TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bắt quả tang

Thứ bảy - 31/08/2024 00:02 | Tác giả bài viết: NVB BÌNH YÊN |   238
Mỗi lần nghe đến câu “Bắt quả tang” chắc ai cùng nghĩ một sự việc đã xảy ra và đúng một cách chắc chắn trăm phần trăm vậy.
Bắt quả tang

BẮT QUẢ TANG

Mỗi lần nghe đến câu “Bắt quả tang” chắc ai cùng nghĩ một sự việc đã xảy ra và đúng  một cách chắc chắn trăm phần trăm vậy. Và qua những câu chuyện sau đây có lẽ mỗi người chúng ta phải nhìn lại các sự việc một cách bao dung và đúng đắn hơn.

Sau đây là một số bài  viết về sự “bắt quả tang” mà tôi đã đọc được.

Câu chuyện số 1: ở nước Mỹ, vào một sáng sớm nọ có hai đứa trẻ đi đến cửa hàng bán đồ tạp hóa, đứa anh khoảng độ 6 tuổi, và đứa em gái nó khoảng 4 tuổi, vừa đến nơi thì đứa em thấy 1 tờ tiền 100 đô la bay ngang, và nó đã nhặt được. Nhưng người chủ quán lại nói rằng hai đúa trẻ này đã ăn cắp tiền của bà vì bà mới đặt tờ tiền trên quầy mới đi vào nhà tắt bếp ga ra thì tờ tiền đã nằm trong tay hai đứa trẻ này. Bà ta khẳng định là hai đứa trẻ này đã ăn cắp tiền và Bà đã bắt quả tang, vì tay nó đang cầm tiền của Bà. Và bà ta đã dẫn hai đứa trẻ đến đồn cảnh sát. Trong lúc vị cảnh sát tra hỏi thì hai đứa trẻ nói là không lấy tiền của bà chủ quán, nhưng bà chủ quán lại khẳng định là hai đứa trẻ này ăn cắp tiền của bà vì vật chứng đang ở trong tay của nó. Sau khi suy nghĩ một lúc vị cảnh sát mới dẫn hai đứa trẻ cùng bà chủ quán về lại hiện trường vụ việc, và nói bà chủ làm lại những sự việc đã dẫn tới tiền của bà bị mất. Sự việc đã được sáng tỏ, khi bà ta đặt tờ tiền trên quầy, thì sau lưng bà có một cái quạt làm mát, khi bà còn đang đứng ở quầy thì do lưng của bà cản gió không thể thổi bay tờ tiền của bà được, nhưng sau khi bà ta đi vào nhà thì gió từ cái quạt đã thổi tờ tiền bay đi và hai đứa trẻ này đã nhặt được. Sau khi rõ ràng mọi chuyện, thì hai đứa trẻ được xử vô tội, và đã được thả về nhà.

Câu chuyện số 2: Khổng Tử là một nhà thông thái, một thầy dạy và là một vị sáng lập ra Đạo giáo, vào năm đó Khổng Tử cùng hai học trò là Nhan Hồi và Tử Lộ trên đường giảng đạo đã gặp nạn đói kém xảy ra trong vùng. Thầy trò gặp cảnh khốn khó thiếu thốn, may sao có 1 người rộng lượng đã cho thầy trò Khổng Tử một ít gạo. Khi đó, Khổng Tử đã giao cho Nhan Hồi là đệ tử mà Ngài tin tưởng và yêu mến nhất lo việc nấu cơm, còn Tử Lộ và một số người thì đi lên rừng kiếm thêm rau về nấu. Trong lúc Nhan Hồi nấu cơm, Khổng Tử ở nhà trên đọc sách, bỗng nghe một tiếng như tiếng vung nồi rớt, bất chợt Khổng Tử nhìn xuống thì thấy Nhan Hồi đang cầm chiếc vung tay bỏ vào trong nồi cơm và đưa lên miệng ăn, bấy giờ Khổng Tử mới nghĩ rằng: Than ôi! Người học trò mà ta tin tưởng yêu thương nhất lại làm một việc mà chính ta cũng không ngờ tới, nó ăn vụng ngay trước mắt Ta, khi mà cả thầy trò còn đang lâm vào cơn khốn khó đói kém.
 
Sau khi Tử Lộ hái rau đưa về, và đến bữa ăn, để thử lòng Nhan Hồi, Khổng Tử đã nói, chúng ta đi khỏi nhà đã lâu, hôm nay tự nhiên Ta thấy nhớ quê hương và muốn dùng cơm này để cúng tổ tiên ở quê nhà, như thế có được không? Các học trò khác thì đồng thanh nói, thưa Thầy, Thầy nói phải lắm. Nhưng riêng Nhan Hồi thì im lặng, Khổng Tử đã hỏi thẳng Nhan Hồi, và Nhan Hồi đã thưa rằng: Thưa Thầy, cơm này con nghĩ là không trong sạch nữa, vì khi đang xới cơm thì bất chợt đã có một cơn gió làm tro bụi bay vào nồi cơm, mặc dù con đã đậy lại nhưng không kịp. Con nghĩ nếu mà bỏ bớt cơm bẩn ấy ra thì không đủ cho Thầy và anh em ăn, và cũng phí đi nên con đã ăn phần cơm bẩn đó, giờ thì con không ăn cơm nữa và chỉ ăn phần rau thôi ạ. Bây giờ, Khổng Tử mới ngửa mặt lên trời và nói: Than ôi sự việc Ta đã tận mắt chứng kiến ấy vậy mà Ta còn suy nghĩ sai lệch về đứa học trò yêu quý  này, chút nữa là Ta đã làm một việc hồ đồ rồi.      
   
Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta ai cũng đã trải qua những lần kết tội và bị người khác kết tội. Nhưng qua 2 câu chuyện trên đây chúng ta có lẽ ai cũng nhận thấy mình đã có lần kết tội anh em mình không đúng, cho dù đã có những lần “Bắt quả tang” nhưng đã có mấy ai nghĩ lại việc ấy có đúng như vậy không? Ta có kết tội anh em mình sai không? Đó là điều mà sau khi đọc được hai câu chuyện trên chúng ta phải suy xét lại mỗi lần xét đoán anh em mình.
    
Tin Mừng Thánh Gioan đã thuật lại câu chuyện “Các kinh sư và người Pharisiêu dẫn tới trước mặt Đức Giêsu một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ để chị ta ở giữa rồi nói với Người, “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, theo luật Môsê thì người này bị ném đá. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?… Ai sạch tội thì hãy ném đá trước đi… Đức Giêsu nói: Không ai ném đá chị ư? Thưa Thầy không. Đức Giê-su nói: Tôi cũng vậy, Tôi không lên án chị đâu, thôi chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa (Ga 8,2-11).  
    
Trong đoạn Tin Mừng này, sự việc “bắt quả tang” là đúng người đúng tội, nhưng Chúa không phải xử sự như chúng ta, Chúa đã tha hết và chỉ yêu cầu một điều “Đừng phạm tội nữa”. Chính Thiên Chúa mà còn rộng lượng cho chúng ta như thế thì chúng ta có tư cách gì mà kết tội anh em mình, mà khi anh em mình chưa hẳn đã mắc lỗi. Mỗi người chúng ta hết thảy đều là tội nhân mong được Chúa thứ tha như trong Kinh Lạy Cha mà Chúa đã dạy “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có lỗi chúng con”. Để rồi mỗi người chúng ta luôn có một tinh thần mới tình yêu thương nhau trong mọi hoàn cảnh, sống bao dung với hết thảy mọi người, và nhận thức chính mình là con người tội lỗi thì không thể kết tội ai được.

NVB BÌNH YÊN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây