Nhà lão mái tôn rách nát, nền nhà thấp, tối ẩm thấp. Nhân lúc mở hẻm, người ta chỉ muốn lão lui vào chừng nửa mét, rồi mọi người giúp lão tiền thay mái tôn, nâng nền nhà, sủa lại cửa nẻo cho sáng, lão nhất định không chịu. Lão được con cháu, họ hàng khuyên lão vẫn không nghe, từ ấy người ta gọi lão gàn.
Lão gàn, ngày xưa là một công chức bình thường. Cuộc sống ngày ấy không lo âu gì nhiều, dù có năm người con, mình lão đi làm cũng dư dả nuôi con, nhà cửa đàng hoàng. Vợ lão giống như những người phụ nữ thời ấy, lo công việc nội trợ, chăm sóc con cái nhà cửa. Mọi sự ấm êm, bình an.
Chiến tranh rồi hoà bình lập lại, không còn tiếng súng, tiếng đại bác, bom nổ. Nhưng cuộc sống đổi thay rất nhiều, lão không còn việc làm, kinh tế nghèo nàn sa sút. Lão hằng ngày chạy nơi này, nơi khác tìm việc. Ai cũng như ai, chẳng có việc gì làm, tiền của dành dụm mất đi nhiều. Túng quẫn, lão liều mình đi buôn vài ký cà phê, ít trà. Được vài chuyến lão bị mất sạch vốn. Vợ lão, xưa kia có biết buôn bán gì, giờ cũng nai lưng xếp hàng mua vài ba ký gạo của người khác không dùng để bán lại. Con lão hằng ngày cầm sổ xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm, bữa học, bữa không.
Lão nhìn cảnh tượng ấy buồn lắm, tuy chưa già, sức vẫn còn mà chẳng làm được gì hơn ngoài việc cứ lo vài bữa ăn. Lão gom góp tiền nhà vay mượn thêm mua được chiếc xích lô. Có chiếc xích lô không lo chạy tìm việc nữa, lão kiếm tiền ổn định hơn, tuy cực khổ nắng mưa.
Lắm lúc ngồi chờ khách, lão ngồi nhìn người qua lại, cám cảnh cuộc đời. Lão nhớ lại ngày xưa, xe này, xe kia, người này người nọ, ra đường mặt ai cũng tươi vui. Giờ ngồi đây, ngắm từng khuôn mặt gầy gò, hốc hác. Nhiều người mang nét mặt ưu tư, nhiều nét nhăn sạm nắng. Buồn cho cuộc đời chạy vạy từng bữa. Lão nghĩ về mình, tủi buồn cho cái thân phận, muốn trào nước mắt, vì không lo cho được gia đình, vợ con yên ấm. Lão tuy không giàu nhưng không bao giờ muốn gia đình mình thiếu thốn, lão gắng hết sức, ai muốn chở hàng nặng nhẹ, xa hay gần, bao nhiêu cũng chở. Phần vì lão nghĩ, mọi người cũng gặp cảnh khó như lão, mỗi người gánh một ít cho nhau, đời sẽ bớt khổ. Nghĩ thế, nhưng nào có đủ cho gia đình, vợ lão vẫn phải nắng mưa ở chợ, con lão vẫn bữa học, bữa không, chỉ muốn đi làm phụ ba mẹ.
Lão chẳng biết than cùng ai. Lão buồn rơi nước mắt, chẳng biết khóc cho điều gì cụ thể, chỉ thấy thương cho phận người sao mà lam lũ, sao mà nhọc nhằn, làm sao ra khỏi khốn cùng. Không thể trốn chạy cuộc sống, cuộc sống cứ phải đối diện, lầm lũi như đoàn người cùng khổ lê bước về phía trước.
Từ những ngày tháng yêu đời, tuổi thanh xuân, những lúc êm ấm khi lập gia đình, sinh con nuôi dưỡng bình thường, đến khi trở nên “lão gàn” như người ta thường gọi. Lão đã không biết lão đã đổi thay như thế nào? Vì những gánh nặng cuộc đời chăng, vì những bế tắc trong cuộc sống ư? Chẳng thể xác định từ đâu, chỉ biết rằng có quá nhiều suy nghĩ ngổn ngang, khiến lão trở thành người chẳng biết lão đang muốn gì. Chính lão không hiểu lão, làm sao người khác hiểu lão muốn gì, nên gọi lão là lão gàn cũng không sai.
Lão đang miệt mài suy nghĩ, có người gọi lão chạy cuốc xích lô, chở vài ba món hàng Mỹ gửi về. Lão lại nghĩ, ba cái thứ này, ngày xưa có thiếu gì đâu, bây giờ có lại mừng muốn rơi nước mắt. Cũng vài món hàng ngày xưa tầm thường, bây giờ sao lại đáng giá. Cái đổi thay về giá trị biến động nhiều qúa, cái ngày xưa giá trị ngày nay bọt bèo. Cái ngày nay giá trị, ngày xưa bình thường chẳng quan tâm. Sự thay đổi ấy cả mặt tinh thần lẫn vật chất, khiến lão nhìn thấy, suy nghĩ mà chán nản.
Ngày xưa, nhà cửa, đất đai của lão có ai thèm để ý đâu, nhiều khi cho thêm cũng chẳng muốn lấy. Bây giờ thòi thụt một tí cũng lắm chuyện hơn thua. Chính vì cái lẽ hơn thua ấy, lão chẳng muốn ai đụng đến đất nhà lão. Xưa nay có sao, cứ để vậy, thòi thụt thêm tý, lão chẳng quan tâm. Người ta gọi lão là gì cũng mặc kệ, chẳng ai hiểu cho lão. Lão đâu muốn hơn thiệt với ai, so đo làm gì, nhưng người ta cứ muốn cho lão được cái này, cái kia; rồi đòi lão thế này, thế nọ. Lão cứ nghĩ như người ta nói bây giờ: “Có ai cho không ai cái gì đâu?” Ngày xưa đâu ai nghĩ vậy, lòng tốt ngày xưa đâu ai tính toán; bây giờ cuộc sống eo hẹp, ganh đua, thắng thua nên ra cơ sự như thế. Buồn quá, nên lão trở nên gàn.
Không biết có phải lão gàn hay lão chẳng thể hội nhập cái lối sống mới bây giờ. Lão không theo kịp có lẽ lão trở nên gàn chăng?
Lão gàn, ngày xưa là một công chức bình thường. Cuộc sống ngày ấy không lo âu gì nhiều, dù có năm người con, mình lão đi làm cũng dư dả nuôi con, nhà cửa đàng hoàng. Vợ lão giống như những người phụ nữ thời ấy, lo công việc nội trợ, chăm sóc con cái nhà cửa. Mọi sự ấm êm, bình an.
Chiến tranh rồi hoà bình lập lại, không còn tiếng súng, tiếng đại bác, bom nổ. Nhưng cuộc sống đổi thay rất nhiều, lão không còn việc làm, kinh tế nghèo nàn sa sút. Lão hằng ngày chạy nơi này, nơi khác tìm việc. Ai cũng như ai, chẳng có việc gì làm, tiền của dành dụm mất đi nhiều. Túng quẫn, lão liều mình đi buôn vài ký cà phê, ít trà. Được vài chuyến lão bị mất sạch vốn. Vợ lão, xưa kia có biết buôn bán gì, giờ cũng nai lưng xếp hàng mua vài ba ký gạo của người khác không dùng để bán lại. Con lão hằng ngày cầm sổ xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm, bữa học, bữa không.
Lão nhìn cảnh tượng ấy buồn lắm, tuy chưa già, sức vẫn còn mà chẳng làm được gì hơn ngoài việc cứ lo vài bữa ăn. Lão gom góp tiền nhà vay mượn thêm mua được chiếc xích lô. Có chiếc xích lô không lo chạy tìm việc nữa, lão kiếm tiền ổn định hơn, tuy cực khổ nắng mưa.
Lắm lúc ngồi chờ khách, lão ngồi nhìn người qua lại, cám cảnh cuộc đời. Lão nhớ lại ngày xưa, xe này, xe kia, người này người nọ, ra đường mặt ai cũng tươi vui. Giờ ngồi đây, ngắm từng khuôn mặt gầy gò, hốc hác. Nhiều người mang nét mặt ưu tư, nhiều nét nhăn sạm nắng. Buồn cho cuộc đời chạy vạy từng bữa. Lão nghĩ về mình, tủi buồn cho cái thân phận, muốn trào nước mắt, vì không lo cho được gia đình, vợ con yên ấm. Lão tuy không giàu nhưng không bao giờ muốn gia đình mình thiếu thốn, lão gắng hết sức, ai muốn chở hàng nặng nhẹ, xa hay gần, bao nhiêu cũng chở. Phần vì lão nghĩ, mọi người cũng gặp cảnh khó như lão, mỗi người gánh một ít cho nhau, đời sẽ bớt khổ. Nghĩ thế, nhưng nào có đủ cho gia đình, vợ lão vẫn phải nắng mưa ở chợ, con lão vẫn bữa học, bữa không, chỉ muốn đi làm phụ ba mẹ.
Lão chẳng biết than cùng ai. Lão buồn rơi nước mắt, chẳng biết khóc cho điều gì cụ thể, chỉ thấy thương cho phận người sao mà lam lũ, sao mà nhọc nhằn, làm sao ra khỏi khốn cùng. Không thể trốn chạy cuộc sống, cuộc sống cứ phải đối diện, lầm lũi như đoàn người cùng khổ lê bước về phía trước.
Từ những ngày tháng yêu đời, tuổi thanh xuân, những lúc êm ấm khi lập gia đình, sinh con nuôi dưỡng bình thường, đến khi trở nên “lão gàn” như người ta thường gọi. Lão đã không biết lão đã đổi thay như thế nào? Vì những gánh nặng cuộc đời chăng, vì những bế tắc trong cuộc sống ư? Chẳng thể xác định từ đâu, chỉ biết rằng có quá nhiều suy nghĩ ngổn ngang, khiến lão trở thành người chẳng biết lão đang muốn gì. Chính lão không hiểu lão, làm sao người khác hiểu lão muốn gì, nên gọi lão là lão gàn cũng không sai.
Lão đang miệt mài suy nghĩ, có người gọi lão chạy cuốc xích lô, chở vài ba món hàng Mỹ gửi về. Lão lại nghĩ, ba cái thứ này, ngày xưa có thiếu gì đâu, bây giờ có lại mừng muốn rơi nước mắt. Cũng vài món hàng ngày xưa tầm thường, bây giờ sao lại đáng giá. Cái đổi thay về giá trị biến động nhiều qúa, cái ngày xưa giá trị ngày nay bọt bèo. Cái ngày nay giá trị, ngày xưa bình thường chẳng quan tâm. Sự thay đổi ấy cả mặt tinh thần lẫn vật chất, khiến lão nhìn thấy, suy nghĩ mà chán nản.
Ngày xưa, nhà cửa, đất đai của lão có ai thèm để ý đâu, nhiều khi cho thêm cũng chẳng muốn lấy. Bây giờ thòi thụt một tí cũng lắm chuyện hơn thua. Chính vì cái lẽ hơn thua ấy, lão chẳng muốn ai đụng đến đất nhà lão. Xưa nay có sao, cứ để vậy, thòi thụt thêm tý, lão chẳng quan tâm. Người ta gọi lão là gì cũng mặc kệ, chẳng ai hiểu cho lão. Lão đâu muốn hơn thiệt với ai, so đo làm gì, nhưng người ta cứ muốn cho lão được cái này, cái kia; rồi đòi lão thế này, thế nọ. Lão cứ nghĩ như người ta nói bây giờ: “Có ai cho không ai cái gì đâu?” Ngày xưa đâu ai nghĩ vậy, lòng tốt ngày xưa đâu ai tính toán; bây giờ cuộc sống eo hẹp, ganh đua, thắng thua nên ra cơ sự như thế. Buồn quá, nên lão trở nên gàn.
Không biết có phải lão gàn hay lão chẳng thể hội nhập cái lối sống mới bây giờ. Lão không theo kịp có lẽ lão trở nên gàn chăng?
Joshkimt