TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đi loan báo Tin Mừng

Chủ nhật - 06/06/2021 06:32 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   662
BEaster4Vs
BEaster4Vs

Đi loan báo Tin Mừng

 

Chúa nhật truyền giáo nhắc nhở người Ki tô hữu thi hành sứ vụ ngôn sứ đã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội. Loan báo Tin Mừng khác với việc cố ép người khác vào đạo khi họ chưa sẵn sàng. 

 

Thông thường trong các thực hành loan báo Tin Mừng, chúng ta dùng con số người gia nhập Công Giáo để đánh giá sứ vụ truyền giáo. Điều này có thể hiểu sai việc loan báo Tin Mừng, là một sứ vụ: “Khi thuận lợi cũng như khi không thuận lợi” (2Tm 4, 2). Có thể người được nghe loan báo Tin Mừng chưa chắc họ đã sẵn sàng đón nhận đức tin trong Hội Thánh Công Giáo. Chúng ta có thể gặp thấy những người nghe loan báo Tin Mừng ở người Công Giáo, nhưng đi tìm hiểu thêm bởi những người nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng hơn bởi những anh chị em Tin lành, hoặc những giáo phái khác. Chúng ta có thể thất vọng vì sứ vụ của mình không hiệu quả, hoặc hoạt động tông đồ của mình kém hiệu năng.

Loan báo Tin Mừng là một sứ vụ lâu dài và bền bỉ. Bằng lời nói, việc làm và lòng đạo của chúng ta. Thánh Phao Lô cũng đã ghi nhớ khi loan báo Tin Mừng đều vướng phải những so sánh bất cập, người này hay hơn người kia: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể.” (1 Cor 3, 6 – 7).

Chúng ta chỉ là những tôi tớ của Tin Mừng “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16). Mọi sự thành tựu hay không, không thuộc về chúng ta, “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy." (Ga 3, 8). Chúa Thánh Thần hoạt động đa dạng và phong nhiêu, chúng ta không hiểu được việc Chúa làm cho người này hay người kia.

Trong đời sống đạo của chúng ta, hay thấy người tin theo đạo Công Giáo sau lấy chồng lại siêng năng giữ đạo hơn là ông chồng đạo gốc, hoặc ngược lại. Chúng ta cũng có thể thấy nhiều người ngoài Công Giáo, tham gia ca đoàn hát lễ, dự lễ sốt sắng, nhưng chưa sẵn sàng học đạo, lãnh nhận bí tích. Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi người, mỗi khác.

Lãnh nhận Tin Mừng, quyết định gia nhập Công Giáo, đều cần bắt nguồn từ tự do, ý thức của những người lớn theo đạo. Ngày xưa, thường hay cố ép người khác đạo lấy người Công Giáo cần theo đạo, như vẫn thường nghe tình trạng “Con lạy Thiên Chúa Ba Ngôi – Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ”. Quyết định vào đạo là một quyết định lựa chọn quan trọng, không chỉ cho xong việc.

Theo Chúa không chỉ là tin theo một lý thuyết, một lý tưởng cho cuộc đời hay như người ta thường tương đối hóa: “Đạo nào cung dạy ăn ngay, ở lành, đạo nào cũng như đạo nào”. Không phải thế, theo Chúa, là sống với Chúa, hoán cải nên giống Chúa, con sống trong Chúa và Chúa sống trong con. Theo Chúa là thuộc về Chúa, là trọng tâm lịch sử, là Đấng cứu chuộc chúng ta ra khỏi tội để sống thánh.

Vào đạo sống đạo có thể không biết hết nguyên do tác động, nhưng không thể không biết sống với ai và cho ai, để có ý nghĩa. Sống đạo của người Ki Tô hữu cũng gần giống như vậy. Khi hỏi tại sao sống đạo, có thể từ thơ ấu đã được cha mẹ bế đi rửa tội, có thể là theo vợ, theo chồng, hoặc do được ơn này, ơn khác. Những lý do ấy vẫn chỉ là lý do để trả lời. Nhưng vấn đề chúng ta sống với Chúa, trong Chúa và nhờ Chúa mới là điều chính đáng ý nghĩa cho cuộc đời. Chúa là sự sống trong cuộc đời chúng ta.

Xin cho chúng con ý thức việc sống Tin Mừng và loan báo Tin Mừng, Những việc khác do chính Chúa làm, Chúa tác động và Chúa cho mọc lên.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây