TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giáo xứ Vinh Hương: Lễ Thánh Giuse thợ

Thứ hai - 01/05/2023 06:59 | Tác giả bài viết: Cao Hướng |   618
“Tất cả những gì anh em làm trong lời nói cũng như hành động, tất cả mọi chuyện anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa"

Giáo xứ Vinh Hương: Lễ Thánh Giuse thợ - Bổn mạng Giáo họ Thanh Tân
 

Lễ Thánh Giuse Thợ, bổn mạng giáo họ Thanh Tân - Vinh Hương


Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động.Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Âu Châu. Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động. (Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT)

Hôm nay vào lúc 5 giờ ngày 01.05.2023, tại khuôn viên tượng đài Thánh Giuse, Cha quản xứ Phaolô Lưu Văn Phan chủ tế thánh lễ kính Thánh Giuse Thợ, bổn mạng giáo họ Thanh Tân, giáo xứ Vinh Hương. Cùng đồng tế với Cha quản xứ có Cha phó Gioan Nguyễn Trọng Thiên và đông đảo cộng đoàn phụng vụ tham dự.

Giáo họ Thanh Tân được thành lập vào cuối năm 1957 với khoảng 50 gia đình. Trong đó, gốc Thanh Phong có 22 gia đình; Bùi Ngọa 4 gia đình, Ngã Ba 14 gia đình và một số ít là bà con Trung Hậu, Nhân Hòa và Mỹ Yên. Tính đến nay, giáo họ có 428 gia đình và 1608 nhân danh, được chia ra thành 7 giáo xóm.

Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn dâng lên Chúa tâm tình tri ân cảm tạ, đồng thời ngài đề cao giá trị của lao động. Lao động làm nên giá trị của con người khi chúng ta biết nối kết với Thiên Chúa; trong lao động chúng ta hướng đến tâm tình hiếu thảo đối với Thiên Chúa Cha. Cha nói, “Mỗi người, qua lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse, giúp cho chúng ta được trở nên trung tín. Nơi gia đình xưa, Ngài đã trung thành phục vụ Thánh Cả, phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria nơi gia đình Thánh Gia qua vai trò lao động. Hôm nay là ngày bổn mạng của giáo họ Thanh Tân, chúng ta dâng lên Chúa lời tạ ơn, cùng với giáo họ Thanh Tân, cầu nguyện cho những người còn sống cũng như những người đã ly trần trong giáo họ”.

Sau Tin Mừng, Cha phó Gioan đề cao mẫu gương và đời sống của Thánh Cả Giuse, Ngài hoàn toàn yên lặng và lắng nghe tiếng Chúa qua những giấc mơ, Ngài mau mắn thi hành ý Chúa, Ngài chuyên chăm làm việc tay chân cách cần mẫn khiến người đời chỉ biết về Chúa Kitô là con bác thợ mộc. Cuộc đời Thánh Giuse là một cuộc đời ẩn dật, lao công, lam lũ; một đời bình thường không chút danh giá. Và cũng chính vì quá đỗi bình thường như thế mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy khi Chúa Giêsu con bác thợ mộc trở về thăm quê hương thì dân làng Nazaret có cái nhìn không mấy thiện cảm với Chúa Giêsu và có vẻ coi thường. Sau đó người ta kháo với nhau rằng bởi đâu ông ta được khôn ngoan và tài giỏi như thế, tại sao ông ta được như vậy? nhiều câu hỏi đặt ra chất vấn Chúa. Bởi vì cha mẹ của ông ta chỉ là bà Maria và bác thợ mộc Giuse. Họ ganh tỵ và tìm cách hạ bệ danh tiếng của Ngài.

Cha giảng lễ nói tiếp, “Giáo Hội muốn đề cao giá trị của lao động, nhất là những lao động âm thầm bình dị trong đời sống thường ngày nhưng lại rất quan trọng, bởi vì nhờ nó mà nhân loại tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và cứ tiếp tục như thế cho đến ngày tận thế. Từ thế hệ này sang thế hệ khác con người thời nào cũng phải lao động để đưa nhân loại tiến lên. Nếu không có lao động thì con người sẽ tự hủy diệt chính mình, vì thế, vào thời buổi ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên vườn địa đàng và đặt con người vào đó để canh tác. Có nhận định cho rằng cách nhanh nhất để tiêu diệt một con người là khiến cho người đó trở nên nhàn rỗi, nhàn rỗi nghĩa là không sử dụng những khả năng của Chúa ban để hoạt động, để làm việc

Dưới cái nhìn đức tin, chúng ta nhận ra giá trị, ý nghĩa của lao động qua lời khuyên của thánh Phaolô gởi tín hữu Colôsê “Tất cả những gì anh em làm trong lời nói cũng như hành động, tất cả mọi chuyện anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa".

Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã trao phó hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành. (lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Cao Hướng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây