TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tìm thấy tượng Tổ Phụ Giuse trong Cựu Ước: Câu chuyện bị che đậy!

Thứ tư - 07/07/2021 09:45 |   1399
Có bằng chứng khảo cổ học về tổ phụ Giuse trong Kinh thánh không?
Một phần của tảng đá vôi được tìm thấy
Một phần của tảng đá vôi được tìm thấy

Tìm thấy tượng Tổ Phụ Giuse trong Cựu Ước: Câu chuyện bị che đậy!

 
 
Có bằng chứng khảo cổ học về tổ phụ Giuse trong Kinh thánh không?

Nếu bạn hiểu sai về cuộc Xuất hành trong Kinh thánh, tức là nếu bạn đặt Cuộc xuất hành vào một bối cảnh lịch sử mà nó không thuộc về, thì - theo định nghĩa - bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng khảo cổ nào về Giuse, hoặc bất kỳ nhân vật nào khác trong Kinh thánh cho vấn đề đó. Và đây đúng là điều mà đa số các nhà khảo cổ học đã làm khi họ xác định niên đại của Cuộc Xuất hành. Đầu tiên, họ nói rằng Cuộc Xuất hành đó đã không xảy ra. Sau đó, một cách phi lý, họ xác định rằng những gì họ nói không xảy ra thì lại xảy ra vào thế kỷ 13 trước Công nguyên, đó là niên đại chính xác  – tức là năm 1270 trước Công nguyên.

Nhưng nếu bạn chọn ngày cho cuộc Xuất hành do chính Kinh thánh đề xuất, tức là 480 năm trước khi xây dựng Đền thờ Solomon (1 Các Vua 6: 1), thì bạn sẽ có một ngày vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên. Dựa trên khảo cổ học và phân tích văn bản, các giáo sư John Bimson và David Livingston quá cố đã đề xuất một niên đại tương tự .

Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu niên đại Kinh thánh và xem liệu nó có dẫn chúng ta đến bất kỳ cuộc khảo cổ học nào liên quan đến tổ phụ người Israel tên là Giuse, nổi tiếng với chiếc áo choàng dài tay “nhiều màu” không:

Theo Torah (Năm Quyển Sách của Môsê), người Israel ở Ai Cập 430 năm (Xuất hành 12:40). Theo Talmud, văn bản theo truyền thống Rabbi cổ, nó chỉ có 215 năm (Pirkei Rabbi Elieser, c.48). Dựa trên vòng đời của các thế hệ người Israel đến và rời khỏi Ai Cập, 215 năm càng có ý nghĩa. Nhưng một cách khác để xem xét điều đó là có hai nhóm rời Ai Cập trong cuộc Xuất hành theo Kinh thánh - một nhóm sau khi ở Ai Cập 430 năm, và nhóm còn lại sau khi ở đó 215 năm.

Lịch sử và khảo cổ học tranh luận “ủng hộ” hay “chống lại” ý tưởng rằng có hai nhóm người rời Ai Cập trong cuộc Xuất hành theo Kinh thánh? Không nghi ngờ gì nữa, họ tranh luận theo hướng ủng hộ. Vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, một nhóm người Canaan mà các học giả gọi là “Hyksos” và người Ai Cập cổ đại gọi là “Amo” đã rời Ai Cập trong một cuộc di cư hàng loạt. Các học giả gọi đây là “Trục xuất Hyksos”. Đồng thời, Kinh Thánh cho chúng ta biết (trong nguyên bản tiếng Do Thái) rằng “Amo Israel” tức là dân Israel, đã theo Môsê đến Đất Hứa.

Trong đoạn trích Torah của tuần này, “Ki Tisa”, chúng ta có câu chuyện về “Am” đã tạo ra con bê vàng. Những người này dường như được gọi là "Hyksos". Phe của họ là một thách thức trực tiếp đối với sự lãnh đạo của Môsê và đối với thân tộc Israel của ông (Xuất hành 30: 11- 34: 35). Cuộc phản cách mạng của người Hyksos chỉ bị dập tắt sau khi khoảng 3.000 người nổi dậy bị giết bởi Môsê và lực lượng dân quân gia đình Lêvi của ông (Xuất hành 32: 28). Dù trường hợp nào, câu chuyện trong Kinh thánh ngụ ý rõ ràng rằng có hai nhóm rời khỏi Ai Cập, tức là phe ủng hộ và phe chống Môsê. Đây là một điểm quan trọng vì bằng chứng cho cuộc Xuất hành trong Kinh thánh có thể đang ẩn dấu sau cuộc khảo cổ học về Hyksos.

Khi Torah ghi lại rằng những người Israel ban đầu đã đến đồng bằng Ai Cập vì nạn đói, có vẻ như đã có một số dân người gốc Canaan, tức là người Hyksos, ở đó. Trong Sáng thế ký 41:44 , Giuse, con trai của Giacóp, trở thành giống như Pharaoh, tức là người đứng thứ hai sau Pharaoh của Ai Cập. Nếu ước tính của người Israel về sự hiện diện của họ ở Ai Cập là chính xác, thì việc Giuse lên nắm quyền diễn ra vào khoảng năm 1.700 trước Công nguyên. Nếu Giuse thực sự là một nhân vật nắm quyền giống như Pharaoh, vốn cai trị cả dân Israel và Hyksos, thì người ta nghĩ rằng phải có một số loại di tích khảo cổ chứng thực cho triều đại của ông. Và đã có.

Avaris
Avaris.jpg
Avaris; Nó có được đặt tên theo Giuse trong thánh kinh không?

Giáo sư Manfred Bietak đã đào bới tại Tell el-Dab'a ở Ai Cập trong hơn 40 năm. Ông đã xác định nó là "Avaris", thủ đô Hyksos cổ đại. Avaris ở giữa khu vực mà Kinh thánh gọi là “Goshen” tức là khu vực mà dân Israel sinh sống trước cuộc Xuất hành. Từ “Avaris” không có nghĩa gì trong tiếng Ai Cập cả. Tuy nhiên, trong Torah, Giuse nhiều lần được gọi là “tên Hípri”; tức là "Ivri" trong tiếng Do Thái. Ông cũng được gọi nhiều lần và một cách kỳ lạ là “Ha Ish”; "Người đàn ông đó". Nói cách khác, từ “Avaris” rất có thể liên quan đến Giuse, “Ish Ivri”, hoặc “Người đàn ông Hípri” (Sáng thế ký 39:14). Tất cả những điều này bị mất đi trong bản dịch khi Giuse được gọi đơn giản là “một tên Hípri”. Nói cách khác, cái gọi là thủ đô Hyksos dường như được đặt theo tên của Giuse, “Ish Ivri” tức là Avar-Ish.

vua

Bên trái là hình ảnh dựng lại của Vị cai trị
Ai Cập vốn không phải gốc Ai Cập.

 




















Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1988, Giáo sư Bietak đã tìm thấy phần còn lại của một bức tượng lớn dường như thuộc về một vị vua Avaris không phải gốc gác Ai Cập. Mặc dù chỉ còn lại những mảnh vỡ, các nhà khảo cổ học ước tính kích thước ban đầu của tượng người đang ngồi cao 2 mét và bệ đỡ 1,5 mét, tức là khoảng một lần rưỡi kích thước đời thực. Qua vai phải của bức tượng, bạn vẫn có thể nhìn thấy “cây trượng” của ông, tức là biểu tượng cho sự cai trị của ông. Ở mặt sau - đáng chú ý là với Giuse trong Kinh thánh - bạn vẫn có thể thấy bằng chứng cho thấy vị cai trị này mặc một bộ quần áo sọc, được tạo thành từ ít nhất ba màu: đen, đỏ và trắng. Ông được tìm thấy trong một ngôi mộ. Ngôi mộ trống rỗng. Đây có thể là kết quả của việc cướp bóc, nhưng người ta không thể không nhớ lại rằng câu chuyện trong Kinh thánh cho chúng ta biết rõ ràng rằng khi dân Israel rời khỏi Ai Cập thực hiện cuộc Xuất hành, họ đã mang theo xương của Giuse (Xuất hành 13:19). Nói cách khác, để phù hợp với tường thuật trong Kinh thánh, bất kỳ ngôi mộ nào của Giuse ở Ai Cập sẽ phải trống rỗng.

Họ gọi bức tượng là “Asiatic” tức là ông không phải là người Ai Cập, đúng hơn ông là một người đến từ vùng Canaan / Israel. Họ cũng có thể gọi ông là "Ish Ivri". Không có nhiều điều về khuôn mặt của ông được để lại vì sau thời gian cai trị của ông, giống như với Giuse trong Kinh thánh, dân tộc của ông dường như đã trải qua một sự suy thoái. Nói cách khác, một người nào đó trong thời cổ đại đã lấy một cái búa đập vào mặt bức tượng. Nhưng kiểu tóc của ông vẫn còn nguyên vẹn. Họ gọi nó là kiểu tóc “nấm” và nó đặc biệt liên quan đến những người không thuộc nguồn gốc Ai Cập, nhưng đến từ khu vực Canaan / Israel cổ đại. Điều thú vị là nó khá “hợp thời – đúng mốt”, và Talmud đã cố gắng nói với chúng ta rằng Giuse là một tín đồ thời trang (Genesis Rabbah, 87: 3 ). Trên thực tế, Rabbinic Midrash Tanhuma Vayyesheb 8 đặc biệt nói về việc Giuse uốn tóc.

Bức tượng được tìm thấy trong một tầng địa chất tương ứng với năm 1.700 trước Công nguyên. Nói cách khác, nếu chúng ta lấy năm 1.500 trước Công nguyên làm niên đại của cuộc Xuất hành, và nếu người Israel lưu lại Ai Cập khoảng 200 năm, thì bức tượng của người cai trị này hoàn toàn phù hợp với câu chuyện về tổ phụ Giuse, người trị vì khoảng 215 năm trước cuộc Xuất hành.

Tất nhiên đó là phỏng đoán, nhưng dựa trên bằng chứng, tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng bức tượng của Giuse rất có thể đã được tìm thấy ở Ai Cập. Tại sao không ai để ý? Bởi vì các nhà sử học - một cách có ý thức hoặc vô thức - che giấu lịch sử của Israel / Do Thái đằng sau các thuật ngữ như “Hyksos”, “Asiatics” và “Amo”. Điều thú vị là các nhà chức trách Ai Cập dường như tin rằng bức tượng thực sự có liên quan đến Kinh thánh của  người Do Thái giáo. Vài năm trước, khi tôi ở Ai Cập để quay bộ phim “The Exodus: Decoded – Cuộc Xuất Hành: Giải mã”, tôi đã yêu cầu được quay cảnh phát hiện của Giáo sư Bietak. Các nhà chức trách Ai Cập vốn không thích thứ khảo cổ học nào mà lại xác nhận Kinh thánh của người Do Thái, vì vậy họ nói với tôi rằng bức tượng đã bị "đặt nhầm chỗ". Nhưng vì hiện vật có trọng lượng khá lớn nên đây không phải là thứ mà bạn có thể dễ dàng “đặt nhầm chỗ”.

Có vẻ như người Ai Cập cũng tin rằng những gì họ đang giấu trong lòng Bảo tàng Cairo là tượng đài duy nhất của tổ phụ Giuse từng được tìm thấy.

Thông tin về các tác giả: Simcha Jacobovici là nhà làm phim và nhà báo người Canada gốc Israel. Ông là người ba lần đoạt giải Emmy vì là “Nhà báo điều tra xuất sắc” và là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York. Ông cũng là trợ giảng tại Khoa Tôn giáo tại Đại học Huntington, Ontario.

Phạm Văn Trung chuyển ngữ, từ blogs.timesofisrael.com.

http://conggiao.info/tim-thay-tuong-to-phu-giuse-trong-cuu-uoc-cau-chuyen-bi-che-day-d-61047

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây