TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời Chúa CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG -C

Thứ sáu - 03/12/2021 17:46 |   1422
“Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” (Lc 3, 5-6)

05.12.2021
CHÚA NHẬT TUẦN 2 MÙA VỌNG – C

 

Cn02 MV C

Lc 3, 1-6

ĐỂ THẤY ƠN CỨU ĐỘ

Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” (Lc 3, 5-6)

Suy niệm: Người nhà nông, khi làm vườn, thường phát quang, nghĩa là chặt bớt những tán cây lớn nhằm cho mảnh đất trồng trọt có thể tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời. Mặc dù mặt trời luôn chiếu sáng, nhưng để tiếp nhận ánh quang, cần phải dẹp đi những gì gây cản trở. Cũng vậy, ơn cứu độ, Thiên Chúa đã sắm sẵn cho nhân loại, nhưng để “nhìn thấy”, người ta cần phải “phát quang” – nói theo Phúc Âm, đó là lấp những hố sâu, bạt những núi cao, uốn cho ngay những khúc quanh co… Việc “phát quang” cũng chẳng đơn giản, vì nó đòi người ta cắt tỉa chính mình. Như Dakêu, sau khi ông đứng lên tuyên bố mình sẽ người nghèo phân nửa tài sản, và đền bù gấp bốn cho những người bị ông làm thiệt hại, sau hành động hào phóng ấy, Chúa Giêsu bảo: “Hôm nay nhà này có ơn cứu độ” (x. Lc 19,1-10).

Mời Bạn: Những gì đang cản trở khiến bạn không “nhìn thấy ơn cứu độ? Kiêu căng? Tham lam? Đam mê lạc thú? Bạn xin ơn Chúa giúp nhận diện những cản trở rồi can đảm để “phát quang” chúng.

Sống Lời Chúa: Dành thời gian duyệt xét toàn bộ đời sống của bạn để nhận diện những nết xấu của mình và quyết tâm sửa bỏ ít là một tật xấu chủ yếu trong Mùa Vọng này.

Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, Chúa đã đem ơn cứu độ đến cho người thế, cụ Simêôn đã mãn nguyện khi nhìn thấy ơn cứu độ; xin cho con biết say mê điều Chúa mang đến, để tích cực tìm kiếm và can đảm dẹp đi những cản trở, hầu nhìn thấy ơn cứu độ Chúa ban.


BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ
Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

Ca nhập lễ    

Này dân Xi-on hỡi, Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hỷ.

Dẫn vào Thánh Lễ

Anh chị em thân mến! Phụng Vụ tuần trước nhắc đến hai phương thế chờ đợi Chúa đến là tỉnh thức và cầu nguyện. Trong các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, Hội Thánh tiếp tục kêu gọi các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến. Chúa đã đến trong lịch sử nhân loại cách đây hơn 2.000 năm tại Palestine. Người hiện đang đến với mỗi người chúng ta. Chúng ta còn tin rằng Người sẽ đến trong vinh quang vào ngày cánh chung.

Nhưng những lần Chúa đến thì không ai biết trước được, Người đến thật bất ngờ. Do đó chúng ta phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng đón Chúa, Thánh Gioan Tẩy Giả vị ngôn sứ cuối cùng của thời Cựu Ước, có sứ mệnh kêu gọi dân chúng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, ông dùng lời tiên tri Isaia khuyên bảo dân chúng sửa đổi đời sống.

Ông mời gọi mọi người biểu lộ lòng sám hối ra bên ngoài, bằng những hành động cụ thể trong đời sống thường ngày. Vậy chúng ta hãy thành tâm thống hối tội lỗi để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Thiên Chúa toàn năng ái tuất, xin đừng để chúng con mải mê thế sự, chẳng còn hăm hở đi đón mừng Con Chúa, nhưng xin dạy chúng con biết ham thích những sự trên trời, hầu được cùng Người vui hưởng phúc trường sinh. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Bài Ðọc I: Br 5, 1-9

“Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi”.

Trích sách Tiên tri Barúc.

Hỡi Giêrusalem, hãy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hãy mặc lấy sự huy hoàng và vinh quang đời đời của Chúa mà Chúa ban cho ngươi. Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. Vì chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. Vì Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Hoà bình trong công lý và Vinh dự trong hiếu nghĩa.

Hỡi Giêrusalem, hãy chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông. Hãy nhìn con cái ngươi từ đông sang tây họp lại theo lệnh của Ðấng Thánh, họ hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ. Họ bị quân thù dẫn đi xa ngươi, nhưng Chúa đã đem họ về cho ngươi trong vinh dự như các hoàng tử. Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa.

Theo lệnh Chúa, những cánh rừng, những cây có hương thơm, đã cho Israel núp bóng, vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6

Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).

Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. 

Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. 

Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. 

Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. 

Bài Ðọc II: Pl 1, 4-6. 8-11

“Anh em hãy ăn ở trong sạch và không đáng trách, cho đến ngày của Ðức Kitô”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, luôn luôn trong mọi lời cầu nguyện của tôi, tôi hân hoan khẩn cầu cho tất cả anh em, vì anh em đã thông phần vào việc rao giảng Phúc Âm từ ngày đầu cho tới nay. Tôi tin tưởng rằng Ðấng đã khởi đầu việc lành đó trong anh em, cũng sẽ hoàn tất cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô.

Vì Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: tôi yêu mến tất cả anh em với tâm tình của Ðức Giêsu Kitô. Ðiều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Ðức Kitô, anh em được Ðức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 3, 4. 6

Alleluia, alleluia! – Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. – Alleluia.

Phúc Âm: Lc 3, 1-6

“Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.

Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

Ðó là lời Chúa.

Lời nguyện tín hữu

Chủ tế: Anh chị em thân mến! Lời giảng của Gioan Tẩy Giả đã cảnh tỉnh nhiều người ăn năn sám hối. Giờ đây chúng ta cùng theo lời ngài hoán cải cuộc sống, hầu xứng đáng lãnh nhận hồng ơn cứu độ, chúng ta hiệp dâng lời nguyện xin:

1. “Chúa sẽ bày tỏ huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian” – Xin cho cuộc đời của các vị mục tử nên mẫu mực, hướng dẫn con người tìm gặp Thiên Chúa là nguồn ơn cứu rỗi.

2. “Để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô” Xin cho các tín hữu đã đón Chúa đến lần nhất, thì cũng biết thống hốì canh tân đời sống để đón tiếp Chúa đến lần thứ hai, hầu mọi người được hưởng ơn cứu độ và có thể đứng vững trước mặt Con Người.

3. “Ông liền đi khắp miền sông Giodan, rao giảng phép rửa thống hối cầu ơn tha tội”.- Xin cho các vị truyền giáo nhiệt thành rao giảng sứ điệp thống hốì, loan báo tin vui cứu độ cho muôn người, biết thành tâm trở về với Chúa là nguyên nhân và cùng đích của đời mình.

4. “Hãy lấp mọi hố sâu, hãy bạt mọi núi đồi, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” – Xin cho những tội nhân trong giáo xứ chúng ta, biết hồi tâm suy nghĩ mà hoán cải đời sống, để tâm hồn trở thành mảnh đất màu mỡ của ơn Thánh, hầu xứng đáng lãnh nhận hồng ân cứu độ.

Chủ tế: Lạy Chúa, xin lửa tình yêu Chúa lấp đầy những hô’ sâu chia rẽ, tị hiềm, san bằng những núi đồi kiêu căng tự mãn, uốn ngay những thành kiến cong queo nơi mỗi người chúng con, để chúng con xứng đáng là hiện thân của Gioan Tiền Hô loan báo ơn cứu độ. Chúng con cầu xin …

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận của lễ và những lời chúng con khiêm tốn nài van. Thật chúng con chẳng có công trạng gì, chỉ trông chờ lượng từ bi ban ơn trợ giúp. Chúng con cầu xin…

Lời tiền tụng mùa vọng I

Ca hiệp lễ

Vùng lên, Giê-ru-sa-lem hỡi! Đứng trên nơi cao mà nhìn: Kìa Thiên Chúa đem hoan lạc đến cho ngươi.

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, Chúa đã cho chúng con được tham dự mầu nhiệm thánh và Chúa đã lấy bánh bởi trời mà nuôi dưỡng chúng con. Giờ đây xin Chúa thương dạy dỗ, để chúng con hằng khôn ngoan sáng suốt cân nhắc những thực tại trần gian, và luôn thiết tha với những thực tại bền vững trên trời. Chúng con cầu xin…

Suy niệm

Sa mạc

Thomas Morton là một tiểu thuyết gia nổi tiếng. Mặc dù theo Anh giáo, nhưng khi còn trẻ, chàng đã sống như một kẻ vô thần. Sau khi trở lại, chàng đã vào dòng khổ tu. Chàng đã ghi lại biến cố làm đảo lộn cuộc đời chàng như sau:

Hôm đó tình cờ tôi bước chân vào một nhà thờ Công giáo. Điều đầu tiên lôi kéo sự chú ý của tôi đó là một cô gái duyên dáng đang quỳ cầu nguyện một cách sốt sắng, không để ý tới những gì xảy ra chung quanh. Tôi tự hỏi: Tại sao một thiếu nữ trẻ đẹp lại có thể quỳ cầu nguyện trong một ngôi thánh đường lặng lẽ, một cách hết sức tự nhiên và say đắm như thể bị hút hồn?

Dĩ nhiên cô gái vào nhà thờ không phải là để cho người ta nhìn ngắm, mà là để cầu nguyện và chỉ để cầu nguyện mà thôi. Cuộc gặp gỡ thân tình của cô gái với Thiên Chúa trong khung cảnh vắng lặng ấy đã là một trong những yếu tố dẫn đưa tôi đến chỗ gặp Chúa và theo đạo sau này.

Ngôi thánh đường, trong bầu khí trang nghiêm và thinh lặng ấy, phải chăng là hình ảnh của một sa mạc, nơi con người có thể gặp gỡ và sống thân mật với Thiên Chúa giữa dòng chảy của một cuộc đời nhiều bon chen và dao động này.

Thực vậy, theo Kinh Thánh sa mạc vừa là nơi con người chịu thử thách, vừa là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa. Như chúng ta thường thấy: sa mạc thì khô cằn sỏi đá. Ban ngày thì nắng cháy, còn ban đêm thì lạnh buốt.

Đó chính là hình ảnh cuộc sống của con người không có bóng dáng và sự hiện diện của Thiên Chúa. Giữa cảnh hoang vu của cát đá, con người đói khát và lạc hướng. Thảm trạng ấy sẽ giúp con người ý thức được cái bé bỏng của thân phận, cái vô nghĩa của đời mình, bởi vì con người là gì nếu không phải chỉ là cát bụi.

Nhận thức này sẽ giúp chúng ta từ bỏ mọi ý nghĩ kiêu căng và ngạo mạn, đồng thời mở rộng tâm hồn mình cho ơn sủng của Chúa hoạt động.

Đường vào sa mạc như thế là con đường dẫn đưa con người đến điểm hẹn, gặp gỡ với Thiên Chúa và đón nhận những ơn phúc của Ngài.

Trong cuộc sống thiêng liêng, càng biết vào sa mạc, nghĩa là càng sống thinh lặng và cầu nguyện, thì càng cảm nghiệm được sự gặp gỡ với Thiên Chúa một cách mật thiết và gắn bó hơn.

Dân Do Thái đã phải lang thang trong sa mạc suốt bốn mươi năm trời. Trong thời gian này, họ đã phải gặp nhiều thử thách, nhưng cũng đã được chứng kiến biết bao việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm vì yêu thương họ.

Chúa Giêsu trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, cũng đã vào sa mạc suốt bốn mươi đêm ngày. Và Phúc âm đã ghi nhận trong thời gian này, Ngài đã ăn chay, cầu nguyện và chịu cám dỗ.

 

Còn chúng ta thì sao? Giữa những bon chen của cuộc sống, chúng ta có biết vào sa mạc, có biết dành lấy những giây phút thinh lặng để thực sự cầu nguyện, gặp gỡ và kết hiệp mật thiết với Chúa hay không?

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C
Lm Pet Trần Bảo Ninh


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 3, 1-6).

Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.

Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".

Chia sẻ:

Dọn đường sửa lối cho Đấng Cứu Thế đến với nhân loại là lời kêu mời khẩn thiết của mẹ Giáo hội gởi đến cho con cái. Lời mời đó đến từ sứ điệp của thánh Gioan Tiền hô, đến từ tâm tình nhắn nhủ của thánh Phaolô, đến từ lời tiên báo của Ngôn sứ Baruc.

Tin Mừng của thánh Luca thuật lại sứ điệp của thánh Gioan Tiền hô khi Ngài xuất hiện trong sa mạc. Ngài nhắc lại lời tiên báo của Ngôn sứ Isaia về ngày Đấng Cứu Độ đi vào lịch sử nhân loại với sứ mạng đem niềm vui và hy vọng cho con người. “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Chắc hn thánh Gioan không phải là một người đến để mở những con đường kết nối giữa làng này với làng nọ, giữa miền này với miền kia, giữa gia đình bên kia với gia đình bên này, nhưng ngài mời gọi mỗi người hãy trở về với đời sống nội tâm của mình, nơi đó còn ngổn ngang những mi bận tâm, những toan tính, những trăn trở, những hiềm khích, và những sự gian dối, những yếu tố đó vô tình trở thành biến tâm hồn mình quanh co, biến lương tâm của mình thành chai cứng, biến suy nghĩ của mình nên hạn hẹp và ích kỷ. Bởi thế, thánh Gioan kêu gọi hãy sửa lại cho ngay thẳng có phải chăng là loại bỏ những toan tính hạn hẹp đó, để tâm hồn thanh thản hơn, để cuộc đời không còn ngụp lặn trong những áp lực của cuộc sống.

Từ sứ điệp của thánh Gioan, mỗi người có thể nhận ra những giá trị tâm linh từ lời nhắc của thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philipphê. “Ðiều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu”, Thánh nhân ước mong mỗi người hãy gia tăng việc làm bác ái, chính những việc làm để xây dựng tình người là lúc mỗi người đang tự san lấp những hố sâu hạn hẹp của ích kỷ, những quanh co của oán thù mỗi ngày một vơi cạn, để thay vào đó là những con đường thẳng thắn và rộng rãi cho Con Thiên Chúa đi vào tâm hồn của mình và đến được với tha nhân nhờ sự trung gian của mỗi người. Khi mỗi người chủ động để xây dựng những con người tương thân, tương ái đó, là lúc mỗi người đang đưa mọi người xích lại gần Thiên Chúa hơn, và cũng là lúc chính bản thân đang cải biến thái độ nội tâm của mình, xứng đáng với những bước chân của Đấng Cứu Thế đi vào ngôi nhà nội tâm của mỗi người.

Khi tình người còn bị giới hạn bởi những đám mây ích kỷ và sầu khổ của tội lỗi, thì những cố gắng đứng lên để làm mới cuộc đời và cải hóa nội tâm, sẽ giúp con người vơi đi những hố sâu gian dối, những núi đồi của nghi kỵ và những vũng lầy của sự hạn hẹp tình thương. Ngôn sứ Baruc: Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa”, đã vẽ lên một bức tranh của tương lai, khi mỗi người mạnh dạn thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách sống, thay đổi tương quan tình người, đó là lúc họ được Giavê đưa vào vương quốc của Ngài, bởi họ đang loan báo về sự vinh quang và tình thương của Thiên Chúa.

Nhìn lại cuộc sống của con người hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều, là con người mỗi ngày đang cố gắng xây dựng nhiều con đường nối liền mọi miền với nhau, giúp con người trên thế giới như xích lại cận kề nhau, ngay cả những thông tin, những sự kiện, những biến cố, tất cả được chia sẻ cho nhau khi xảy ra, nhưng có một con đường Thiên Chúa mời con người xây dựng đó là con đường từ trái tim đến trái tim của nhau, từ tâm hồn của con người đến tình thương của Thiên Chúa. Con đường đó không đòi hỏi nhiều nguồn vốn, cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật hiện đại, nhưng cần nhất là thái độ nội tâm của mỗi người. Khi Thiên Chúa có ước mong đến với con người, nhưng họ không mở cửa thì Ngài cũng thất bại.

Về lại với gia đình, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân đang phá hoại rất nhiều con đường từ trái tim đến trái tim, từ tâm hồn đến tâm hồn của con người. Vợ chồng thiếu sự cảm thông, thiếu sự tôn trọng, cha mẹ với con cái chưa tìm được sự quan tâm và yêu thương, giữa anh chị em với nhau chưa thể vượt qua được cạm by của vật chất, để tha thứ và chấp nhận nhau. Bao hố sâu còn đó, bao núi đồi còn đó và bao lối nẻo quanh co còn đó, ai sẽ bắt tay vào san lấp và sửa lại tất cả, nếu không phải là mỗi Kitô hữu, mỗi người con của Thiên Chúa đó sao?  

Sức mạnh của trào lưu đó cũng len lỏi vào mỗi cộng đoàn, mỗi dòng tu. Có thể thấy từ bên ngoài là một gia đình thiêng liêng, một cộng đoàn thánh thiện, nhưng bên trong cũng ngổn ngang những đống rác của ích kỷ, kiêu căng và tham vọng. Chỉ mong được an phận, chỉ mong được ưu ái, chỉ mong được là người quan trọng, nên sẵn sàng loại bỏ tình người, loại bỏ tình liên đới, loại bỏ luôn cả sự bác ái. Phải chăng đó là lúc những núi đồi của ma quỷ được vun đắp do bàn tay chính của con người thân cận.

Lạy Chúa, mong muốn của Ngài là đưa con người đến gần với sự thánh thiện của Thiên Chúa, để họ được hạnh phúc và bình an, vì thế, Ngài dùng nhiều phương thế để cảm hóa, để uốn nắn và để gọi mời con người thay đổi cuộc đời. Xin cho chúng con cảm nghiệm được tình thương đến từ trái tim của Thiên Chúa dành cho con người, để chúng con thay đổi cuộc đời và cố gắng từng ngày trong việc dọn dẹp những lối nẻo quanh co, để Ngài đến và đi vào cuộc đời của chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây