TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Thường Niên -Năm C

“Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa”. (Ga 2, 1-12)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chúa Giê-su là ai trong thế giới hôm nay?

Thứ sáu - 13/09/2024 08:13 | Tác giả bài viết: Lm.Jos Tạ Duy Tuyền |   325
Ngài vẫn đòi hòi triệt để những kẻ tin theo Ngài phải từ bỏ, phải hy sinh vác thập giá, phải đi qua cửa hẹp và phải sống thanh thoát với của cải trần gian. Nghĩa là Ngài vẫn đòi hỏi chúng ta phải sống vượt lên trên nhu cầu hưởng thụ tầm thường, phải sống làm chủ bản năng của mình bằng hy sinh khổ chế để ép mình đi trên con đường thập giá của Chúa.
Chúa Giê-su là ai trong thế giới hôm nay?

Chúa Giê-su là ai trong thế giới hôm nay?-Suy niệm Chúa nhật 24 thường niên B


 

Tôi hỏi ChatGPT rằng bạn hãy tóm tắt về Chúa Giê-su là ai trong cái nhìn của nhân loại hôm nay? Kết qủa như sau: “Chúa Giê-su là một trong những nhân vật tôn giáo quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, đặc biệt trong đạo Kitô giáo. Theo quan điểm Kitô giáo, Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, được Thiên Chúa Cha sai xuống thế gian để cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi. Người là trung tâm của đức tin Kitô giáo, và cuộc đời, cái chết, và sự phục sinh của Người là nền tảng của tôn giáo này.

Ngoài tôn giáo, Chúa Giê-su cũng là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn. Những lời dạy của Người, chẳng hạn như lòng yêu thương, tha thứ, và nhân ái, đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn hóa và triết lý trên toàn thế giới. Đối với nhiều người, Chúa Giê-su không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn là một biểu tượng của sự hy vọng, công lý, và tình yêu thương.

Chúa Giê-su hôm qua cũng như hôm nay luôn được con người tôn thờ, kính tin không chỉ nơi những người theo Kytô giáo mà còn bởi nhiều người khác, những người nhìn nhận Người là một nhà tiên tri vĩ đại, một nhà đạo đức, và một nhân vật lịch sử quan trọng”.

Sứ điệp lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến sự nhận diện và trung thành với căn tính của Chúa Giêsu Kytô. Hãy lắng nghe nhân loại hôm nay nhận xét Chúa là ai? Hãy xác tín lại niềm tin về Đấng mà chúng ta tôn thờ là ai? Đây là điều mà năm xưa, Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Thầy là ai?" và sau đó Ngài hỏi thánh Phêrô: "Còn các con, các con bảo Thầy là ai?" Khi thánh Phêrô tuyên xưng: "Thầy là Đấng Kitô," Chúa Giêsu tiết lộ rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị chối bỏ, bị giết và sẽ sống lại sau ba ngày.

Chúa muốn chúng ta nhận thức rõ về căn tính của Ngài và đi theo Ngài một cách trung thành, dẫu rằng con đường theo Chúa đòi hỏi sự từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày. "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống mình."

Ngài vẫn đòi hòi triệt để những kẻ tin theo Ngài phải từ bỏ, phải hy sinh vác thập giá, phải đi qua cửa hẹp và phải sống thanh thoát với của cải trần gian. Nghĩa là Ngài vẫn đòi hỏi chúng ta phải sống vượt lên trên nhu cầu hưởng thụ tầm thường, phải sống làm chủ bản năng của mình bằng hy sinh khổ chế để ép mình đi trên con đường thập giá của Chúa.

Với những đòi hỏi đó, phải có cái nhìn đức tin như Phêrô mới có thể vượt mọi trở ngại mà theo Thầy, mới có thể tuân giữ lời Thầy và sống gắn gó mật thiết với Thầy. Phêrô và các môn đệ đã nhận ra Thầy là Chúa, là Đấng hằng sống và các ông còn hiểu rằng: ai bước đi theo Ngài sẽ không phải chết đời đời. Các ông đã dám đánh đổi cuộc đời này để đổi lấy hạnh phúc bất diệt đời sau. Các ông đã dám khước từ vinh hoa phú qúy đời này để nhận lãnh triều thiên vinh hiển ngày mai.

Vâng cuộc đời này sẽ đi qua. Tiền tài, danh vọng, lạc thú tất cả chỉ là phù vân. Cái chết sẽ làm chúng ta đoạn tuyệt tất cả. Những gì chúng ta vun quén đều phải để lại nơi trần gian. Mỗingười chỉ mang theo tội phúc để trình diện trước mặt Chúa. Tội phúc ở đời này sẽ là cánh cửa để ta bước vào đau khổ hay hạnh phúc đời sau. Các tông đồ đã vượt thắng tất cả vì tin rằng Chúa là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống. Các Ngài đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa, còn chúng ta có dám vì sự sống vĩnh cửu ngày mai bên Chúa mà khước từ những đam mê tội lội, những bon chen lợi lộc trần gian để trung thành với giáo huấn của Chúa hay không? Hạnh phúc hay đau khổ đời đời còn tuỳ thuộc vào chọn lựa cách sống của chúng ta hôm nay?

Ước gì chúng ta có cái nhìn đức tin như Phêrô để làm chứng cho thế giới hưởng thụ hôm nay về một cuộc sống hạnh phúc trường sinh mai sau. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây