Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 02/07/2021 09:59 |
3104
Thiên Chúa đã chuẩn bị một nhân chứng cho dân chúng trong lúc lưu đày. Thiên Chúa cần một tiếng nói để cảnh báo dân và nhắc nhở họ về lý do tại sao tất cả những tai ương đã xảy ra cho họ.
TÌM HIỂU SÁCH ÊDÊKIEN
Chúng ta vừa học xong ngôn sứ Giêrêmia, vị ngôn sứ cuối cùng tại Giêrusalem trƣớc thời lƣu đày. Và sứ vụ của ông tiếp tục cho đến khi kết thúc vương quốc Giuđa. Trong khi đó vị ngôn sứ trẻ tên Êdêkien đã đang làm sứ vụ của mình giữa những người lưu vong tại Babylon. Thiên Chúa đã chuẩn bị một nhân chứng cho dân chúng trong lúc lưu đày. Thiên Chúa cần một tiếng nói để cảnh báo dân và nhắc nhở họ về lý do tại sao tất cả những tai ương đã xảy ra cho họ.
Trong hai mươi hai năm ngôn sứ Êdêkien phải đối diện với những người lưu đày chán nản mà Chúa gởi ông đến thi hành sứ vụ mình. “Có Lời Đức Chúa phán với tôi” (24:15) là câu xuất hiện bốn mươi chín lần trong sách Êdêkien. Việc truyền đạt hiệu qủa nhất của Chúa chỉ có thể thực hiện bởi người tôi tớ có một trái tim tan vỡ. Dụng cụ trong tay Chúa phải chính mình là người đã chia sẻ đau khổ với người khác. Thân thể Chúa Giêsu đã bị tan vỡ ra cho chúng ta. Sách Êdêkien được thấy rất ít trong các Phúc âm hay các Thánh thư. Nhưng nếu nhìn vào sách Khải Huyền chúng ta thấy Êdêkien và Gioan nối vòng tay lớn qua các thế kỷ, và nhìn về tương lai họ thấy trời mới đất mới mở ra. Ngôn sứ Êdêkien, nhìn chăm chú về phía trước một cách say mê, và thầm thì nói: “Từ trên cái vòm, ngay trên đầu chúng, có cái gì giống như đá lam ngọc, tựa như cái ngai, và trên cái ngai đó, có cái gì trông như hình dáng một người ở trên ngai đó, ở trên cao (1:26)”. Và Gioan, gần hơn một chút, mạc khải thị kiến Chúa cho ông, nói bằng một giọng rõ ràng hơn những lời xúc động này: “Lập tức tôi xuất thần. kià một cái ngai đặt ở trên trời và có một Đấng ngự trên ngai. Đấng ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não. Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như bích ngọc” (Khải huyền 4:2-3).
Giống như Giêrêmia, Êdêkien chẳng những là ngôn sứ mà còn là tư tế nữa. Khi ông hai mươi lăm tuổi ông bị phát lưu qua Babylon vào năm 597 B.C cùng với giới thượng lưu, mười một năm trước khi Giêrusalem bị phá thành bình điạ. Điều này có nghiã là trong mƣời một năm 10,000 người lưu vong sống trong trại giam ở Babylon trong khi Giêrêmia và thân thích đang cố chống chỏi tại Giêrusalem. Trong năm năm những người lưu đày không có người giảng dạy. Rồi sau đó Êdêkien bắt đầu phục vụ họ. Ông lập tức cố gắng lấy khỏi họ niềm hy vọng hão huyền về việc sớm hồi hương về Palestine. Ông cố gắng chuẩn bị họ cho tin dữ về việc tàn phá của kinh thành mà họ yêu quý là Giêrusalem.
Ông sống cùng thời với Đanien và Giêrêmia. Giêrêmia ở lại giữa những ngƣời Dothái tại Giêrusalem. Êdêkien sống với những người lưu vong tại Babylon, và Đanien sống trong triều đình Babylon. Đanien và một số bé trai được mang qua Babylon vào năm 606 B.C. Êdêkien tới sau đó chín năm. Lúc ấy Đanien đã chiếm được một vị trí cao trong hoàng cung của vua Nabucôđônôxo, mặc dầu ông còn rất trẻ. Không nghi ngờ gì Êdêkien và Đanien đều là những thanh niên cùng trạc tuổi. Giêrêmia già hơn. Nên có thể Êdêkien đã là môn đệ của Giêrêmia khi còn ở Thánh Đô vì chúng ta thấy ông giảng cho những người lưu đày những điều mà Giêrêmia đã giảng. Ông nói với họ về tội lỗi của họ và những trừng phạt sẽ phải chịu. Ông tóm tắt lại sự dại dột của họ trong việc cậy dựa vào Aicập.
THỜI CỦA ÊDÊKIEN
Vương quốc Israen bị chiếm 120 năm trước bởi vua Átsua (Assyria). Tiếp đến Thiên Chúa giáng phạt vương quốc miền nam của Giuđa. Vua Nabucôđônôxo vào Giêrusalem và mang đi mười ngàn người ưu tú của vương quốc miền nam và một số người thuộc hoàng tộc trong đó có Đanien và Êdêkien (2Sử biên niên 36:6-7; Đanien 1:1-3; 2Vua 24:14-16).
Dân Israen sống trong sự quấy nhiễu liên tục. Nabucôđônôxo phải mất hai mươi năm mới phá huỷ Giêrusalem hoàn toàn. Ông ta có thể làm việc này sớm hơn nhưng ông muốn được triều cống. Một phần có thể ông bị ảnh hưởng của vị tể tướng trẻ tuổi là Đanien nên để yên không đụng tới thánh đô. Sở dĩ ông buộc phải phá huỷ Giêrusalem bởi vì thành này ngoan cố liên minh với Aicập. Thiên Chúa đã nói về việc chiếm đóng Giuđa bởi Babylon hơn trăm năm trước khi chuyện đó xảy ra (Isaia 39:6; Mica 4:10).
Bảy mƣơi năm lƣu đày đã được tiên báo bởi Giêrêmia (Gr 25:11-12). Nhưng việc lưu đày chẳng mang dân Giuđa trở về cùng Chúa. Sự trừng phạt này có vẻ như đẩy dân vào đường xấu xa hơn. Họ thờ cúng ngẫu tượng và đặt các miếu thờ trên đồi cao và làm ô uế cung thánh của Đức Chúa (Êdêkien 5:11). Vì thế Êdêkien khởi sự tuyên sấm cho họ. Nhà của Êdêkien ở Babylon nằm bên bờ sông Chebar. Đây là một nhánh sông đào của sông Euphrates cho tàu bè qua lại nằm phiá trên thành Babylon. Chebar có lẽ là một trong nhiều kênh đào mà triều đình Babylon đã cho đào. Êdêkien ở trong số những người đào con kênh này. Truyền thống nói rằng ngôi làng nhỏ tên Kifil đã là nơi Êdêkien sống, chết, và được chôn cất ở đó. Tel-abib, nơi dân Dothái lƣu vong cư ngụ, cũng gần bên cạnh. Êdêkien sống với những ngƣời này. Ông sống cách Babylon khoảng năm mươi dặm nên có thể ông thường xuyên thăm Đanien trong hoàng cung. Ngƣời Dothái lúc này là một bức tranh thảm thương – không đền thờ, đời sống quốc gia biến mất, cơ hội làm ăn hiếm hoi. Đấy là những thính giả mà Êdêkien đã dành những năm tháng đẹp nhất đời mình để phục vụ.
Êdêkien có một phong cách và phương pháp rao giảng riêng. Ông dùng biểu tượng, (Ch.4), thị kiến (Ch.8), dụ ngôn (Ch. 17), thi ca (Ch.19), cách ngôn (12:22-23; 18:2), và sấm ngôn (6; 20; 40-48). Êdêkien là một họa sĩ. Ông vẽ những bức tranh lạ kỳ cho chúng ta. Chúng huyền bí và đầy sợ hãi và thỉnh thoảng rất khó giải đoán. Chúng rực rỡ với màu sắc cuộc sống và hành động. Ông nói về tội lỗi và trừng phạt, về thống hối và phúc lành. Chúa nói Êdêkien đi đến với dân bị lưu đày. Ông là một lưu dân phục vụ cho những lưu dân. Chúng ta phải sống chung với dân chúng để giúp đỡ họ. Đấy là đường lối của Chúa. Chúa bảo Êdêkien nói với dân là: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này”, dù chúng nghe hay không (3:11). Trách nhiệm của Êdêkien là truyền tải sứ điệp của Chúa. Kết qủa không nằm trong tay ông. Không lâu sau khi Êdêkien sinh ra một cuộc cải cách về phụng tự chung và đời sống xã hội nổi lên. Nó đƣợc khởi động bởi cảm hứng từ sách Đệ Nhị Luật, mới đƣợc xuất bản (621 B.C). Nhưng cuộc cải cách này chỉ hời hợt trên bề mặt. Tôn giáo suy tàn vì chính trị băng hoại và Giêrusalem bị chiếm sau mười tám tháng vây hãm như được tiên báo trước. Đền thờ, là nơi được yêu mến tôn kính, đã thành tro bụi và dân chúng bị đầy qua Babylon.
VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA
Vinh quang Thiên Chúa hình như là câu chìa khoá của Êdêkien. Nó xuất hiện mười hai lần trong mườì một chương đầu. Rồi nó không xuất hiện nữa cho tới chương 43. Vinh quang của Thiên Chúa rời bỏ Đền thờ tại Giêrusalem bởi việc tôn thờ ngẫu tượng của dân chúng. Trong Chương 8 chúng ta thấy Êdêkien trong một thị kiến được mang tới Giêrusalem để ông chứng kiến bốn loại thờ ngẫu tượng được thực hành trong tiền đình nhà Chúa, ngay cả việc thờ mặt trời, khi họ quay lưng lại cung thánh và mặt họ quay về hướng Đông. Chúng ta nhìn thấy vinh quang Đức Chúa rời bỏ cung thánh, bỏ thành đô và rời lên núi bởi tội thờ ngẫu tượng.
Trong Cựu ước vinh quang Thiên Chúa chính là ánh sáng chiếu giữa các Kêrubim trong nơi cực thánh như dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa. Sách Êdêkien mở đầu với vinh quang thượng giới này trong thị kiến (Ch.1). Cuốn sách đóng lại với vinh quang hạ giới (Ch.40-48). Những thị kiến trong khoảng giữa nói về sự rời bỏ của vinh quang này (9:3). Trước tiên nó rời bỏ Kêrubim ra ngạch cửa của nhà Chúa (Ch.10), rồi tới cổng đông (10:18-19), và cuối cùng ra khỏi Đền thờ và thành đô tới Núi Cây dầu (11:22-23).
Vậy vinh quang Thiên Chúa dần dần, miễn cưỡng, đường vệ, bỏ Đền thờ và Thành Thánh. Rồi mất nước. Đấy chính là sứ điệp mà Edêkien gởi đến quốc gia. Cuộc lưu đày của họ là kết qủa của tội lỗi của họ, và trước khi hy vọng được hồi hương trở về quê cũ thì họ phải trở về với Chúa đã. Sứ điệp này lên đến đỉnh điểm khi Êdêkien tha thiết kêu lên trong 18:30-32. Sự trừng phạt tội lỗi của Thiên Chúa thì chắc chắn và chính xác. Ơn cứu độ của Ngài cũng dồng thời chắc chắn khi nó được đón nhận bằng tấm lòng. Êdêkien đóng lại với lời hứa về vinh quang tƣơng lai. Êdêkien 37 là một điển hình cho niềm hy vọng của Israen.
Thị kiến cuối về Đền thờ cũng quan trọng không kém. Vinh quang Thiên Chúa trở lại (43:2-6) và tràn đầy nhà Chúa (44:4). Sấm ngôn của Êdêkien có thể ứng dụng cho quốc gia và giáo hội. Như việc lƣu đày của Israen là kết qủa của tội lỗi, thì hãy nhớ rằng tội lỗi là sự xỉ nhục cho hết mọi ngƣời. Quốc nạn là kết qủa của quốc bội giáo. Điều này cũng đúng cho Giáo hội của Chúa Kitô. Vinh quang của Chúa rời bỏ nhà Chúa bởi vì tội lỗi của dân Chúa. Điều này cũng đúng cho kinh nghiệm cá nhân của mỗi Kitô hữu. Phúc lành của Thiên Chúa trở về với dân Ngài khi dân Ngài trở về với Ngài.