TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VHTK 96 Thánh Kinh Những Điều Thú Vị

Chủ nhật - 11/02/2024 05:11 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   544
Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Thánh Kinh đều quy hướng và được hoàn tất nơi Ngài.
VHTK 96 Thánh Kinh Những Điều Thú Vị


THÁNH KINH
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ

 

Tải về file PDF VHTK 96 Những Điều Thú Vị tại đây


Mục lục
Thánh Kinh Những Điều Thú Vị                   05
Thánh Kinh Những Điều Thú Vị 1-24           42
Thánh Kinh Những Điều Thú Vị A-Y           66
Nước Do Thái Thời Chúa Giêsu                    72

                                 

Thánh Kinh Những Điều Thú Vị

Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.

Trọng tâm của toàn bộ Thánh Kinh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Thánh Kinh đều quy hướng và được hoàn tất nơi Ngài.

Thánh Kinh có 2 phần: Cựu ước, 46 cuốn; Tân ước, 27 cuốn.

Thuật từ Thánh Kinh trong tiếng Hy Lạp là Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều), Biblia nghĩa là sách. Biblia có nguồn gốc từ byblos có nghĩa là giấy cói (papyrus), từ tên của thành phố Byblos xứ Phoenicia cổ đại, là nơi xuất khẩu giấy cói. Thánh Kinh Do Thái giáo còn gọi là Tanakh. Tên tiếng Latinh là Scriptura, nghĩa là trước tác, bài viết, bản thảo. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách. Chúng ta có thể dùng từ Hán Việt - tự ngữ đứng trước định nghĩa cho tự ngữ đi sau - Thánh Kinh hay ngược lại dùng từ Việt gốc Hán - tự ngữ đứng sau định nghĩa cho tự ngữ đi trước - Kinh Thánh. (1)
Thánh Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Hípri, và có vài phần viết bằng tiếng Aram như Er 4,8-6. 18; 7,12-26; Đn 2,4-7. 28, trong khoảng thời gian 1200 tCN đến 100 tCN.

Tiếng Hípri (עִבְרִית (Ivrit) là ngôn ngữ thánh thiêng của người Do Thái gồm 22 ký tự, được viết và đọc từ phải sang trái. Nhưng từ thế kỷ VI tCN trở đi, người Do Thái cũng bắt đầu sử dụng ngôn ngữ khác trong đời thường, chẳng hạn tiếng Aram. Vào thời Đức Giêsu sinh ra, tiếng Aram là ngôn ngữ phổ biến của người Do Thái.

Chúa Giêsu và các Tông đồ, cũng như Hội Thánh thời sơ khai sử dụng Bản Bảy Mươi có thêm những sách Cựu Ước được viết bằng tiếng Hy lạp mà truyền thống Do thái không chấp nhận gồm bảy cuốn sau đây: Barúc, Tôbia, Giuđitha, 1-2 Macabê, Khôn ngoan, Huấn ca. Ngoài ra, cũng gồm cả những phần sau của hai cuốn sách Đanien và Étte: Đn 3,24-90 ; ch. 13 – 14 ; Et 10,4 – 16,24.
   
1. THÁNH KINH CỦA NGƯỜI DO THÁI

Thánh Kinh Do thái bao gồm 24 quyển sách, được viết từ khoảng năm 1200 tCN đến năm 100 tCN hầu hết bằng tiếng Hípri, chỉ có vài phần bằng tiếng Aram, làm thành ba nhóm: Luật – Torah [תורה] (gồm 5 cuốn từ sách Sáng thế đến sách Đệ nhị luật), Các ngôn sứ - https://gpbanmethuot.net/uploads/news/2022_11/image-20221107195050-2.jpegNebi’im [נביאים] (gồm 8 cuốn từ sách Giôsuê đến các Ngôn sứ nhỏ), và các Trước tác – Kethubim [כתובים;] (gồm 11 cuốn các Thánh vịnh đến sách Sử biên niên).

1.1 Các sách Torah [תּוֹרָה,] gồm:
  1. Sáng thế [בראשית] (Bereshit)
  2. Xuất hành [שמות] (Shemot)
  3. Lêvi [ויקרא] (Vayiqra)
  4. Dân số [במדבר] (Bamidbar)
  5. Đệ nhị luật [דברים] (Devarim)

1.2 Các sách Nevi'im [נְבִיאִים, "Ngôn sứ"] gồm:
  1. Giôsuê [יהושע] (Yeoshua)
  2. Các Thủ lãnh [שופטים] (Shophtim)
  3. Samuen (I & II) [שמואל] (Shemouel)
  4. Các Vua (I & II) [מלכים] (Melakhim)
  5. Isaia [ישעיה] (Iescha'Yahou)
  6. Giêrêmia [ירמיה] (Irmeyahou)
  7. Êdêkien [יחזקאל] (Ihezquel)
  8. Mười hai ngôn sứ nhỏ bé [תרי עשר] (Schne-'Assar)
    1. Hôsê [הושע] (Hoshea)
    2. Gioen [יואל] (Ioel)
    3. Amốt [עמוס] ('Amos)
    4. Ôvadia [עובדיה] ('Obadyah)
    5. Giôna [יונה] (Iona)
    6. Mikha [מיכה] (Mikha)
    7. Nakhum [נחום] (Nahoum)
    8. Habacuc [חבקוק] (Habaqouq)
    9. phônia [צפניה] (Sephanyah)
    10. Khácgai [חגי] (Hagaï)
    11. Dacaria [זכריה] (Zecharyah)
    12. Malakhi [מלאכי] (Malakhi)

1.3 Ketuvim [כְּתוּבִים, "Văn chương"] gồm:
  1. Thánh vịnh [תהלים] (Tehilim)
  2. Châm ngôn [משלי] (Mishle)
  3. Gióp [איוב] (Iob)
  4. Diễm ca [שיר השירים] (Eikha)
  5. Rút [רות]
  6. Ai ca [איכה]
  7. Huấn ca [קהלת] (Qohelet)
  8. Étte [אסתר] (Ester)
  9. Đanien [דניאל]
  10.  Etra-Nơkhemia [עזרא ונחמיה] ('Ezra Nechemya)
  11.  Sử biên niên (I & II) [דברי הימים] (Dibre Hayamim)

Thánh Kinh Cựu Ước của Tin lành có cùng các bản văn như Thánh Kinh Do thái, nhưng số các sách lại là 39 sách, và gồm bốn nhóm: Ngũ Thư (từ sách Sáng thế đến sách Đệ nhị luật), các Sách Lịch sử (từ sách Giôsuê đến sách Étte), các Sách Khôn ngoan (từ sách Gióp đến sách Diễm ca), và các sách ngôn sứ (từ sách Isaia đến sách Malakhi). (Số quyển sách tăng lên do việc một số quyển sách của Thánh Kinh Do thái được chia ra, như 1-2 Sm, 1-2 V, 1-2 Sb, và Sách các ngôn sứ nhỏ cũng được chia thành các sách khác nhau.)

Thánh Kinh Cựu Ước của Công giáo có tất cả 46 quyển, vì thêm các sách thuộc Quy điển thứ (sách Tôbia, Giuđitha, 1 Macabê, 2 Macabê, sách Khôn ngoan, sách Huấn ca, sách Barúc và phần thêm sách Đanien và phần thêm của sách Étte). Thánh Kinh Cựu của Chính thống còn có thêm một số sách khác (như sách 3 Macabê, Thánh vịnh của Salômon,...).

Mặc dầu có những sự khác nhau về quy điển như trên, nhưng cả người Do thái và người Kitô đều tin rằng những quyển sách làm nên Thánh Kinh Do thái / Cựu Ước có nguồn gốc cổ đại, và rằng những bản cópy thời trung cổ thì rất muộn thời so với những bản gốc có trước thời Kitô giáo nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, trước khi các Cuộn Bản thảo Biển Chết / Qumran được khám phá, thật là khó để chứng minh rằng các sách, như sách Dân số, sách Samuen, sách Gióp, hoặc Isaia, thật sự tồn tại trong những thế kỷ trCN, bởi vì hầu như không có bản văn nào từ Thời kỳ của Đền thờ Đệ nhị (530 trCN - 70 sCN) còn giữ lại được. (2)

2. BẢN BẢY MƯƠI / BẢN LXX

Bản dịch Thánh Kinh sớm nhất từ tiếng Hípri sang tiếng Hy Lạp ra đời vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Được gọi là bản Bảy Mươi, (Septuaginta: tiếng Latinh nghĩa là “bảy mươi”) hay Bản LXX (theo số La Mã),  bản dịch này theo truyền thống được thực hiện dưới triều vua Ptolemy II Philadelphus Ai Cập (285-246 tCN).

Truyền thống kể lại rằng vua Ptolemy II đã ủy thác cho viên quản thủ thư viện hoàng gia, Demetrius thành Phaleron, sưu tập bằng cách mua lại hay sao chép tất cả các sách thánh trên thế giới. Ông còn viết thư cho Eleazar, thượng tế ở Giêrusalem, xin gởi đến 6 vị trưởng lão trong mỗi chi tộc, vị chi là 72 vị, có đời sống gương mẫu và thông thạo các sách Lề Luật (Torah), đến để dịch Kinh Thánh sang tiếng Hy Lạp.

Bản dịch dưới sự điều hành của Demetrius được hoàn tất trong 72 ngày. Khi cộng đồng người Do Thái ở Alexandria họp lại để nghe bản dịch mới, các dịch giả và Demetrius nhận được nhiều lời khen tặng, và người ta loan báo một lời nguyền rủa cho bất kỳ ai thêm thắt, chuyển đổi hay bỏ sót bất kỳ một lời nào trong đó.

 Đó chỉ là câu chuyện cấu tạo. Nhưng về nguồn gốc bản dịch Ngũ Thư cũng không phải là hoàn toàn sai. Có lẽ chắc bản này đã được dịch cho người Do-thái cư ngụ bên Ai-cập dưới thời vua Ptôlêmê II nói trên. Bản dịch ra đời quãng năm 250 tCN. Sau đó, trong các thế kỷ III và II tCN, các sách Cựu Ước khác ngoài Ngũ Thư cũng dần dần được dịch ra tiếng Hy-lạp.

Sau những cuộc chinh phục của Alêxanđê Đại đế (336-323 tCN), tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Ai Cập, Syria và phía đông biển Địa Trung Hải. Bản dịch Bảy Mươi giúp phổ biến sách thánh Do Thái giáo cho những người Do Thái không còn nói tiếng mẹ đẻ và cả thế giới nói tiếng Hy Lạp nữa. Bản Bảy Mươi sau này trở thành Thánh Kinh của Giáo Hội sơ thời nói tiếng Hy Lạp, và thường được trích dẫn trong Tân Ước. (3)

3. THÁNH KINH CỰU ƯỚC

       Thánh Kinh Cựu Ước được Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo liệt kê gồm 46 cuốn (SGLHT, số 120).

3.1 Ngũ Thư (5)
     1. Sáng thế,
     2. Xuất hành,
     3. Lê vi,
     4. Dân số,
     5. Đệ nhị luật.

3.2 Các sách lịch sử (16):
     1. Giosuê,
     2. Thủ lãnh,
     3. Rút,
     4. 1 Samuen,
     5. 2 Samuen,
     6. 
1 Vua,
     7. 2 Vua,
     8. 1 Sử biên niên,
     9. 2 Sử biên niên,
     10. Étra,
     11. Nơkhemia,
     12. Tôbia,
     13. Giuđitha,
     14. Étte,
     15. 1 Macabê,
     16. 2 Macabê.

3.3 Các sách giáo huấn (7) :
     1. Gióp,
     2. Thánh vịnh,
     3. Châm ngôn,
     4. Giảng viên (còn gọi là Qôhêlét),
     5. Diễm ca,
     6. Khôn ngoan,
     7. Huấn ca (còn gọi là Ben Sirach).

3.4 Các sách ngôn sứ (18) :
     1. Isaia,
     2. Giêrêmia,
     3. Edêkien,
     4. Đanien (gọi là bốn ngôn sứ lớn),
     5. Ai ca,
     6. Barúc.
     Mười hai ngôn sứ nhỏ là:
     7. Hôsê,
     8. Giôen,
     9. Amốt,
     10. Ôvađia,
     11. Giôna,
     12. Mikha,
     13. Nakhum,
     14. Khabacúc,
    15. Xôphônia,
    16. Dacaria,
    17. Khácgai,
    18. Malakia. (4)

Còn tiếp ...  


Nguyễn Thái Hùng



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây