TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

GIÁO XỨ PHƯỚC LONG

Thứ bảy - 03/04/2021 00:14 |   2081
GIÁO XỨ PHƯỚC LONG

GIÁO XỨ PHƯỚC LONG

Thành lập ngày: 1960
Bổn mạng: Thánh Anrê Dũng Lạc
Địa chỉ: Phường Thác Mơ, Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Số Giáo dân: 2053
Số Gia đình: 544

Giờ lễ:
Ngày thường: 5g00 - (thứ 4) 19g00
Chiều thứ Bảy: 17g30 (lễ Chúa Nhật mừng trước)
Chúa Nhật: 5g00, 17g00

TTHH Đức Mẹ Thác Mơ
Giờ lễ:

Ngày thường: 9g30
Chiều thứ Bảy:
Chúa Nhật: 9g30

(cập nhật ngày 31.12.2019)


Cha Phụ tá tại các Giáo xứ:                    

Đức Cha Giáo Phận đã bổ nhiệm           

- Cha Phaolô Nguyễn Tùng Lâm làm Phụ tá Giáo xứ Phước Long

(theo Thông Tin tháng 7-2020 của VP. TGM) 


GIÁO XỨ PHƯỚC LONG
Năm thành lập: 1960
Bổn mạng Giáo xứ: Thánh Anrê Dũng Lạc

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Phần 1: Đặc điểm đặc trưng của Giáo xứ:
Khái quát:
Tên: Giáo xứ Phước Long – Giáo hạt Phước Long.
Thánh bổn mạng: Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc, kính ngày 24 tháng 11
Địa chỉ: Phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Giáo xứ được thành lập:
Ngày xây dựng Nhà thờ đầu tiên: năm 1960
Chất liệu để làm Nhà thờ đầu tiên: Gỗ và tôn.
Số giáo dân là người kinh khoảng 300 người tính cả nam phụ lão ấu.
Sắc tộc: không
Linh mục sáng lập: Cha Đaminh Đào Công Roanh.
Linh mục tiên khởi: Cha Đaminh Đào Công Roanh.

Giáo xứ hiện nay:
Tên: Giáo xứ Phước Long.
Xây mới năm 1999 do Linh mục Phaolo Võ Quốc Ngữ
Số giáo dân: 1.800 người.
Linh mục Quản xứ đương nhiệm: Phêrô Ngô Anh Tấn.
Số người đi tu:
+ Linh mục : 01 người
+ Chủng sinh        : 01 người
+ Tu sĩ                  : Nam: ……….., nữ: 04 người.
Cơ sở đặc trưng: Trung tâm hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ, cộng đoàn Nữ Vương Hòa Bình.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ PHƯỚC LONG
Vị trí: Hướng đông nam giáo phận Ban Mê Thuột.
Khoảng cách: 250km đường bộ, khoảng 200km đường chim bay.
Tổng số giáo dân: 1.756 giáo dân
Lịch sử hình thành và phát triển của Giáo xứ Phước Long có thể chia thành ba giai đoạn chính sau đây: 
GIAI ÐOẠN 1: TỪ NĂM 1960 ÐẾN 1975:
ÐÂY ÐƯỢC COI LÀ GIAI ÐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Với niềm khát khao của một đàn chiên đang bơ vơ, mong có được một vị chủ chăn để coi sóc và hướng dẫn, năm 1960 Toà Giám Mục Ðà Lạt bổ nhiệm Cha Ðaminh Ðào Công Roanh về làm Cha Quản xứ Tiên Khởi. 
Một Giáo xứ tất cả mới chỉ là con số không, biết bao nhiêu khó khăn và thử thách đang hiện ra trước mắt Ngài. Nhưng với lòng nhiệt huyết của người mục tử, Cha đã không quản ngại hy sinh, nỗ lực làm sao cho giáo dân được hạnh phúc, có được ngôi nhà để thờ phượng, tôn vinh Thiên Chúa. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Cha Ðaminh đã khởi công xây dựng Nhà thờ Phước Long, chọn Thánh Gioan Tẩy Giả làm Bổn Mạng. 
Ðồng thời, với tấm lòng yêu mến Mẹ Maria, Ngài lo liệu và nỗ lực để đặt Tượng Ðài Ðức Mẹ Thác Mơ, nay là “Trung Tâm Hành Hương Ðức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ”.
Sau gần 7 năm thành lập, ngày 22 tháng 6 năm 1967, Giáo Phận Ban Mê Thuột được Thiết Lập. Trước đây, Giáo Hạt Phước Long trực thuộc Giáo phận Ðà Lạt thì giờ đây được sát nhập vào Giáo Phận Ban Mê Thuột.
Năm 1968, trước nhu cầu mục vụ rất lớn của một Giáo xứ mới, Dòng Ðức Bà Truyền Giáo Thủ Ðức đã lên đường thành lập cộng đoàn tại Giáo xứ Phước Long, cộng tác với Cha xứ và nuôi dạy trẻ em sắc tộc thiểu số.
Ðể cho thuận tiện hơn trong vấn đề mục vụ, năm 1970, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ được Toà Giám Mục Ban Thuột bổ nhiệm làm Quản xứ Phước Long thay thế Cha Ðaminh Ðào Công Roanh. Lúc bấy giờ các công trình Giáo xứ đã xuống cấp nặng, Ngài dồn hết tâm huyết để trùng tu Nhà thờ, cải tạo nâng cấp Nhà xứ cho khang trang hơn. Ðồng thời, Ngài thành lập Hội Con Ðức Mẹ, Ðoàn Hùng Tâm Dũng Chí và xây dựng Trường Tiểu Học Minh Ðức.
Ðến năm 1973, Toà Giám Mục bổ nhiệm Cha Phêrô Trần Ðức Sâm về làm Quản xứ Phước Long thay cho Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ, tiếp tục điều hành Giáo xứ trong hoàn cảnh chiến tranh. Cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, liên tục đe doạ đến tính mạng chủ chăn và giáo dân, mà đỉnh cao là vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, đã làm Nhà thờ sụp đổ hoàn toàn, Nhà xứ bình địa, Cha Phêrô mất tích, giáo dân bắt đầu sơ tán, duy chỉ còn lại quả chuông và một Cây Thánh Giá bằng đồng tìm thấy được trong đống đổ nát. Chủ chăn mất, đoàn chiên rã tan phải chạy đi lánh nạn, mỗi người một phương.
GIAI ÐOẠN 2: TỪ NĂM 1975 ÐẾN 1991: 
ÐÂY ÐƯỢC COI LÀ GIAI ÐOẠN THĂNG TRẦM THỬ THÁCH NHẤT CỦA GIÁO XỨ.
Sau chiến tranh, chủ chăn chẳng còn, Nhà thờ và cơ sở vật chất chỉ còn là đống đổ nát. Tên Giáo xứ dường như biến mất, bị quên lãng, mọi sự đi vào dĩ vãng, đàn chiên chỉ còn lại thưa thớt phải đi nương nhờ vào các Giáo xứ chung quanh để tồn tại. Phước Long vắng lời kinh cầu.
GIAI ÐOẠN 3: TỪ NĂM 1991 ÐẾN NAY: 
ÐÂY CHÍNH LÀ GIAI ÐOẠN HỒI SINH VÀ PHÁT TRIỂN. 
Sau cơn mưa trời lại sáng.”
Tưởng chừng mọi sự như đã vụt tắt, bóng đêm giăng tràn Phước Long, thế nhưng chỉ cần một đốm lửa cũng có thể bừng cháy giữa đêm đen. Quả vậy, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vào lòng Giáo xứ Phước Long ngày xưa, vẫn âm ỉ một sức sống mãnh liệt, dẫu có phong ba bão táp, để chờ ngày trổ sinh.
Sau gần 20 năm vắng bóng chủ chăn, ngày 23 tháng 11 năm 1991, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ trở về lại Phước Long trên cương vị Quản nhiệm, tiếp tục miệt mài lo lắng để xin lại khu đất Thánh đường xưa mà Nhà nước đã trưng dụng.
20 năm khắc khoải chờ mong của giáo dân, 5 năm miệt mài sau ngày trở lại của Cha Phaolô, Giáo xứ Phước Long chính thức được tái lập và bước sang giai đoạn hồi sinh, qua sự kiện Chính quyền đồng ý trao trả hoán đổi đất Nhà thờ cũ bằng khu Nghĩa trang vào năm 1995, nhưng Giáo xứ phải tự liệu việc di dời hài cốt đến Nghĩa trang khác. Dưới sự hướng dẫn của Cha Phaolô Võ quốc Ngữ, Quản xứ Long Ðiền, Giáo xứ Phước Long đã chọn Thánh Bổn Mạng mới, Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc.
Ðêm Noel năm 1995, Thánh Lễ đầu tiên sau 20 năm được Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ cử hành trên khu đất Nhà thờ mới, một khu đất ngày nào còn là bãi tha ma. Thật là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ chúng con trong sự tin tưởng và phó thác của đoàn chiên mới hồi sinh.
Ðến năm 1996, để có được một nơi cử hành Thánh lễ trong thời gian lo liệu thủ tục cho việc xây dựng Nhà thờ mới, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đã cho làm nhà nguyện tạm với khuôn viên 160 m2. Nhưng ngay năm sau, Ngài đón nhận sự bổ nhiệm mới về làm Quản xứ Ðồng Xoài, một vùng đất vừa được Giáo phận Phú Cường chuyển giao lại. Ðồng thời, Cha GB Nguyễn Văn Hậu về làm Quản xứ Long Ðiền, kiêm Quản nhiệm Giáo xứ Phước Long, lại kế tục chương trình xây dựng do Cha Phaolô đang nỗ lực thực hiện.
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 12 tháng 9 năm 1999, Cha GB đã cử hành lễ động thổ và đào móng xây dựng Nhà thờ mới. Giáo dân hăng say làm việc, không quản ngại hy sinh chỉ mong sớm có được ngôi Nhà thờ mới.
Chỉ 2 tháng sau, ngày 4 tháng 11 năm 1999, Giáo xứ hân hoan mừng đón Ðức Cha Chính Giáo phận Giuse Trịnh Chính Trực về cử hành “Thánh Lễ Ðặt Viên Ðá Ðầu Tiên” xây dựng Nhà thờ. 
Có thể nói là “một cổ hai tròng”, vừa Quản xứ Long Ðiền, vừa Quản nhiệm Giáo xứ Phước Long, một mình Cha GB phải giải quyết biết bao nhiêu vấn đề, công việc chồng chất. Trước sự khó khăn đó, ngày 6 tháng 1 năm 2000, Thầy Phó tế GB Nguyễn Huy Bắc được sai về giúp Giáo xứ Phước Long, chia sẻ gánh nặng cùng với Cha GB Nguyễn Văn Hậu. 
Ngày 8 Tháng 1 năm 2000, Toà Giám Mục lại bổ nhiệm Cha GB Nguyễn Văn Hậu chuyển về làm Quản xứ Tân Hưng. Hai ngày sau, tức ngày 10 tháng 1 năm 2000, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ lại từ Ðồng Xoài trở về làm Quản xứ Phước Long lần thứ hai. Chấm dứt thời gian 25 năm vắng bóng chủ chăn, Ngài tiếp tục công trình xây dựng Nhà thờ đang thi công dang dở.
Nhờ hồng ân Thiên Chúa, ngày 1 tháng 3 năm 2000, Thầy Phó tế được thụ phong Linh mục. Ðây là một ân huệ cao quý Thiên Chúa ban cho Giáo hội nói chung và cho Giáo phận Ban Mê Thuột nói riêng. Sau khi thụ phong Linh mục, Ngài tiếp tục phục vụ tại Giáo xứ cùng với Cha Quản xứ Phaolô Võ Quốc Ngữ.
Ngày 15 tháng 10 năm 2001, Dòng Nữ Vương Hòa Bình chính thức hiện diện và hoạt động tại Giáo xứ Phước Long. Các Sơ đã hết lòng cộng tác với Cha Quản xứ Phaolô và Cha Phó GB. Nhờ đó, Giáo xứ được đổi thay từng ngày.
Dẫu tinh thần vẫn còn hăng say, lòng nhiệt huyết của người mục tử vẫn hằng tuôn chảy, cả cuộc đời hy sinh cho Giáo hội, cho Giáo phận và đoàn chiên khắp nơi, nhưng tuổi đã cao, sức khoẻ giảm sút, ngày 23 tháng 11 năm 2001, Toà Giám Mục chấp thuận cho Cha Phaolô đi nghỉ hưu tại Giáo xứ Long Ðiền và bổ nhiệm Cha GB Nguyễn Huy Bắc làm Quản xứ Giáo xứ Phước Long, tiếp tục chương trình xây dựng Giáo xứ, củng cố đời sống đạo cho cộng đoàn vừa mới hồi sinh.
Năm 2004, Cha tiến hành cơi nới phần Cung Thánh Nhà thờ chưa hoàn thành.
Năm 2005, Ngài tiếp tục cho xây dựng Nhà xứ để thuận tiện hơn trong các sinh hoạt chung của Giáo xứ.
Ðể tiếp sức thêm cho Cha xứ trong các công việc của Giáo xứ, ngày 26 tháng 7 năm 2005, Toà Giám Mục bổ nhiệm Cha Ðaminh Trần Ðình Thăng làm Cha Phó Giáo xứ Phước Long. Nhờ đó, Giáo xứ ngày một phát triển và dần đi vào nề nếp về cơ sở vật chất cũng như tinh thần sống đạo của bà con giáo dân. Các Ngài đã huy động bà con giáo dân tiến hành xây dựng Nhà Sinh hoạt và tường rào bao quanh khuôn viên Nhà thờ vào năm 2006.
Năm 2008, xây dựng nâng cấp Ðài Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc, Thư viện, di dời và xây dựng Nghĩa trang mới theo kiến trúc đồng nhất.
Năm 2009 này, Cha xứ GB tiếp tục cho xây dựng Tháp chuông và tôn tạo lại Nhà thờ nhằm làm cho tổng thể kiến trúc Nhà thờ thêm phần hài hoà, linh thánh và trở thành một nét đẹp văn hoá về kiến trúc trên vùng đất Phước Long.
Năm 2010 Cha GB Nguyễn Huy Bắc nhận bài sai đi du học Philippin. Ngày 04 tháng 5 năm 2010. Tòa Giám Mục bổ nhiệm Cha Giuse Lưu Thanh Kỳ về làm Quản xứ Phước Long.
Ngài vừa hoàn thành chương trình xây dựng nhà xứ và Nhà thờ cho Giáo xứ Phước Quả. Nay về Giáo xứ Phước Long, ngài tiếp tục chương trình: xây dựng con người.
Như vậy, trải qua một quãng đường dài của lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các Linh mục Quản xứ cũng như Quản nhiệm, từ Linh mục tiên khởi Ðaminh Ðào Công Roanh, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ nhiều lần đến đi, trở lại, Cha Phêrô Trần Ðức Sâm, Cha GB Nguyễn Văn Hậu, Cha Ðaminh Trần Ðình Thăng, Cha GB Nguyễn Huy Bắc, và Cha đương nhiệm Giuse Lưu Thanh Kỳ. Ðồng thời, với sự cộng tác nhiệt tình của cộng đoàn Dòng Ðức Bà Truyền Giáo trước đây và Dòng Nữ Vương Hòa Bình, các sinh hoạt và đời sống đạo đức của cộng đoàn, của các đoàn thể đang đi vào ổn định, nề nếp và trưởng thành từng ngày. 
Nguồn: Giáo xứ Phước Long

 Tags: Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây