TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giới thiệu sách AN TỬ VÀ TRỢ TỬ

Thứ năm - 24/03/2022 04:58 | Tác giả bài viết: Lm Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD |   1366
Giới thiệu sách của linh mục Trần Mạnh Hùng Phát triển nền văn hóa sự chết: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ xuất bản tại Việt Nam.
Giới thiệu sách AN TỬ VÀ TRỢ TỬ

GIỚI THIỆU SÁCH CỦA LINH MỤC TRẦN MẠNH HÙNG 
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ
XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM

 

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}


Tác phẩm: PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ (T.P. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2015) của Linh mục Trần Mạnh Hùng vừa mới được Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản cho ấn-hành tại Việt Nam, do nhà Xuất Bản Phương Đông, vào tháng 11 năm 2015 và có bán tại nhà sách Đức Bà Hòa Bình, số 1 Công Xã Paris, Quận 1, T.P. Hồ Chí Minh.
 

TMH 240322b


Tác phẩm này trước đây đã được nhà xuất bản Freedom Publishing Company, có trụ sở chính tại thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria cho in và phát hành vào tháng 8 năm 2006, với tựa đề: Advancing The Culture Of Death: Euthanasia And Physician Assisted Suicide.
 

TMH 240322c

Order book online: http://www.paulineindia.org/advancingthecultureofdeath.html


Sau đó, 5 năm thì được nhà xuất bản Pauline Publications bên Ấn Độ, xin phép tác giả cho tái bản và in tại Mumbai, Ấn Độ và được phổ biến tại 17 quốc gia, bao gồm các nước sau đây: Macau, Singapore, Thái Lan, Hương Cảng, Mã Lai Á, Namibia, Nairobi, Tanzania, Nam Phi, Uganda, Zambia, Đài Loan, Malta, Sudan, Nigeria, và Phi Luật Tân.[1]

 

Tác phẩm này, chính là luận án tiến sĩ của linh mục Trần Mạnh Hùng, đã được dịch sang tiếng Việt và nay đã được in thành sách, liên quan đến tính luân lý của vấn đề an tử (hoặc còn gọi là chết êm diụ) và việc trợ tử do các bác sĩ thực hiện, dành cho các bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối của căn bệnh, khi các căn bệnh đã vô phương cứu chữa.
 

Việc gây nên cái chết êm diụ, hay vấn đề trợ tử, mục đích chính là giúp cho các bệnh nhân có thể ra đi qua thế giới bên kia, một cách êm ái, nhẹ nhàng, không cảm thấy đau đớn, bởi lẽ đó, việc làm này, thoạt nhìn thoáng qua, thì dường như được thúc đẩy bơỉ động lực do lòng từ-tâm, quảng-đại và nhân-ái. Vì người thực hiện công việc ấy đã thi hành và làm theo sự yêu cầu của bệnh nhân, nhằm giải thoát họ khỏi cơn đau đớn quằn quại trên thân xác, mà đôi khi sức riêng của họ, dường như không thể chịu đựng thấu. Cho nên, họ muốn quyên sinh, nói một cách vắn gọn là bệnh nhân muốn tự tử để khỏi kéo dài những ngày tháng mà họ phải sống với bệnh tật nan y, bất trị và vô phương cứu chữa, thêm vào đó, mỗi ngày họ phải đương đầu và cảm nghiệm các cơn đau đớn trên thể xác cũng như trong tâm hồn. Lẽ đó, họ muốn, tự họ chích thuốc cho mình chết, hoặc người bệnh cũng có thể yêu cầu các bác sĩ hay các cô y tá tiêm cho mình một mũi thuốc tử vong, có liều lượng và hóa chất làm cho bệnh nhân có thể chết liền sau đó, chừng vài phút mà không cảm nghiệm một sự đau đớn nào trên thân xác.
 

Điều này đã gây nên rất nhiều tranh luận và bàn tán sôi nổi trong nhiều thập niên vừa qua, cả bên tôn giáo lẫn các cơ cấu chính quyền, đặc biệt hay diễn ra tại các đệ nhất quốc gia, cụ thể là ở những nước mà nền kinh tế và Dân Chủ đang phát triển nhanh và mạnh. Tỷ dụ như ở Hòa Lan, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Úc Châu và Mỹ Châu. Theo tôi được biết, thì nước Hòa Lan vào ngày 10 tháng 4 năm 2001, Quốc hội của Hòa Lan đã thông qua và chấp thuận việc hợp pháp hoá vấn đề an tử và trợ tử. Lẽ đó, Hòa Lan đã đi vào lịch sử, vì là nước đầu tiên đã cho phép và ủng hộ việc giết các bệnh nhân bằng phương pháp chết êm dịu. Kế đến là nước Bỉ, vào tháng 2 năm 2002, chính quốc gia này cũng đã thông qua một đạo luật mới, nhằm hợp pháp hóa việc an tử và trợ tử. Nhìn cách chung, thì hiện nay, trên thế giới đang có một số các quốc gia muốn ủng hộ và hậu thuẫn cho công việc trên, vì họ đã được “tẩy não” bởi các nhóm có khuynh hướng chấp nhận việc hợp pháp hóa vấn đề an tử, và coi đó như là một việc làm hợp tính chất luân lý, cần cổ võ.
 

Các nhóm này hoạt động rất năng nổ và tích cực, họ biết lợi dụng thời cơ thuận tiện để tuyên truyền, tạo ảnh hưởng rộng lớn trên các chính trị gia và các vị lãnh đạo đương quyền để ủng hộ cho lập trường, quan điểm và việc làm của họ. Công tâm mà nói, thì các nhóm này đang chiếm ưu thế và có ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là đúng xét về mặt luân lý. Không phải đại đa số ủng hộ và tán thành một việc gì đó, thì việc đó đương nhiên và tự động trở nên hợp pháp và hợp luân lý. Điều quan trọng mà chúng ta cần phải để ý và phân tích cho kỹ lưỡng và tinh tế, đó là: sự khác biệt giữa luân lý và pháp luật. Có những vấn đề luật pháp cho phép, nhưng xét về luân lý và thuần phong mỹ tục thì nó là việc làm không tốt, và không nên cổ-động. Xin đương cử môt vài ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề. Hiện nay tại một số quốc gia phương Tây, họ cho phép và hợp thức hóa việc thành lập các sòng bạc, hay các ổ mãi dâm. Đứng về mặt luật pháp thì hợp lệ, không có gì thắc mắc cả. Nhưng xét về mặt luân lý thì điều đó chưa chắc là đúng và xứng hợp với đạo lý con người. Lẽ đó, không phải bất cứ điều gì hợp pháp thì chúng đều đúng với luân lý và đều được phép để thực hiện. Điều này cũng có thể đem áp dụng vào vấn đề chết êm dịu và việc trợ tử.
 

Cho nên trong tác phẩm: Phát Triển Nền Văn Hóa Sự Chết: An Tử và Trợ Tử,  tác giả đã cố gắng trình bày một cách hết sức khách quan về cái thực tại của vấn đề chết êm dịu hay còn gọi là an tử và vấn đề trợ tử; những nguyên nhân và lý do đưa đến sự kiện trên. Tại sao người ta lại cổ võ và ủng hộ việc làm này, đâu là động lực chính. Cũng như những éo le và nghắc nghéo của các cuộc tranh luận, đặc biệt là các cách biện luận của cả hai phe. Phe ủng hộ và phe chống đối. Sau đó, tác gỉa cố gắng phân tích tỉ mỉ những ưu và khuyết điểm của cả hai phe trong lối tranh luận và biện luận của họ. Tác gỉa cũng đã cố gắng tổng hợp các chính kiến, các nhận định, mà có thể làm sáng tỏ vấn đề và cho ta thấy được sư sai trái và lệch lạc trong cái nhìn của các nhóm ủng hộ và cổ võ việc cho phép các bác sĩ được quyền chích thuốc cho các bệnh nhân chết mà không bị trừng phạt theo luật pháp hiện hành.

 
Điều mà tác giả muốn chứng minh qua cuốn sách này là nhằm cho thấy: một khi mà chúng ta, nhân danh tự do cá nhân, nhân danh quyền tự quyết để đòi hỏi các nhà lập pháp phải tôn trọng và chiều theo tất cả những nguyện vọng của chúng ta, mà đôi khi các nguyện vọng ấy, nó có thể đi nghịch lại với những nguyên tắc luân lý cơ bản, thì chúng ta sẽ có nguy cơ đi đến một thế giới lăng loàn, phi luân lý, chỉ biết đến quyền lợi bản thân và đòi hỏi người khác phải phục vụ và chiều theo ý muốn riêng tư của mình. Bởi vậy mà con người ngày hôm nay, họ cảm thấy rằng: họ có thể làm bất cứ điều gì, ngay cả những sự việc xét cho cùng, thì nó đi nghịch lại với giáo huấn của Giáo Hội và luật pháp quốc gia. Việc đòi hỏi cho phép phá thai tự do tại nước Mỹ, việc lên tiếng được quyền tự quyết cho việc sống còn của bản thân cá nhân. Việc muốn tự do nghiên cứu và sáng tạo ra những con người mới bằng phương pháp nhân bản vô tính, là những mầm mống dễ có nguy cơ đi đến một thế giới bất trật tự và vô luân.


Nhận định về nội dung của tác phẩm này, nhà thần học gia luân lý Dòng Chúa Cứu Thế, Prof. Brian Johnstone, C.Ss.R., từng là giáo sư dạy bộ môn thần học thần lý tại Alphonsian Academy, cũng như tại Đại học Công Giáo của Mỹ (ACU) ở Washington D.C đã đưa ra những lời nhận xét như sau:

 

“Một trong những giá trị đặc biệt của quyển sách là cách trình bày rõ ràng những cuộc tranh luận giữa phe ủng hộ an tử và trợ tử và phe chống đối. Tác giả đã tham gia vào việc thẩm định mang tính phê phán cả hai phía trong cuộc tranh luận, để cuối cùng đi đến kết luận với phần nhận định của tác giả dựa trên những lý luận được đề nghị bởi nền thần học luân lý Công Giáo. Ngoài ra, cũng có phần phân tích kỹ lưỡng luận-điểm của Giáo Hội Công Giáo nhằm phân biệt giữa các lãnh vực, một bên là những lý luận được dựa trên lý trí và một bên đặt nền tảng trên đức tin Công Giáo. Phương pháp này đặc biệt ích lợi đối với những người đang tham gia vào các cuộc tranh luận đại chúng và cho những ai đang quan tâm có được một cơ sở lý luận cho quan điểm của mình. Việc phân tích kỹ lưỡng quan điểm của cả hai phía, giúp cho quyển sách trở nên cần thiết hơn đối với các cơ sở giáo dục, khi mà các cuộc thảo luận về các quan điểm khác nhau mang tính đặc biệt quan trọng. Cùng lúc, những người nào đang tìm kiếm một cách thức trình bày rõ ràng luận-điểm và lập trường của Giáo Hội Công Giáo sẽ thấy điều này được miêu tả một cách rõ ràng rất đáng khâm phục. Tôi đặc biệt giới thiệu quyển sách này đến với những ai hiện quan tâm đến những vấn đề quan-yếu đối với nhân loại.”


Prof. Brian V. Johnstone, C.Ss.R.
Giáo sư Thần Học Luân Lý
Học Viện Thần Học Luân Lý Alphonsian – Rôma. 
 
Liên lạc để mua sách tại VN: 
Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình,
Số 1 Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, T.P Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0938 037 175
Hoặc email cho Sr. Clara Kim Soa: 
clarakimsoa@gmail.com
 

 


[1] Advancing the Culture of Death Euthanasia Physician-Assisted Suicide by Peter Hung Manh Tran C.Ss.R.  Book Publisher: Mumbai Pauline Sisters Bombay Society 2011. ISBN: 9788171767441.
http://www.paulineindia.org/advancingthecultureofdeath.html

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây