệc là tốt nhưng ngày nào cũng yến tiệc là xấu. Vừa hoang phí vừa sinh bệnh chết vì miếng ăn.

NGUYÊN NHÂN

Yến tiệc linh đình hàng ngày và mặc toàn lụa là, gấm vóc không tạo nên hố ngăn cách ngàn trùng giữa người nhà giầu và anh chàng nghèo khó xin ăn ngoài ngõ. Kẻ ăn uống dư thừa, chan chứa, mứa man; kẻ đói run, chầu ngoài ngõ, xoè mỏi tay, nắm lại vẫn tay không. Có gì đâu bỏ lên miệng.

Làm bạn với chó đói chờ chộp giật miếng xương từ trong nhà quẳng ra. Giành xương của chó coi như bị xếp ngang hàng với súc vật. Nơi anh nhà giầu tình thương người nghèo chết từ lâu. Sự việc sẽ khác nếu anh thương cho người nghèo ít ra là quần áo cũ và thực phẩm dư thừa. Anh không cho, dửng dưng trước cái đau khổ của đồng loại. Người giầu bị kết án không phải vì giầu có, không phải vì mặc toàn lụa là gấm vóc, không phải vì ngày nào cũng yến tiệc linh đình.

KẾT ÁN

Người giầu bị kết án vì cách dùng của cải, vật chất, dùng sai những gì anh làm chủ. Tiền trong nhà anh là tiền chết, không sinh lợi. Vì tình thương tha nhân đã chết nơi anh. Vì anh đối xử với người nghèo ngang hàng với chó. Ngay cả sau khi chết anh vẫn còn muốn người nghèo phục vụ, hầu hạ anh. Xin sai Ladarô mang nước cho. Hố ngăn cách chính anh tạo ra. Bây giờ là nạn nhân của cái hố lúc sinh tiền anh đào hố. Đồng tiền chết không cứu sống được anh. Đồng tiền sinh lợi nếu không công đức cũng mang lại miếng cơm, tấm bánh cho người khác mới là đồng tiền sinh động. Xin đừng mắc nợ ai điều gì ngoài lòng yêu mến. Anh thiếu lòng yêu mến.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây