TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Thanh tẩy trong Thánh Thần

Chủ nhật - 08/01/2023 04:27 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   685
“Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa
Thanh tẩy trong Thánh Thần

Thanh tẩy trong Thánh Thần



 
 
Nghi thức thanh tẩy của Gioan, người ta không tự làm cho mình, nhưng là một nghi thức lãnh nhận từ một người được Thiên Chúa sai đến. “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa”[1].
Nghi thức thanh tẩy của Gioan cũng chưa phải là nghi thức phép rửa cuối cùng, phép rửa của Gioan có tính cách sám hối, hay đúng hơn là biểu hiện lòng sám hối của hối nhân và chờ đợi lòng thương xót của Thiên Chúa. Ở đây cũng cho biết một điều khác ngoài bản văn, chính người thừa tác viên cũng cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, và chính họ cũng cần sám hối để Thiên Chúa tẩy sạch. Như vậy cho thấy tính cách thừa tác mà Thiên Chúa dùng. Gioan không lôi kéo quần chúng về phía ông, nhưng hướng họ tới Đấng đến sau.
Thuật ngữ “Phép rửa trong Thánh Thần” là loan báo thời điểm Thiên Chúa mới chính là tác nhân cách rõ rệt để thanh tẩy dân của Người. Một thời điểm mạc khải về Chúa Thánh Thần, Đấng đã “thổi hơi” vào thân xác bùn đất của con người để làm cho thân xác có sinh khí, chính Thánh Thần cũng là tác nhân để tẩy sạch uế bẩn cách trọn vẹn. Đây là một bản văn có tính chất giao thời, sứ vụ của Gioan Tẩy giả là dọn đường, Thiên Chúa mới là nguồn thanh sạch duy nhất để thánh tẩy con người trong Thánh Thần.
Phép rửa bằng lửa: Lửa để đốt cháy, lửa để uốn cho ngay những cây tre cong queo trước khi dùng vào làm cột, lửa cũng dùng để tôi luyện, đống thời thử nghiệm tính chất non già của chất liệu. Thiên Chúa dùng lửa và lửa cũng chính là biểu trưng sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Người là Đấng cáo tội, đồng thời cũang chính là Đấng chữa lành, xót thương.
Điểm đặc biệt nghi thức thanh tẩy của Gioan Tẩy giả là nối kết truyền thống rửa bằng nước và vượt xa trong các truyền thống là chính Thiên Chúa thanh tẩy. Đây là một loan báo cần thiết, nỗ lực thanh tẩy cũa con người có một giới hạn. Những con đường thanh luyện của nhân loại trong các truyền thống văn hoá và các tôn giáo có ý nghĩa chuẩn bị chứ chưa đạt đến sự thanh tẩy cánh chung. Mọi ước muốn của tôn giáo cần đạt đến một đích điểm mà Gioan loan báo, vào ngày Thiên Chúa thanh tẩy dân của Người bằng Thánh Thần và bằng lửa. Lửa là hình ảnh khát mong của nhân loại hướng về sự thiện tuyệt đối, mà chính Thiên Chúa là sự thiện tuyệt đối làm thoả ước muốn của nhân loại. Đó là loan báo một thời điểm cánh chung cho mọi tôn giáo.
“Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.”[2] Việc thú tội không là hình thức mới nhưng là một truyền thống của việc bày tỏ lòng sám hối để chuẩn bị tâm hồn được thanh tẩy. Gioan tẩy giả phác hoạ những con đường truyền thống để hướng về một đích điểm, chính Thiên Chúa  bảo đảm cho lòng sám hối của nhân loại, một đích điểm dứt bỏ hoàn toàn để tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây