TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lòng thương xót của Chúa

Thứ sáu - 14/04/2023 08:46 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   756
Trong tình yêu của Chúa, lòng thương xót là một diễn tả Thiên Chúa yêu thương.
An Nan
An Nan
Lòng thương xót của Chúa




Thật khó định nghĩa hết về “Lòng thương xót của Chúa” dành cho chúng ta. Giàu tình thương, trọn bề nhân nghĩa, Đấng từ bi nhân hậu, khoan dung và tha thứ. Rất nhiều diễn tả cũng không kể hết “Lòng thương xót của Chúa”. Thánh Gioan nói vắn tắt lại “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16). Trong tình yêu của Chúa, lòng thương xót là một diễn tả Thiên Chúa yêu thương.

Lòng thương xót biểu hiện nơi Đấng trung tín trong lời hứa. Thiên Chúa đã hứa với Abraham về dòng dõi và miền đất. Lời hứa ấy tồn tại qua muôn thế hệ, dù con người bất trung, bội tín, Thiên Chúa vẫn trung tín trong lời hứa. Thiên Chúa đánh phạt rồi lại xót thương. Dù chỉ “số còn sót lại” nhưng từ số còn lại ấy Chúa tiếp tục gầy dưng lên một dân đông đảo thờ kính Người: “Bấy giờ giữa chư dân, số còn sót lại của nhà Gia-cóp sẽ như sương Đức Chúa gửi đến, như sương móc trên đám cỏ xanh. Nó không cậy trông ở người thế, chẳng mong chi nơi con cái loài người. (Mk 5, 6)
Lòng thương xót của con người nhân ái. Như “Người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn. Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ: ta chỉ là cát bụi.” Tv 103, 13 – 14) hoặc như tình thương trắc ẩn: “ Ép-ra-im có phải là đứa con Ta yêu dấu, một đứa con Ta rất mực mến yêu? Vì mỗi lần nhắc tới nó, Ta lại thấy nhớ thương, nên lòng Ta bồi hồi thổn thức, Ta thương nó, thương nó thật nhiều.” (Gr 31, 20) Tình thương ấy cũng mang dấu ấn người mẹ thương con cái mình: “Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.” (Lc 13, 34). Hay nơi tình anh em như Giuse nhìn thấy đứa em út Benzamin của mình: “Trông thấy em, ông xúc động nghẹn ngào, rồi đi vội vào phòng riêng mà khóc: (St 43, 30)
Lòng thương xót biểu hiện lòng thổn thức, xót thương: Thổn thức có nghĩa là khóc không thể thành tiếng, nghẹn ở trong lòng một nỗi đau không thể thành lời, không thể ngăn được nước mắt. Một Thiên Chúa thổn thức, Người xót thương con người  bằng cà trái tim bị đâm thấu vì yêu: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,8). Một trái tim không nỡ từ chối Ep - ra – im, không nỡ để mặc Israel: “Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8). Lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, khi thấy con người đau khổ trong tội lỗi của họ mà họ vẫn “lòng  chai dạ đá” để rồi Chúa phải thốt lên: “Ôi dân Ta mà đã nghe lời, Ít-ra-en chịu theo đường Ta chỉ, thì hết những địch thù của chúng, những kẻ hà hiếp chúng xưa nay, Ta tức khắc trở tay quật ngã” (Is 81, 14 – 15).
Lòng thương xót biểu hiện trao ban. Lòng thương xót Chúa thương đến từng con người trong nhân loại, đó là Tình yêu trao ban không giới hạn: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.” (Rm 8, 35 – 36). Như Chúa kêu gọi ông Giakêu, người nhận ra lòng thương xót Chúa để hồi tâm hoán cải (Lc 19, 1 – 10); như Chúa mời gọi người phụ nữ ngoại tình “Đừng phạm tội nữa”  (Ga 8, 11); như ánh mắt nhân từ Chúa khi nhìn Phêrô vừa chối Ngài nơi toà thượng hội đồng (Mt 26, 69 – 75). Sau cùng trên Thánh Giá chúa đã xin cùng Chúa Cha: “Xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34). Lòng thương xót đạt tới đỉnh của yêu thương là tha thứ. Khi con người biết tha thứ cho nhau, hận thù, ghen ghét sẽ không còn, hoà bình và yêu thương được thiết lập.
Trong dụ ngôn người mắc nợ không biết thương xót: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18, 32 – 33)
Lòng thương xót của Chúa không chỉ để chiêm ngắm mà còn là đem ra thực thi với người anh chị em chúng ta.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây