TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tiệc Cưới

Thứ sáu - 19/08/2022 11:06 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   796
Tiệc cưới: Không chỉ là hôn nhân giữa hai người nam và nữ, còn là biểu tượng của hôn lễ Trời và Đất.
Tiệc Cưới

Tiệc Cưới



Nước Trời được sánh ví như tiệc cưới. Tiệc thường chỉ về ngày lễ hội hân hoan, ngày người được mời vào chung vui. Thế nhưng lại chẳng ai vào, đây là một hiện tượng lạ, tại sao?

Tiệc cỗ, thường ai cũng vào khi người chủ tiệc mời để chung vui hay chia buồn. Đó là thân tình trao nhau hoặc đáp lễ nhau, giữ mối giao hảo. Trong tiệc, không chỉ là ăn, vì từ “ăn” đã bị mang tiếng phàm tục khi đi kèm với “nhậu”. Tiệc mời nhau biểu lộ sự kết nối, hiệp thông “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Sống có tình nghĩa, như vậy mời tiệc nhau mới là “chung vui, sẻ buồn”.
Tiệc cưới: Không chỉ là hôn nhân giữa hai người nam và nữ, còn là biểu tượng của hôn lễ Trời và Đất. Bởi thế, hôn lễ mang tính chất thiêng liêng chứ không chỉ trần gian. Ở bất cứ tôn giáo nào, hôn lễ cũng xin trời đất chứng giám, ban phước lành. Hôn lễ ấy còn nói đến một ý nghĩa quan trọng, sự khởi đầu cho một tiến trình “sinh dưỡng” kế tiếp của nguồn sự sống trao ban của Thiên Chúa cho nhân loại. Hôn lễ thần thiêng còn là hôn lễ giữa Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh. Hội Thánh được thánh hoá “nên một” trong Chúa nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Tiệc cưới, Chúa Giêsu muốn nói đến Tiệc của Thiên Chúa với con người, trong một Giao ước. Chính Chúa đi mời, Người là chủ tiệc, Chúa là Đấng đi bước trước trong giao ước để mời gọi con người ký kết. Con người lại phần lớn bỏ đi, vì còn lo gắn bó với của cải trần gian, miếng vườn, cái nhà, chiếc xe. Chúa vẫn tiếp tục mời gọi, sai hết người này đi, người kia đi, nhưng họ vẫn quan tâm cái nhà, cái xe hơn.
Những người dựa vào tiền của, hưởng thụ, trần gian có sức hút mạnh lôi kéo. Những thực tại trần gian thì rõ ràng trước mắt, cầm được, sử dụng được. Nước Trời xa lắm!
Trần gian cũng mang nhiều khổ đau, bi ai, phải chết, là nơi cho những người mang tinh thần nghèo khó, mong cứu thoát. Họ được đưa vào bàn tiệc không phân biệt ai, Nước Trời dành cho họ.
Y phục lễ cưới nhắc mọi người “Hãy sẵn sàng và tỉnh thức!” Vào bàn tiệc cưới không có mang y phục lễ cưới sẽ bị đuổi ra. Y phục là cách sống lòng đạo của mình, không phải là chiếc áo bề ngoài mà là tâm hồn của người được vào tiệc cưới. Một người tay sạch, lòng thanh, bao giờ cũng là người sống trong niềm vui và hy vọng, họ không sợ hãi, vì có Chúa là Đấng yêu thương.
Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến (Lc 12, 40).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây