TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bài giảng lễ mùng 2 tết -2013

Thứ năm - 03/06/2021 23:12 | Tác giả bài viết: GM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản |   1390
Bài giảng lễ mùng 2 tết -2013

Bài giảng của ĐGM trong thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên tại nghĩa trang GX. Thánh Tâm
(Mt 15, 1 – 6)

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Viết Nam. Ngày Tết thôi thúc những thành viên gia đình dù làm ăn sinh sống ở nơi xa, cũng vội vã quay về dưới mái ấm gia đình vui cảnh đoàn viên, hưởng chút hơi ấm mùa xuân với những người mình yêu thương nhất. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của ngày Tết ở chỗ, đó là dịp để cho người Việt nhớ về cội nguồn, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà tiên tổ. Cứ nhìn lên bàn thờ trong từng gia đình, lương cũng như giáo, tham dự vào các buổi chúc tuổi ông bà cha mẹ, nhìn vào hàng đoàn người nối tiếp nhau trước nhà An-Bình, hoặc nơi các nghĩa trang trong mấy ngày Tết, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thực sự của những ngày đầu năm mới.

“Cây có cội, nước có nguồn”. Thời điểm bắt đầu một năm mới đưa chúng ta xuôi theo nhịp chảy của truyền thống dân tộc, nhưng đồng thời cũng mời gọi ta suy tư tìm hiểu về ý nghĩa của truyền thống này, để đem lại cho truyền thống ấy một sức sống mạnh mẽ và có giá trị.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, những người Pharisiêu và các kinh sư, nhân danh một truyền thống do chính nhóm họ giải thích để hủy Lời Thiên Chúa đòi buộc con cái phải có bổn phận thảo kính cha mẹ. Thay vì cổ vũ con cái nuôi dưỡng cha mẹ, họ lại cổ xúy việc dành số tiền đó dâng cúng vào trong đền thờ.

1/ Tại sao ta phải yêu thương kính trọng cha mẹ và bày tỏ lòng kính trọng đó cho cha mẹ biết? (bài đọc I – Hc 44, 1. 10-15)

2/ Người làm con hiếu thảo như thế nào?

Trong Tân Ước, có hai bản văn nhắc về bổn phận của con cái đối với cha mẹ (Col và Eph). Bổn phận đó là vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa trong mọi sự. Vâng lời phát xuất từ lòng tôn kính và cũng là dấu hiệu của lòng tôn kính.

Thế nhưng, lòng tôn kính không phải là kết quả đương nhiên trong mối liên hệ cha mẹ-con cái. Đó là kết quả của một thái độ sống, trong đó người con cảm nhận được tình yêu và sự giáo dục của cha mẹ. Vì thế, thánh Phaolô nói: những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận…

Thế nhưng, là con cái, cần phải biết thông cảm với bố mẹ mình. Khi thấy bố mẹ có điều gì không phải, cần phải hiểu và giải thích tốt nhất cho các ngài…

Niềm tin vào Đức Kitô giúp cho con người càng ngày càng trở nên người tốt hơn, sống tinh thần đạo hiếu với Thiên Chúa và với cha mẹ một cách đúng đắn hơn.

Truyền thống theo nghĩa chung chung, truyền thống cùng lúc là sự thông truyền và điều được đón nhận, nghĩa là, một đằng là toàn bộ tiến trình thông truyền, từ đời này sang đời khác, những ý tưởng, khả năng phương tiện và những định chế thủ đắc được; đằng khác toàn toàn những điều được thông truyền. Truyền thống bảo đảm tính liên tục của điều đã được bắt đầu vào một lúc nào đó và nó cho phép củng cố gia trị và chỗ đứng của điều tốt đẹp, từ sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người đi trước. Nhưng ngược lại, truyền cũng luôn có nguy cơ đánh mất khả năng mở ra với tương lai và tự đóng kín mình trong những điều đã được thành hình (xưa bày, nay làm).

Nội dung của truyền thống không phải như là toàn bộ những sự kiện được biết đến, và những kỹ thuật đã được đắc thủ, nhưng phải hơn là điều trình bày một ý nghĩa đã được quy định do cộng đoàn mà truyền thống liên kết. Chính vì vậy mà những biến cố chính trị quan trọng, hình thức được qui định do luật, nghệ thuật, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, giáo thuyết và thực hành tôn giáo (thần thoại, việc thờ cúng) tạo nên những cách thể sống và cảm nhận, mà trong đó truyền thống diễn tả và trở thành một quyền lực có tính cách hình thức của cộng đoàn. Nó làm cho các định chế và hình thức sống xã hội (nhà nước, gia đình, thi hành công lý…) có giá trị và ổn định; nó bảo đảm quyền uy; nó giúp cho sự phát triển hướng đi và sự bền vững.

Mối tương quan giữa con người và truyền thống được xây dựng trên lịch sử tính riêng của mình. Chính vì thế mà con người có liên quan với lịch sử của mình, trong cộng đoàn của các tiền nhân, của giai cấp xã hội và của dân tộc. Mối tương quan này được thực hiện nhờ sự kính trọng đối với các quyền uy đang có trong cộng đoàn, và từ sự đối diện với những kiếm tìm hiện tại. Cũng không nhất thiết là sự chuẩn nhận có giá trị truyền thống được thực hiện theo tinh thần phê bình hay với ý thức về tính tương đối lịch sử của quá khứ, vì cũng là điều tự nhiên đối với con người là được tìm thấy trong phần tiếp theo đó mà không cần phản tỉnh. Chắc chắn là vào những giai đoạn chuyển tiếp, thời mà sức mạnh của truyền thống hoạt động yếu hơn thế hệ mới đòi hỏi…

Xin Chúa ban cho chúng ta những người con ý thức bổn phận hiếu thảo ông bà cha mẹ, biết cách bày tỏ tấm lòng hiếu thảo đó một cách đúng đắn.

GM. Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây