TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Dâng ít… hiến nhiều

Thứ ba - 11/05/2021 22:14 | Tác giả bài viết: Petrus.tran |   695
Dâng ít… hiến nhiều

Dâng ít… hiến nhiều

Dâng cúng hay dâng hiến là một hành vi biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn của con người đối với Thượng Đế. Việc dâng cúng đã có từ thời tạo thiên lập địa. Thuở đó, con người thường dùng “hoa trái đầu mùa” như là lễ vật dâng lên Thượng Đế. Để biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn, họ chỉ cần dâng cúng “con đầu lòng của bầy chiên” thì cũng đủ để được “Đức Chúa đoái nhìn” (St 4, 4)

Đáng tiếc thay! Theo thời gian, con người đã có cái nhìn phàm tục về sự dâng cúng. Nhiều người nghĩ rằng, dâng cúng như là một sự “hối lộ” Thượng đế, càng dâng cúng nhiều, thì càng chứng tỏ lòng hảo tâm cao, và rồi họ cho rằng, những người khá giả, giàu có, dễ dàng thực hiện việc dâng cúng hơn những người thiếu thốn nghèo khó.

Kitô giáo không có cái nhìn về sự dâng cúng như thế. Đối với Thiên Chúa, Kinh Thánh chép rằng “Đừng hối lộ, Người chẳng nhận đâu”. Sự dâng cúng đẹp lòng Thiên Chúa chính là “phải giữ nét mặt tươi cười… và tùy khả năng con có” (Hc 35, 8-9).

**
Sự dâng cúng đẹp lòng Thiên Chúa cũng đã được Đức Giêsu nói đến một lần ở Giêrusalem.

Giêrusalem hôm đó, hôm có sự hiện diện của Đức Giêsu, như một ngày lễ hội. Ngoài đường phố là những khuôn mặt hợm hĩnh của các ông kinh sư “xúng xính trong bộ áo thụng”. Các ông dạo qua dạo lại mong được người ta chào hỏi. Còn bên trong Đền Thờ là một dòng người đang tiến về thùng tiền dâng cúng.

Trong dòng người đó, có một người phụ nữ. Và người phụ nữ đó được mô tả là “một bà góa nghèo”.

Israel thời đó là một xã hội phân chia giai cấp rõ rệt. Những người bị bệnh truyền nhiễm như phong hủi, những người tật nguyền, các bà góa… tất cả đều bị gạt ra bên lề xã hội. Phụ nữ khi kết hôn phải chấm dứt liên hệ với gia đình ruột thịt. Điều tệ hại là nếu chồng chết cũng là lúc mất hết mọi quyền lợi vật chất từ nhà chồng.

Bà góa nghèo hôm đó, chắc hẳn đã “mất hết mọi quyền lợi vật chất” thế nhưng bà ta vẫn lên Đền Thờ, bởi bà ta tin rằng, Thiên Chúa “Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi, hay tiếng than van của kẻ góa bụa” (Hc 35, 14), hơn nữa, lên Đền Thờ là để “gắn bó với lệnh truyền là dâng lễ kỳ an”. Bà ta đã không “đứng trước nhan Đức Chúa tay không” nhưng với của lễ là “hai đồng tiền kẽm”…

Từng bước, từng bước bà ta tiến đến thùng tiền, nơi luôn có những vị “cảnh sát tôn giáo” hiện diện canh chừng. Đây là thùng tiền dâng cúng cho Đền thờ. Không một chút ngập ngừng, bà ta “bỏ vào đó hai đồng tiền” một cách hân hoan vui vẻ theo đúng khả năng bà ta có. Rồi bà ta vội vã đi ra.

Đức Giêsu, lúc đó, đang “ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng” và sau khi “quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao”, Ngài kết luận rằng, “bà góa này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”.

Một phút tâm tình và suy tư

“Bà góa này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”. Vâng, lời nhận định của Đức Giêsu có là nghịch lý không, trong khi đó, còn “có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền”!

Thưa không, Mẹ Têrêsa Calcutta có nói: “Khi ta trao tặng một món quà, mà nếu là một mất mát hy sinh lớn đối với ta, thì đó mới thật là món quà”.

Bà góa nghèo đã “rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó”, thì quả đúng là một-mất-mát-hy-sinh-lớn đối với bà ta.

Cho nên, dù bà ta “dâng ít” cũng kể như “hiến nhiều”.

**
Là một Kitô hữu, khi tham dự thánh lễ, chúng ta nghĩ gì về lòng quảng đại của Đức Giêsu qua Bí Tích Thánh Thể! Mình và Máu Chúa Kitô không trở thành lực đẩy và sức mạnh để chúng ta có thể, cũng giống như bà góa, dám đem “tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” mà hiến dâng!

Đừng bao giờ nghĩ rằng, đợi đến khi có của ăn của để chúng ta mới thực hiện sự dâng hiến.

Chuyện kể rằng: Có một chàng thanh niên đến thăm Mẹ Têrêsa Calcutta. Sau khi chứng kiến những việc Mẹ cùng các cộng sự làm, chàng ta xúc động và nói “Thưa Mẹ, con có thể cộng tác vào công việc của Mẹ bằng cách nào? Mẹ Têrêsa từ tốn trả lời rằng “Chỉ cần cố gắng mỉm cười với người khác, vậy thôi”.

Dâng hiến là một khả năng cũng giống như chơi một nhạc cụ nào đó. Có thực tập, chúng ta mới có thể dâng hiến tốt hơn. Chúng ta tiến thân trong nghề nghiệp nhờ những mảnh bằng cấp. Vậy, sao chúng ta lại không xem việc dâng hiến như là một tấm bằng để tiến thân nơi “công sở Nước Trời”!

Hãy thử tưởng tượng, khi Chúa trở lại, điều gì sẽ xảy ra cho những số tiền đang nằm ngay ngắn trong tài khoản ngân hàng hay bất động sản! Phải chăng nó chẳng còn giá trị gì; trong khi lẽ ra nó phải được dùng để chia sẻ cho người nghèo hoặc để sử dụng cho việc truyền giáo…

Thánh Phaolô đã nói “Hãy chú ý làm trổi hơn việc nhân đức dâng hiến này” (2Cor). Đừng quên, khi dâng hiến “Đức Chúa là Đấng thưởng công, sẽ trả lại cho con gấp bảy lần” (Hc 35, 10).

Petrus.tran

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây