Cây Sự Sống
Cây Thập giá mà ở trong đó biểu hiện cả hai chiều kích là cây khổ nạn và là cây cứu rỗi, hai chiều kích đối lập trong một cây, trở thành cây đặc biệt nhất của các loại cây.
Cây thập giá có thể trở nên dấu chỉ của sự chúc dữ khi người ta dùng nó như một thập giá cho kẻ bị án tử, cây mang tới cái chết tủi nhục (Giosuê 8, 29).
Trong thời gian xuất hành của dân Do Thái, dấu hình chữ thập bằng máu chiên non bôi trên cửa là dấu chỉ mà sự chết không ập đến trong đêm tru diệt (Xh 12, 23).
Tính biểu trưng cây sự chết được treo lên đó con rắn đồng lại trở thành cây mang sự sống, kết hợp hai yếu tố được phục hồi. Một yếu tố là dụng cụ xử tử, nghĩa là cây thập giá, một khác nữa là con rắn tượng trưng cho thần chết.
Điều này muốn loan báo một ý nghĩa quan trọng: Sự Sống cuối cùng sẽ chiến thắng mọi sự dữ mà đỉnh cao của sự dữ là sự chết. Thần Tử bị đánh bại ngay trên phần đất của chúng: “Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1Cor 15, 55).
Tử thần bị đánh bại trên cây thập giá đời, người Kitô hữu cũng được mời gọi: Hãy vác Thập Giá mình: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16, 24 – 25).
Cây sự sống được đồng hóa với cuộc đời của Đức Giêsu, vác thập giá mình có nghĩa là rập khuôn đời sống của mình vào đời sống của Đức Giêsu.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn