TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật -Lễ Thánh Gia Thất -Năm C

Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan (Lc 2, 41-52).
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Câu “Chúa gọi về” có đúng không?

Thứ bảy - 22/01/2022 07:48 |   1117
“Khi có người nào qua đời, chúng ta thường nghe: Chúa đã gọi họ về với Ngài. Đó là câu nguy hiểm. Liệu chúng ta có ngầm hiểu Chúa quyết định chúng ta sẽ chết?”
Câu “Chúa gọi về” có đúng không?
 
 Câu “Chúa gọi về” có đúng không?
 
 

“Khi có người nào qua đời, chúng ta thường nghe: Chúa đã gọi họ về với Ngài. Đó là câu nguy hiểm. Liệu chúng ta có ngầm hiểu Chúa quyết định chúng ta sẽ chết?”, một độc giả thắc mắc.

Câu trả lời của linh mục Alain Bandelier.
 
famillechretienne.fr, Alain Bandelier, 2022-01-15
 
Họ cho tôi một ví dụ đau nhói: “Hôm qua tôi nói chuyện ở hành lang với hai phụ nữ thiện cảm ở một dịch vụ gần với dịch vụ của tôi. Họ đề cập đến Đức tin. Một bà nói với tôi: “Tôi, tôi có những chuyện tôi không nuốt trôi được! Anh trai tôi, 47 tuổi, có 4 người con, năm ngoái qua đời vì căn bệnh quái ác. Nỗi đau  đã tàn phá chúng tôi. Và khi trong đám tang, tôi nghe linh mục nói, Chúa gọi anh về với Ngài, tôi muốn hét lên chống Chúa…” Và bà nói thêm: “Linh mục này sẽ nói gì nếu người này tự tử?”

Đây là một khó khăn nhiều người đã biết, đã lên tiếng. Tôi có nên viết thêm về chủ đề này không? Để phản ánh và có nguy cơ gây sốc cho nhiều người hơn nữa, tôi muốn đưa ra quan điểm ngược lại với những phản hồi thông thường. Vì vậy, tôi sẽ không nói, Chúa không liên quan gì đến việc này. Muốn bào chữa cho Ngài quá nhiều, cuối cùng chúng ta loại trừ Ngài. Giây phút lâm tử của tôi là giây phút quá quan trọng để Chúa không quan tâm đến, để Chúa vắng mặt. Còn hơn thế, trong trường hợp cái chết dữ dội, chết yểu hay đặc biệt thương tâm.

“Không phải Chúa giết tôi”

Cuộc sống của tôi và cái chết của tôi không phải ngẫu nhiên, cũng không phải là một cần thiết. Trong khôn ngoan và sức mạnh Tình yêu của Ngài, Thiên Chúa ban ý nghĩa và giá trị cho từng khoảnh khắc trong đời tôi, kể cả giây phút lâm chung, giây phút mà mọi người cho là hoàn toàn vô nghĩa và tiêu cực. Hoặc đi xa hơn: chúng ta hãy dám tin rằng, trong Lòng Thương Xót của Ngài, Chúa canh, để cái chết làm chúng ta ngỡ ngàng lúc này là điều thích hợp hơn cho chúng ta, và điều mà chỉ một mình Ngài đo lường được.

Dĩ nhiên, không phải Chúa giết tôi. Giây phút lâm chung của tôi, về mặt lịch sử và thế gian được xác định bởi những nguyên nhân có thể xác định được.

Chẳng hạn tuổi tác: nhất thiết phải có lúc “bộ máy” quá mòn không thể tiếp tục. Hoặc bệnh tật: không phải tất cả vi khuẩn và vi-rút đều đầu hàng trước các điều trị y khoa dù tinh vi đến đâu. Và tai nạn: không ai an toàn trước một chuỗi con số thống kê không đoán trước được và đôi khi không thể lường trước được, dẫn đến những thảm kịch không tránh khỏi và đôi khi khó nhận thấy; ám ảnh thời nay là bằng mọi giá phải tìm cho ra thủ phạm mỗi khi có tai ương, như thế chỉ nói lên sự lo lắng tột độ của con người, và nhu cầu loại nó; họ không chấp nhận có những chuyện thoát khỏi kiến thức và quyền lực của họ.

Và đúng: câu “Chúa gọi về” nghe không được vui cho lắm. Nó lướt trong im lặng những gì liên quan đến các sự kiện của thế gian (cái mà các triết gia gọi là nguyên nhân thứ cấp) và có nguy cơ làm giảm đến mức thấp của những bối cảnh thuộc về thứ trật khôn ngoan và quan phòng của Chúa (nguyên nhân đầu tiên). Không nên trộn lẫn mọi thứ!

Nhưng chúng ta có phải tách mọi thứ ra không? Chúa có phải là khán giả nhìn cuộc đời chúng ta, vui cũng như buồn không? Chúng ta nên thừa nhận đây không phải là một vai trò dễ chịu! Dù sao đây không phải là cách Kinh thánh nhìn mọi thứ. Còn phần chúng ta, chúng ta cũng không là tù nhân của số phận mình, không lý do, không kháng cáo. Điều này cũng không vui cho lắm.

Gọi là nhấn mạnh một nối kết; nhắc lại vết thương của sự nhổ bứt ra


Tôi đoán được ý kiến phản đối: rất dễ bị chỉ trích, nhưng thay vào đó bạn đề xuất điều gì? Tôi đề nghị nói: “Thiên Chúa mời gọi họ trở về nhà Chúa.” Sự khác biệt rõ ràng là nhỏ, chỉ một chữ cái, nhưng sự khác biệt là đáng kể (trong tiếng Pháp rappeler và appeler). Trong ý tưởng của việc nhắc lại, có một cái gì đó mang tính nhà binh và độc đoán: quân nhân A, ra khỏi hàng ngũ! Nó cũng làm tôi nghĩ đến tiếng còi của trọng tài thông báo trận đấu đã kết thúc. Ngược lại, lời mời gọi là khái niệm chính xuyên suốt Kinh thánh. Chúa Giêsu nói: “Hãy đến và theo Ta”; Ngài là Mục Tử Nhân Lành, đàn chiên nghe tiếng Ngài và chúng theo Ngài; tiếng Ngài gọi vang suốt cuộc đời chúng ta, ngày này qua ngày khác, kể cả ngày cuối của chúng ta. Nhắc lại là nhấn mạnh đến vết thương bị nhổ bứt (chúng ta cảm nhận điều này trong phản ứng dữ dội nói ở đoạn đầu). Mời gọi là nhấn mạnh một kết nối.

Tuy nhiên, những câu này có nhược điểm là nói những điều theo quan điểm của Chúa, như thể chúng ta ở vị trí của Ngài. Nói chung, tôi thích những câu khiêm tốn hơn, khởi đi và nói về chúng ta: “Chúng ta phó người đã rời chúng ta vào ơn Chúa”. Chúng ta cũng có thể nói khởi đi từ chính người đã khuất: “Anh, chị đã đi gặp Thiên Chúa của họ”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2022/01/19/cau-chua-goi-ve-co-dung-khong/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây