TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Mùa Vọng -Năm C

“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. (Lc 1, 39-45)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC cho biết ngài sẵn sàng thăm Ucraina

Thứ hai - 04/04/2022 19:36 | Tác giả bài viết: |   1213
Chiều tối Chúa Nhật 3/4/2022, trên chuyến bay từ Malta trở về Roma, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các nhà báo.
ĐTC cho biết ngài sẵn sàng thăm Ucraina

Trả lời phỏng vấn, ĐTC cho biết ngài sẵn sàng thăm Ucraina

Chiều tối Chúa Nhật 3/4/2022, trên chuyến bay từ Malta trở về Roma, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các nhà báo. Ngài nói về tình hình sức khỏe của ngài, về tình hình chiến tranh ở Ucraina và cho biết ngài luôn sẵn sàng viếng thăm Ucraina.

Đau đầu gối

Trả lời câu hỏi đầu tiên có liên quan đến sức khỏe, Đức Thánh Cha cho biết sức khỏe của ngài hơi thay đổi. Ngài có vấn đề về đầu gối, gây khó khăn cho việc đi lại. Nó hơi phiền phức nhưng bây giờ có khá hơn. Ngài nói: “Hai tuần trước, tôi không thể làm gì cả. Đây là điều tiến triển chậm chạp và để xem nó có tái diễn nữa không. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, khó biết được trò chơi sẽ kết thúc thế nào. Hy vọng nó sẽ tiến triển tốt đẹp.”

Vấn đề di dân

Về chuyến thăm Malta, Đức Thánh Cha hài lòng: ngài thấy các thực tế của Malta, sự nhiệt tình ấn tượng của dân chúng. Một vấn đề ngài quan tâm đặc biệt, đó là về người di dân. Ngài nhắc lại: “Những người di cư phải luôn được chào đón! Vấn đề là mỗi chính phủ phải cho biết họ có thể đều đặn nhận được bao nhiêu người để sống ở đó. Điều này đòi hỏi một thỏa thuận giữa các quốc gia châu Âu và không phải tất cả các quốc gia này đều sẵn sàng tiếp nhận người di cư. Chúng ta quên rằng Châu Âu được tạo ra bởi những người di cư, phải không? Nhưng mọi chuyện là vậy, nhưng ít nhất chúng ta đừng để lại gánh nặng cho những quốc gia láng giềng quá quảng đại này, và Malta là một trong số đó.”

Sẵn sàng thăm Ucraina nhưng...

Một ký giả nói rằng với tình hình chiến tranh tại Ucraina, sự hiện diện của Đức Thánh Cha ở đây ngày càng cần thiết, và hỏi ngài rằng một chuyến đi như vậy có khả thi không và ngài phải có những điều kiện gì để có thể đến đó. Trả lời câu hỏi, Đức Thánh Cha lặp lại rằng “chiến tranh luôn là một hành động man rợ, một điều vô nhân, chống lại tinh thần nhân đạo... Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần được thực hiện, và Tòa Thánh... đang làm mọi việc có thể.

Về việc thăm Ucraina, Đức Thánh Cha nói: “Tôi thành thật trả lời rằng tôi đang có ý định đi, rằng khả năng sẵn sàng của tôi vẫn không đổi... Tôi sẵn sàng.” Đức Thánh Cha nói rằng một chuyến đi đến Ucraina là một trong những đề xuất mà ngài đã nhận được, nhưng ngài không biết liệu nó có thể thực hiện được không, nó có phù hợp không và liệu điều đó có tốt nhất không hoặc nếu nó phù hợp để thực hiện, liệu ngài có nên đi không… Tất cả điều này còn mơ hồ.

Khả năng về cuộc gặp gỡ Đức Thượng phụ Kirill

Đức Thánh Cha cho biết thêm: “Trong một thời gian, đã có những cân nhắc về việc gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill; đó là những gì đang được nghiên cứu, với khả năng Trung Đông là địa điểm tổ chức một cuộc gặp như vậy. Đây là cách mọi thứ đang được xem xét vào lúc này.”

Thông điệp cho Tổng thống Putin nếu có...

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho Đức Thánh Cha là nếu có cơ hội nói chuyện với Tổng thống Putin thì ngài sẽ trao cho ông những thông điệp gì. Đức Thánh Cha trả lời: “Những thông điệp tôi đã đưa ra cho tất cả các chính quyền là những thông điệp tôi đã thực hiện một cách công khai. Tôi không nói hai lời. Tôi luôn nói như vậy.”

“Tôi nghĩ trong câu hỏi của bạn cũng có sự nghi ngờ về các cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Mọi cuộc chiến đều bắt nguồn từ sự bất công, luôn luôn, bởi vì đó là kiểu mẫu của chiến tranh. Đây không phải là một kiểu mẫu cho hòa bình. Ví dụ, đầu tư để mua vũ khí. Một số người nói: ‘Nhưng chúng ta cần họ tự vệ.’ Đây là kiểu mẫu của chiến tranh. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mọi người đều thở phào khi nói ‘không bao giờ chiến tranh nữa’ và ‘hòa bình’. Bắt đầu có một làn sóng hoạt động vì hòa bình với thiện chí không sử dụng vũ khí, vũ khí nguyên tử, vào thời điểm đó, nhân danh hòa bình, sau Hiroshima và Nagasaki. Có rất nhiều thiện chí.”

“70 năm sau chúng ta đã quên tất cả những điều đó. Đó là cách mà kiểu mẫu chiến tranh áp đặt chính nó. Khi đó, có rất nhiều hy vọng vào công việc của Liên Hiệp Quốc. Nhưng kiểu mẫu của chiến tranh đã tự áp đặt trở lại. Chúng ta không thể hình dung một kiểu mẫu khác. Chúng ta không quen nghĩ về kiểu mẫu hòa bình nữa. Đã có những người vĩ đại như Ghandi và những người khác mà tôi đề cập ở cuối thông điệp Fratelli tutti, những người đã đặt cược vào kiểu mẫu hòa bình.”

“Nhưng là loài người, chúng ta cứng đầu. Chúng ta yêu thích những cuộc chiến tranh, với tinh thần của Cain. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu Kinh Thánh vấn đề này đã được trình bày: tinh thần giết chóc của ‘người theo tinh thần của Cain’ thay vì tinh thần hòa bình.”

Đức Thánh Cha đã chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân: Vào năm 2014, ngài đã khó khi thăm Redipuglia và nhìn thấy tên của những người đã chết. “Tôi thực sự đã khóc vì cay đắng.” Sau đó, khi đến cử hành Thánh lễ ở Anzio và nhìn thấy tên những người đã nằm xuống ở đó, đều là những người trẻ, ngài cũng đã khóc. Ngài nói: “Chúng ta phải khóc trên những nấm mồ.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Có những điều tôi tôn trọng bởi vì có vấn đề chính trị. Khi có lễ tưởng niệm cuộc đổ bộ Normandy, một số người đứng đầu chính phủ đã cùng nhau đến để tưởng nhớ nó. Tuy nhiên, tôi không nhớ có ai nói về 30.000 thiếu niên bị bỏ lại trên bãi biển. Tuổi trẻ không quan trọng. Điều đó khiến tôi băn khoăn. Tôi đau buồn. Chúng ta không bao giờ học (bài học của chiến tranh). Xin Chúa thương xót chúng ta, tất cả chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều có tội!” (CSR_1449_2022).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây