TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ở Lại và Ở Trong

Thứ ba - 11/05/2021 10:21 |   783
Chúa Giê su sau Phục Sinh vẫn ở lại và ở ở trong thế giới của con người chúng ta. Ở lại có nghĩa là hiện diện với con người, ở trong nghĩa là Chúa tặng ban chính mình cho chúng ta.
CEaster5Vs
CEaster5Vs
Chúa Giê su sau Phục Sinh vẫn ở lại và ở ở trong thế giới của con người chúng ta. Ở lại có nghĩa là hiện diện với con người, ở trong nghĩa là Chúa tặng ban chính mình cho chúng ta.
Hiện diện với con người
Khi nói đến hiện diện nghĩa là nói Người có mặt nơi con người đang hoạt động và sinh sống. Giống như ta nói, tôi hiện diện tại đám cưới, đám giỗ, đám tang của người này người kia. Chúa Giê su phục sinh đã vế trời cùng với Chúa Cha nhưng vẫn hiện diện với con người. Vì Thiên Chúa làm người đã mang lấy bản tính con người, bản tính người ấy không bao giờ mất đi. Trong kinh Cám Ơn, chúng ta thường đọc trong lời cảm tạ: “đã không để con đời đời, mà lại sinh ra con, cho con làm người”. Làm người là một hồng ân lớn lao nhất trong công trình tạo dựng của Chúa,  lại còn được chính Con Thiên Chúa làm người nữa, bảo đảm điều chắc chắn Chúa luôn hiện diện với con người trong mọi hoàn cảnh.
Hiện diện cũng là liên đới trong vui buồn sướng khổ với con người. Thiên Chúa ở cùng để Thiên Chúa cũng sẻ chia kiếp sống của con người. Ngay cả khi môi trường thiên nhiên bị con người tàn phá, Thiên Chúa cũng gánh chịu cùng với con người trong những thảm hoạ thiên nhiên. Thiên Chúa lên tiếng cho những người cùng khổ, những con người không do lỗi của mình phải gánh chịu. Thiên Chúa ở cùng với bao con người đang chịu nhiều đau thương do tội lỗi gây nên, để con người ý thức về tội lỗi đang làm sứt mẻ tương quan với Thiên Chúa là Đấng tốt lành và với anh chị em đang chung sống.
Làm người, Thiên Chúa hiện diện cùng bản tính con người trong Chúa Giêsu. Hiện diện cụ thể, đặc biệt, là một cá thể ở giữa nhân loại. Một con người – Chúa, thông cảm, sẻ chia, cùng chung số phận với con người ngoại trừ tội lỗi. “Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giê-su đã cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ” (Dt 2, 14).
Ở trong
Ở trong mang tính hiệp thông giữa các ngôi vị. “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.” (Ga 17, 20 – 23)
Ở trong cũng có nghĩa là lời mời gọi “Hãy yêu thương nhau”, “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15, 9 – 10). Yêu thương là ước muốn ở trong tâm hồn của nhau, mỗi người thương yêu nhau đều lưu giữ tất cả những gì thuộc về người mình yêu ở trong trái tim và lý trí của mình. Yêu thương còn là giữ lời hứa, cam kết của nhau, nghĩa là luôn tôn trọng, trung tín trong lời mình đoan hứa với nhau.
Yêu thương để trong nhau, như Chúa đã yêu thương, hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn, và như một tình yêu Chúa mời gọi: “Chết cho người mình yêu” (Ga 15, 13). Tình yêu trọn vẹn là một nguyện ước hằng ngày con người cần cầu xin “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4, 8). Con người dù muốn ở lại trong nhau vẫn cứ là “tuy một mà hai, tuy hai là một”, nên vẫn con người vẫn có những lúc lầm lỗi, có lúc dẫm vào đời nhau, gây thương tích cho nhau, con người cần được Chúa chữa lành, hàn gắn vết thương.
Ở lại và ở trong. Thiên Chúa trong Chúa Giêsu đã trải qua kiếp sống con người, nhờ Chúa Thánh Thần cho con người chúng ta kết hiệp cùng: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4, 15) cầu bầu cho con người chúng ta trước nhan Thánh Chúa Cha.
Xin cho chúng con biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây