TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

THĐGM 2023: Câu hỏi thỉnh ý

Thứ bảy - 30/04/2022 05:18 | Tác giả bài viết: Lm Gc Phạm Xuân Lương |   1827
Trước hết, chúng ta lữ hành cùng nhau như dân Chúa với nhau. Kế đến, chúng ta lữ hành cùng nhau như dân Chúa với toàn thể gia đình nhân loại.
THĐGM 2023: Câu hỏi thỉnh ý

Giáo phận Ban Mê Thuột
Ban Công Lý & Hòa Bình

 

NHỮNG CÂU HỎI CHÍNH YẾU
ĐỂ THỈNH Ý CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA
GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG TRONG TIẾN TRÌNH
HƯỚNG TỚI MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH:
HIỆP THÔNG - THAM GIA - SỨ VỤ

[BẢN GỢI Ý  1 - VĂN PHÒNG TỔNG THƯ KÝ THĐGM - 09/2021]

----------------------------------------------------------------------

          

 * Thượng hội đồng hiện nay đặt ra câu hỏi căn bản sau đây:

1.  Hội thánh hiệp hành “cùng nhau lữ hành” khi loan báo Tin Mừng; việc “lữ hành cùng nhau” hiện đang diễn ra thế nào trong Giáo hội địa phương của anh chị em?  [***] 1

2.  Để Hội thánh được lớn lên trong việc “lữ hành cùng nhau”, Thần Khí đang  mời gọi chúng ta thực hiện những bước đi nào?  [***] 2   (PD, 26).

                * Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta được mời gọi:

1)   Nhớ lại kinh nghiệm của mình:

                 Câu hỏi căn bản trên gợi nhớ những kinh nghiệm nào trong Giáo hội địa phương của chúng ta? 

 

2)  Đọc lại những kinh nghiệm này trong chiều kích sâu xa hơn:

     1.   Chúng đã mang lại những niềm vui nào?

     2.  Chúng khiến chúng ta gặp phải những khó khăn và trở ngại nào?

     3.   Chúng phơi bày những thương tích nào?

     4.   Có thể rút ra những hiểu biết nào từ các kinh nghiệm này?

3)   Thu thập thành quả để chia sẻ:

     1.  Tiếng Chúa Thánh Thần vang dội nơi đâu trong những kinh nghiệm này?

     2.   Thánh Linh  đang đòi hỏi chúng ta điều gì? 

     3.  Đâu là những điểm phải khẳng định, các viễn cảnh nên thay đổi, các bước cần thực hiện?

     4.   Ở nơi nào chúng ta ghi nhận được sự đồng thuận?

     5.  Những nẻo đường nào đang mở ra cho Giáo hội địa phương của chúng ta?

      +  Để giúp những người tham dự khám phá câu hỏi nền tảng này cách đầy đủ hơn, sau đây là những chủ đề làm nổi bật những phương diện quan trọng của việc “sống tinh thần hiệp hành” (PD, 30). Khi trả lời cho những câu hỏi này, nên nhớ rằng có hai cách “lữ hành cùng nhau”, hai cách này có liên hệ sâu sắc với nhau. Trước hết, chúng ta lữ hành cùng nhau như dân Chúa với nhau. Kế đến, chúng ta lữ hành cùng nhau như dân Chúa với toàn thể gia đình nhân loại.

 + Hai viễn tượng này làm phong phú cho nhau và giúp chúng ta cùng nhau phân định chung hướng đến sự hiệp thông sâu xa hơn và sứ vụ mang lại nhiều hoa trái hơn.

 +++   (Các cuộc đàm luận và đối thoại không nhất thiết phải giới hạn nơi những câu hỏi này)

 

1.    BẠN ĐỒNG HÀNH TRÊN CUỘC HÀNH TRÌNH

       +  Trong Giáo hội và ngoài xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau trên cùng một nẻo đường.

1.1    Trong Giáo hội địa phương của chúng ta, ai là những người “cùng nhau lữ hành?”

1.2   Ai là những người dường như xa cách hơn?

1.3  Chúng ta được kêu gọi để thăng tiến như thế nào với tư cách của những người đồng hành?

1.4  Các nhóm và cá nhân nào vẫn còn ở bên lề?

 

2.    LẮNG NGHE

    +  Lắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến.

2.1     Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta qua những tiếng nói mà đôi khi chúng ta không nhận ra như thế nào?

2.2    Giáo dân, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ, được lắng nghe ra sao?

2.3    Điều gì làm chúng ta dễ lắng nghe hoặc ngăn cản chúng ta lắng nghe?

2.4  Chúng ta lắng nghe những người ở vùng ngoại biên như thế nào? [***] 3

2.5  Những đóng góp của những người nam và nữ thánh hiến được đón nhận thế nào?

2.6  Khả năng lắng nghe của chúng ta có những hạn chế nào, đặc biệt là lắng nghe những người có quan điểm khác với chúng ta?

2.7 Nơi chốn nào dành cho tiếng nói của những người thiểu số, đặc biệt những người trải qua cảnh đói nghèo, ở bên lề hay bị xã hội loại trừ? [***] 4

 

3.   PHÁT BIỂU

    +  Mọi người đều được mời gọi can đảm và mạnh dạn (parrhesia) lên tiếng, nghĩa là, phải bao gồm cả tự do, chân lý và bác ái.

3.1  Trong Giáo hội địa phương và trong xã hội chúng ta, điều gì tạo điều kiện hay điều gì cản trở việc nói ra cách can đảm, thẳng thắn và có trách nhiệm?

3.2  Khi nào và cách nào để chúng ta nói lên được những gì là quan trọng đối với chúng  ta?

3.3  Mối tương quan với hệ thống truyền thông địa phương (không chỉ với truyền thông  Công giáo) thì thế nào?

3.4  Ai nói thay cho cộng đồng Kitô hữu và họ được chọn thế nào?

 4.   CỬ HÀNH

      +   Chỉ có thể “lữ hành cùng nhau” khi cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể.

4.1     Trên thực tế, việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ trong cộng đoàn của chúng ta truyền  cảm hứng và hướng dẫn đời sống và sứ vụ của chúng ta như thế nào?    [***] 5

4.2     Chúng truyền cảm hứng cho những quyết định quan trọng nhất như thế nào?

4.3     Các tín hữu được khích lệ ra sao để tích cực tham dự phụng vụ?

4.4     Vị trí nào dành cho các tín hữu để họ tham gia vào thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ?

 

5.    CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI SỨ VỤ CHUNG

       CỦA CHÚNG TA

  +       Hiệp hành là để phục vụ cho sứ mạng của Hội thánh, mọi thành viên trong Hội thánh đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng này.

5.1     Vì tất cả chúng ta đều là các môn đệ truyền giáo, mọi người đã chịu phép Rửa được mời  gọi tham gia vào sứ vụ này của Hội thánh như thế nào? [***] 6

5.2      Điều gì cản trở người đã chịu phép Rửa tham gia tích cực sứ vụ này?

5.3     Những lãnh vực nào của sứ vụ mà chúng ta đang bỏ mặc?  [***] 7

5.4    Cộng đoàn hỗ trợ ra sao cho những thành viện của mình tham gia phục vụ xã hội theo những cách thức khác nhau (công tác xã hội và hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, giáo dục, cổ võ công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người, chăm sóc môi trường, v.v…)?

5.5     Hội thánh đã giúp những thành viên này thế nào để

họ phục vụ xã hội theo cách thức truyền giáo?

5.6    Sự phân định những chọn lựa truyền giáo được thực hiện thế nào và bởi ai?

 6.   ĐỐI THOẠI TRONG GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI

       +    Đối thoại đòi hỏi kiên trì và nhẫn nại, nhưng cũng giúp hiểu biết lẫn nhau.

6.1     Những dân tộc khác nhau trong cộng đoàn chúng ta đối thoại được với nhau tới mức độ nào?

6.2    Trong Giáo hội địa phương của chúng ta có những nơi nào và cách thức nào để đối thoại? [***] 8

6.3    Chúng ta khích lệ sự hợp tác với các giáo phận bạn, các dòng tu trong khu vực, các hiệp hội hay phong trào giáo dân, v.v… như thế nào?

6.4     Chúng ta đề cập đến những bất đồng quan điểm hay những xung đột và khó khăn như thế nào?

6.5    Chúng ta cần phải chú ý đến những vấn đề quan trọng nào trong Giáo hội và xã hội? [***] 9

6.6   Chúng ta có những kinh nghiệm nào trong việc đối thoại và hợp tác với tín đồ của các tôn giáo khác và với những người không gia nhập tôn giáo nào?

6.7      Giáo hội đối thoại và học hỏi từ các lãnh vực xã hội khác như thế nào: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dân sự và những người sống trong nghèo khó?

[***] 10

7.   ĐẠI KẾT

7.1     Vị trí đặc biệt trên con đường hiệp hành của cuộc đối thoại giữa những Kitô hữu thuộc các tín phái khác nhau, liên kết với nhau bởi cùng một Phép Rửa. Cộng đoàn Giáo hội chúng ta có những mối tương quan nào với các thành viên của các truyền thống và tông phái Kitô giáo khác?

7.2    Chúng ta chia sẻ điều gì và cùng cất bước hành trình như thế nào?

7.3    Chúng ta rút ra được những hoa trái nào từ việc cùng nhau bước đi?

7.4    Đâu là những khó khăn?

7.5   Làm thế nào để chúng ta có thể cùng nhau đi bước tiếp theo tiến về phía trước?

 

8.  UY QUYỀN VÀ SỰ THAM GIA

        +   Hội thánh hiệp hành là Hội thánh tham gia và đồng trách nhiệm.

8.1   Làm thế nào để cộng đoàn Giáo hội chúng ta nhận ra các mục tiêu phải theo đuổi, con đường để đạt tới và những bước đi phải thực hiện? [***] 11

8.2     Cách hành sử uy quyền hay cai quản trong Giáo hội địa phương của chúng ta thế nào? 8.3  Việc thực hiện cách làm việc theo nhóm và tinh thần đồng trách nhiệm thì thế nào?

8.4     Việc đánh giá được chỉ đạo thế nào và ai chỉ đạo?

8.5   Các thừa tác vụ và trách nhiệm của giáo dân được khích lệ thế nào?

8.6    Chúng ta đã có những kinh nghiệm hiệp hành sinh hoa kết quả ở cấp địa phương hay   chưa?

8.7     Các tổ chức và đoàn thể hiệp hành (các hội đồng mục vụ giáo xứ, hội đồng linh mục, v.v…) hoạt động ra sao ở cấp Giáo hội địa phương?

8.8     Chúng ta có thể đẩy mạnh sự tiếp cận mang tính hiệp hành nhiều hơn trong việc chúng  ta tham gia và lãnh đạo như thế nào? [***] 12

 

9.   BIỆN PHÂN VÀ QUYẾT ĐỊNH

   +      Theo phong cách hiệp hành, chúng ta đưa ra quyết định bằng cách biện phân những gì Chúa Thánh Thần đang nói qua toàn thể cộng đoàn.

9.1      Chúng ta dùng những cách thức và quy trình nào để đưa ra quyết định?

9.2      Có thể hoàn thiện chúng hơn được không?

9.3      Chúng ta cổ võ việc tham gia đưa ra quyết định trong các cơ cấu phẩm trật như thế nào?

9.4    Các cách thức đưa ra quyết định có giúp chúng ta lắng nghe toàn thể dân Chúa hay không?

9.5    Đâu là mối tương quan giữa thỉnh ý và đưa ra quyết định, và chúng ta làm thế nào để thực hiện?

9.6     Chúng ta dùng những phương tiện và thủ tục nào để thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình?

9.7     Chúng ta có thể làm thế nào để thăng tiến trong việc cộng đoàn cùng biện phân thiêng liêng?  

10.    TỰ ĐÀO TẠO TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH

   +   Tính hiệp hành đòi hỏi phải sẵn sàng chịu biến đổi, đào tạo và không ngừng học hỏi.

10.1    Cộng đồng Giáo hội chúng ta đào tạo những con người ngày càng có khả năng “cùng nhau lữ hành”, lắng nghe lẫn nhau, dấn thân vào sứ vụ và tham gia đối thoại như thế nào?

10.2      Chúng ta đào tạo thế nào để thúc đẩy sự phân định và thực thi quyền bính theo  phương cách hiệp hành?

                

                         -----------------===============-------------

  +++      Thánh Linh đang đòi hỏi chúng ta điều gì để xây dựng một Giáo Hội Hiệp Hành: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ? [***] 13

  +++      Những phương thức nào đem lại hiệu quả tốt đẹp nhất giúp mọi thành phần Giáo Hội cùng nhau xây dựng công lý và hòa bình, thăng tiến con người toàn diện trong đời sống xã hội? [***] 14

                    ==================================

+++ Kính xin quý cha, quý tu sĩ, và các thành phần Dân  Chúa góp ý kiến qua các câu hỏi gợi ý trên đây, có thể tùy chọn một số câu hỏi thiết thực nhất để góp ý.

  ***[Những câu hỏi in đậm và có ký hiệu [***] ở cuối mỗi câu hỏi là những câu hỏi ưu tiên cần được thỉnh ý vì có mối liên hệ về phương diện xã hội đối với sứ vụ của Ban Công Lý và Hòa Bình.]

*** Có thể XEM BẢN VĂN  tại website :

1. http:/gpbanmethuot.com

      (MỤC: BAN MỤC VỤ / BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH)

2. http:/giaoxuthanhlinhbmt.com

3. Các giáo xứ: Châu Sơn - Vinh Hương -Thổ Hoàng -

                             …

     

+++ Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo Phận kính trình quý cha quản hạt, kính gởi quý cha và anh chị em Ban Linh Hoạt Viên thuộc Ban Công Lý và Hòa Bình các giáo hạt  NHỮNG CÂU HỎI CHÍNH YẾU  ĐỂ THỈNH Ý CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA TẠI CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG TRONG TIẾN TRÌNH ‘HƯỚNG TỚI MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH:  HIỆP THÔNG - THAM GIA - SỨ VỤ’.

+++ Kính xin quý cha và anh chị em Ban Linh Hoạt Viên thuộc Ban Công Lý và Hòa Bình các giáo hạt tổ chức công việc thỉnh ý cộng đoàn Dân Chúa dưới nhiều phương thức linh hoạt; cuối cùng, xin vui lòng làm Bản Tổng Kết những góp ý và gởi về Ban Công Lý & Hòa Bình giáo phận trước ngày 31/5/2022 qua địa chỉ email = lxuanluong@gmail.com hoặc  luongxuan2000@yahoo.com.  Xin Chúa chúc lành cho sứ vụ của chúng ta trong tinh thần Giáo Hội Hiệp Hành . Chân thành cảm tạ quý cha và anh chị em.

-------------------------------------------------------------------------------

 

Ban Mê Thuột - ngày 24  tháng 4 năm 2022

TRÂN TRỌNG THỈNH Ý

TM. Ban Công Lý & Hòa Bình Giáo Phận

Lm Gc Phạm Xuân Lương

 

 

 

Giáo Phận Ban Mê Thuột

Ban Công Lý và Hòa Bình

 

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CĂN BẢN
ĐỂ THỈNH Ý CÁC THÀNH PHẦN DÂN CHÚA
VỀ TÍNH HIỆP HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI.

           

 

I.*    TÀI LIỆU VĂN PHÒNG TỔNG THƯ KÝ THĐGMTG

[ 09/2021]

*** Tính hiệp hành là phương thức sống và hành động (modus videndi et operandi) của Hội thánh, Dân Thiên Chúa; nó chứng tỏ và mang lại bản chất cho Hội thánh là sự hiệp thông khi tất cả các thành viên của Hội thánh cùng nhau hành trình, tụ họp và tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin mừng của Hội thánh.

       *** Tính hiệp hành được thực hiện trong Hội thánh để phục vụ cho việc truyền giáo. Bản chất Hội thánh lữ hành là truyền giáo. Hội thánh tồn tại để truyền giáo. Toàn thể Dân Chúa là tác nhân của việc loan báo Tin mừng.

 ***    Tính hiệp hành trong đời sống giáo xứ.

+  Giáo xứ là nơi chúng ta học cách sống như những môn đệ của Chúa trong một mạng lưới các mối tương quan huynh đệ và kinh nghiệm hiệp thông trong nhiều ơn gọi và các thế hệ, các đặc sủng, các thừa tác vụ và chức năng, tạo thành một cộng đoàn chân chính, nơi mọi người cùng chung sống với sứ vụ của mình và phục vụ trong hòa hợp nhờ những đóng góp cụ thể của hết mọi người.

*** Vai trò của linh mục và phó tế

+ Các linh mục (và phó tế) có một vai trò cốt yếu trong việc đồng hành với toàn thể dân Chúa trên con đường hiệp hành.

    Họ là những tác nhân hiệp thông và hiệp nhất trong việc xây dựng Thân thể Chúa Kitô, giúp các tín hữu đồng hành với nhau, cùng nhau tiến bước giữa lòng Hội thánh. Các giáo sĩ là những người loan báo về sự đổi mới, chú ý đến nhu cầu triển nở của đàn chiên họ coi sóc, và chỉ cho thấy cách thức Chúa Thánh Thần đang mở ra những nẻo đường mới. Cuối cùng, họ là những con người cầu nguyện, những người thúc đẩy kinh nghiệm hiệp hành thiêng liêng thực sự, nhờ đó dân Chúa có thể chú ý hơn đến Chúa Thánh Thần và cùng nhau lắng nghe thánh ý Thiên Chúa.

II.* GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

 

*** "Với giáo huấn xã hội của mình, Giáo Hội tìm cách công bố Tin Mừng và làm cho Tin Mừng hiện diện trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ xã hội. Không phải chỉ là làm sao đem Tin Mừng đến được với con người trong xã hội – mà còn là làm sao cho xã hội được thấm nhuần Tin Mừng và được phong phú lên nhờ Tin Mừng. Đó cũng chính là sứ mạng Phúc Âm hóa đời sống con người và xã hội của Giáo Hội nhằm giúp con người thành đạt theo đúng mục đích trong công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa.   

(x. TLHTXH số 35.38.49.50.58.62).

 

III.*   PHÂN ĐỊNH

. NHÌN LẠI:  ĐÃ SỐNG HIỆP HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

 

.  NHÌN TỚI: PHẢI  SỐNG HIỆP HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

-------------------------------=====---------------------------------

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây