TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bỏ mọi sự!

Chủ nhật - 06/06/2021 06:53 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   678
“Bỏ mọi sự, chúng con được gì?” (Mc 10, 28).
bômisu
bômisu

Bỏ mọi sự!

 


Có thể nói dễ làm khó khi tâm trí cứ dính chặt mãi những quyến luyến trong đời. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ “Bỏ mọi sự, theo Thầy”. Phê rô và các môn đệ vẫn băn khoăn và hỏi lại: “Bỏ mọi sự, chúng con được gì?” (Mc 10, 28).

 

Câu hỏi của Phê rô là câu hỏi thông thường của con người thôi. Bỏ mọi sự đang có theo một nghĩa nào? Những cái đang sở hữu là những gì là những thiết thực trong đời sống: nhà cửa, ruộng đồng, thuyền và lưới, gia đình cha mẹ, anh chị em... làm sao bỏ?.

Theo cha Teilhard de Chardin, quyến luyến và dứt bỏ luôn là một sự giằng co nơi con người. Không chỉ là của cải mà cả tinh thần cũng như nội tâm. Điều tốt muốn giữ lại và ngay cả cái xấu cũng muốn giữ lại. Có một hấp lực của thế gian lôi kéo, đồng thời cũng có một sức mạnh hướng về Thiên Chúa, “sống trong thế gian mà không thuộc thế gian” (Ga 17, 16) . Thánh Phao Lô gọi đó là cuộc chiến nội tâm (Rm 7, 14 – 24)

Sự giằng co lôi kéo này không chỉ có ở nơi những môn đệ, những người theo Chúa mà nơi mọi người suy tưởng về đời sống thực tại của trần gian những giằng co: “Chướng ngại trong tôi thường dai dẳng, nhưng khi rắp tâm đập tan tôi lại thấy lòng dạ nhói đau. Tôi chỉ thèm có tự do giải thoát, nhưng lại thấy hổ thẹn khi mong đợi ngóng chờ..” (Lời Dâng, 28, R. Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch).

Là một lôi kéo của trần gian, thế nhưng con người muốn tự do đích thật, đòi hỏi dứt bỏ. Đó là một nỗ lực không ngừng.

Riêng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ khi đề nghị : “bỏ mọi sự” theo một ý nghĩa đặc biệt: Theo Chúa là trở nên giống Chúa, sống tùy thuộc vào Thiên Chúa. Một tự do không có rào cản được bước chân người rao giảng Tin Mừng, kể cả chịu roi đòn, sỉ nhục, và cả cái chết. Thánh Phao Lô nói cho người tín hữu Corintho: “Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?” (2 Cor 11, 27 – 29).

Buông bỏ để được tự do theo Chúa hoàn toàn, song lại không dễ!

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây