TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Biết hỏi và nghe

Thứ tư - 22/09/2021 22:11 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa |   1024
Trước những lời tiên báo của Thầy chí thánh thì thái độ của các tông đồ được Tin mừng tường thuật qua hai trạng thái chủ yếu này: sợ hãi và không hiểu (x.Mc 9,32; Lc 9,45).
Biết hỏi và nghe

BIẾT HỎI VÀ NGHE ĐỂ THOÁT SỢ VÀ BỚT LẦM

Khi đi rao giảng Chúa Giêsu đã từng ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá mà Người phải chịu. Trước những lời tiên báo của Thầy chí thánh thì thái độ của các tông đồ được Tin mừng tường thuật qua hai trạng thái chủ yếu này: sợ hãi và không hiểu (x.Mc 9,32; Lc 9,45). Nào chúng ta cùng xét xem hai tình trạng này có mối liên hệ gì với nhau. Vì sợ hãi quá nên người ta đâm ra không hiểu, hiểu không đúng… hay là vì hiểu không đúng, thiếu hiểu biết nên người ta dễ rơi vào tình trạng sợ hãi không đáng có?

Khi nghe nói đến thập giá thì các tông đồ hẳn biết sự kinh khủng cũng như nỗi ô nhục mà người bị hành hình phải chịu như thế nào. Chắc chắn các ngài đều sợ hãi khi nghe Thầy nói đến chuyện phải vác thập giá. Và chúng ta không lạ gì với tính khí nóng vội như Phêrô nên vừa nghe Thầy nói thì liền kéo Thầy ra riêng mà can gián ngay (x.Mt 16,22). Vì quá sợ nên các tông đồ làm sao hiểu được cụm từ Chúa Giêsu tiếp thêm vào sau đó: “ngày thứ ba sẽ sống lại”? Và dĩ nhiên lúc bấy giờ các ngài cũng chẳng thể hiểu được mục đích và ý nghĩa của mầu nhiệm thập giá.

Một vũ khí lợi hại mà thần dữ thường sử dụng đó là sự sợ hãi. Vì sợ khó, sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại… nên con người đã bị thần dữ kìm kẹp trong cõi u minh, không thể tiếp cận chân lý. Tin Mừng tường thuật rằng khi nghe Thầy nói đến thập giá thì dù không hiểu nhưng các tông đồ không dám hỏi vì quá sợ hãi (x.Mc 9,32). Xin đừng quên rằng có đó nhiều người đủ đầy quyền chức thường sử dụng sự sợ hãi để không cho kẻ khác biết được sự thật.

Ngược lại có đó nhiều trường hợp người ta vì thiếu hiểu biết hoặc biết không đúng nên đâm ra hãi sợ đủ điều có khi là vô cớ. Tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành là một minh chứng. Vì hiểu chưa đúng thực chất mức độ cũng như phạm vi nguy hiểm của loại virút này nên dường như cả thế giới đã phải chịu một thời kinh hoàng có khi khó kiểm soát. Bên cạnh đó cũng có nhiều xã hội vì thiếu hiểu biết nên đã có những phương sách ứng phó gây hoảng loạn, bất an cho người dân đến độ có người nói là dịch bệnh không đáng lo, đáng sợ cho bằng “bị khủng bố” bởi một vài kiểu cách “chống dịch” đó đây. Ngoài sự chủ quan, duy ý chí thì thì có đó lý do lớn là thiếu hiểu biết.

Thần dữ là cha của sự dối trá và nó rất sợ sự thật. Nó cũng là tên sát nhân luôn kìm hãm con người trong nhiều nỗi sợ (x.Ga 8,44). Trong kiếp người hầu như ai ai cũng khó tránh sự sợ hãi. Ngay cả Chúa Giêsu khi đối diện với án hình thập giá cũng đã từng xao xuyến âu lo đến độ tuôn cả mồ hôi pha lẫn máu trong vườn dầu (x.Lc 22,44). Một trong những cách thể để chúng ta có thể vượt qua nhiều nỗi sợ đó là tiếp cận chân lý. Càng biết sự thật thì càng bớt đi nhiều nỗi lo.

Để đến gần với chân lý thì không gì hơn hãy biết sống khiêm nhu. Một cách thế khiêm nhu để thêm sự hiểu biết, để đến gần với sự thật đó là tập biết “hỏi và nghe”. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32). Chúa Giêsu đã từng hỏi và nghe các môn đệ đệ biết rõ thêm về căn tính của mình. Người cũng luôn biết hỏi và nghe Cha trên trời qua những giờ cầu nguyện sâu lắng mỗi sáng tinh sương hay khi đêm về để hiểu rõ về sứ mạng cứu thế của mình. Hãy giúp nhau đến với sự thật để cùng nhau vượt qua bao nỗi gian truân khốn khó của kiếp người, nhất là thoát khỏi “vòng kim cô” của thần dữ là sự sợ hãi.

 Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây