TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời tạ ơn đúng nghĩa

Thứ ba - 14/11/2023 04:01 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1084
Đỉnh cao của tạ ơn là con người hướng tới Thiên Chúa hay Thượng Đế, Đấng đã ban ơn cho ta những ơn lành, không dừng lại ở con người hay thụ tạo nào.
Lời tạ ơn đúng nghĩa
 


Đỉnh cao của tạ ơn là con người hướng tới Thiên Chúa hay Thượng Đế, Đấng đã ban ơn cho ta những ơn lành, không dừng lại ở con người hay thụ tạo nào. Lời tạ ơn ấy còn là hành vi khiêm cung cúi mình trước Thiên Chúa, đón nhận Người vì Người đã đón nhận ta trong tình yêu vô biên.

Trong kinh Upanishad dạy: “Con người cần được đạt tới Thượng Đế trong sự khao khát của mình, nếu không nó sẽ là một tai hoạ khủng khiếp”. Không đạt tới Thượng Đế, ta dễ rơi vào những cám dỗ của dục vọng, tham muốn, bởi ma quỷ cũng có thể cho ta điều ta muốn. Trong Sadhana (Thực nghiệm tâm linh), R. Tagore giải thích, ta không thể đồng hoá Thượng Đế vào những vị trí có lợi thế cho ta ở lãnh vực chính trị, sang giàu nhờ thần linh trợ giúp. Biến thượng đế thành công cụ kiếm chác cho ta như những vị thần phò giúp ta. Khi thượng đế là những công cụ giúp ta làm giàu, sự khao khát, thèm muốn của cải tăng lên, sự tha hoá cũng tăng theo mức độ giàu có, tạ ơn chỉ là sự đổi chác, khát khao có, càng có thêm của cải, sung túc. Thực sự ma quỷ đã chiếm mất linh hồn ta rồi.
Tạ ơn là bước tới của lòng khát khao, cái khao khát không cùng được gọi Thượng Đế là tất cả, như R. Tagore diễn tả trong niềm tin của mình: “Chỉ mong giàng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ thế trói buộc được thân mình vào ý người muốn, và nhờ thế thực hiện ý người trong suốt đời tôi – ý ấy là tình yêu người giàng buộc thân tôi.” (Lời dâng, bài số 34, R. Tagore). Khát khao Thượng Đế vượt xa mọi khát khao những gì thuộc trần gian. Khát khao vươn tới muốn buông bỏ tất cả những gì ta có chỉ mong được đến cùng Thượng Đế, ý chí của Thượng Đế chiếm hữu tinh thần của ta.
Cái ta muốn đôi khi chỉ dừng lại một vật quà cáp tạ ơn, điều ấy Thiên Chúa không muốn: “Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 6 – 7)
Dụ ngôn chín người phong cùi không trở lại tạ ơn Chúa, cho thấy: Họ chỉ muốn chứng thực được khỏi bệnh theo luật buộc để tiếp tục theo đuổi ước mơ thế trần. Cuộc đời không gì đổi khác, cuộc tìm kiếm lợi lộc, đổi chác, hưởng thụ, chiếm hữu tiếp tục. Đó là cái phong hủi của tâm hồn, nó đang từng ngày gặm nhấm mất niềm khao khát Thiên Chúa.
Chỉ một người quay trở lại tạ ơn Chúa trong khiêm cung thờ lạy. Đó lại là một người Samari. Lời tạ ơn không chỉ dành cho người Công Giáo, trong một bài thơ của R. Tagore, Mùa hái quả, bài 86: “Nhưng còn tôi, tôi cảm tạ ơn người đã cho số phận tôi cùng chung với kẻ thấp hèn đã từng chịu khổ đau”. Chúa đã cho con ở trong khó nghèo, khổ cực, bị loại bỏ, bị khước từ; nhưng Người đã cất khỏi con nhưng tủi nhục ấy. Lời tạ ơn thấm thía ở từng khúc quanh đã từng chịu đau khổ để hiểu những đau khổ trần gian và khát khao được giải thoát từ cái vực sâu đau khổ ấy. Không gì thấm đẫm hơn trong lời tạ ơn: “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1, 49) vì từ phận hèn tớ nữ Chúa đã cất nhắc tôi trong yêu thương.
Lời tạ ơn đúng nghĩa là khiêm cung trước nhan Chúa, để nói lên lời: “Chỉ mong trong tôi chẳng còn gì để được gọi Người là tất cả của tôi” (Lời dâng, 34, R.Tagore). Trong tất cả khát mong, chỉ một khát mong duy nhất “được an nghỉ trong Người” (Thánh Augustine).
 
L.m Giuse Hoàng kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây