TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

 Làm thế nào để giáo dục trẻ em có đức ái?

Thứ sáu - 06/08/2021 09:53 |   1095
a ngo dakrong quacc89ng tricca3
a ngo dakrong quacc89ng tricca3

 Làm thế nào để giáo dục trẻ em có đức ái?
a ngo dakrong quacc89ng tricca3



Em bé A Ngo, Đakrong, Quảng trị xin đóng góp phần của em để giúp những người gặp khó khăn trong đại dịch

Nếu không có đức ái thì còn gì?

Bình thường việc giáo dục trẻ em có tinh thần bác ái đã là chuyện cần thiết, nhưng trong thời đại dịch, việc hướng dẫn trẻ em có tinh thần bác ái, biết nghĩ đến người khác lại là một chuyện gần như cấp bách, vì không thể để các em dửng dưng trước những hoàn cảnh khó khăn xảy ra trước mắt mỗi ngày.

Việc giáo dục trẻ em có tinh thần bác ái sẽ là một cách để giáo dục toàn diện, vì cuối cùng chỉ có đức ái là đáng kể và tội của chúng ta được tha cũng nhờ đức ái.

Đầu tiên hết chúng ta cần xác định, cùng với đức tin và hy vọng, bác ái là một nhân đức thần học. Như sách giáo lý đã dạy, bác ái là nhân đức thần học, chúng ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự, sau đó là yêu người như mình vậy. Đức ái là đức cuối cùng, qua đó chúng ta luôn được sống trong Chúa.

Làm thế nào để trẻ em thích làm việc bác ái?

Trước hết vẫn là nhắc cho các em luôn kính Chúa yêu người, chúng ta đừng để trẻ em đánh mất mục đích này. Và trước khi hướng dẫn các em thực hành đức ái thì chính cha mẹ phải sống đức ái. Điều này không dễ, sống đức ái trong sinh hoạt hàng ngày, từ lời ăn tiếng nói cho đến các việc giúp đỡ cụ thể từ trong gia đình, trường học, bạn bè, chúng ta phải đặt đức ái làm mục đích sống của mình.

“Chúng ta không thể cho cái chúng ta không có!”

Vì thế giáo dục con cái có đức ái cũng là giáo dục chính mình, trẻ con sống nhờ gương, và gương thì phải làm liên tục, phải thành nếp sống, chứ không phải chỉ chờ có biến cố, thiên tai, đại dịch mới giúp.

Thêm nữa, con đường bác ái cũng là con đường hoán cải tâm hồn, không có gì hoán cải tâm hồn mạnh cho bằng làm việc bác ái, vì chúng ta cần có ý chí vững mạnh để hành động và nhất là để tiếp tục hành động lâu dài. Những ai có kinh nghiệm trong việc này đều hiểu, không nên để tâm hồn mình dửng dưng vì đã làm quá nhiều và quá lâu. Một hoàn cảnh đau khổ trước mắt là một hoàn cảnh cấp bách cần giúp.

Việc làm bác ái có trật tự bắt đầu tự chính bản thân, nhưng chúng ta cần giúp trẻ em thoát khuynh hướng tự quy, tự cho mình là trung tâm, vì đây là chuyện tự nhiên ở tuổi các em. Cái nhìn đặt hạnh phúc người khác lên hàng đầu hiếm khi tự phát ở trẻ em. Trẻ em thường “dành phần mình trước hết”, có thể có những em có khuynh hướng bẩm sinh nghĩ đến người khác, trong thường này cha mẹ nên giúp các em nhận ra đây là ơn Chúa và đã là ơn thì phải tạ ơn vì Chúa đã cho mình nhận được ơn quý báu này. Nhưng khi đây không phải là xu hướng tự nhiên, cha mẹ nên thúc đẩy các em làm những hành vi nhỏ hàng ngày cho anh chị em trong gia đình, cho bạn bè, để với thời gian các việc này trở thành thói quen. Và nếu điều này có thể khó cho một số em thì cha mẹ giúp các em cố gắng, các em này cần động lực để làm hơn là nhắc đến lòng vị tha. Đúng vậy, vì lòng bác ái là yêu người anh em qua tình yêu của Chúa, nên muốn phát triển lòng quảng đại này trong tâm hồn trẻ em, chúng ta cần giúp các em tìm động lực sâu xa của đức ái trong tình yêu của Chúa. Và để đức ái phát triển, chúng ta phải dựa vào đức tin và hy vọng. Ba nhân đức thần học giống như các con  búp bê Nga ăn khớp với nhau, cốt lõi là đức tin, nhân đức làm tỏa lan, rồi đến hy vọng, phải hy vọng cho đến cùng, vì mất hy vọng thì không còn lẽ sống và cuối cùng là đức ái mà Thánh Phaolô đã nói, nếu chúng ta không có thì chúng ta chỉ là chiếc trống rỗng.

Một cách đơn giản và cụ thể hơn, đứng trước một hoàn cảnh, chúng ta hỏi các em: “Nếu ở hoàn cảnh này, Chúa Giêsu sẽ làm gì?”, với câu hỏi này, các em sẽ suy nghĩ khi hành động và các dụ ngôn có đầy ví dụ để chúng ta áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Như thế, từ thuở thơ ấu, chúng ta đã phát triển trong tâm hồn con cái, ước mong được sống đời sống như lòng Chúa mong muốn.

Không phải sống theo những chuẩn mực nghiêm khắc, sống theo thời buổi “không còn biết gì về Chúa”, nhưng là sống theo con đường chân, thiện, mỹ. Khi các con rền rền không muốn phục vụ, không muốn đi thăm ông bà, không muốn làm bài, chúng ta nên khơi dậy đức tin của các con, nhắc các con nhớ Chúa Giêsu cũng đã vâng lời Chúa Cha, nuôi trí tưởng tượng của các con bằng câu chuyện cuộc đời Chúa Giêsu hoặc cuộc đời các thánh, những người luôn tìm kiếm con đường đẹp lòng Chúa để sống trong đời thường.

Một công việc làm không phải dễ trong thời buổi này, nhất là về đức tin, với đức tin chúng ta chỉ biết xin ơn để con cái chúng ta sống trong vòng tay bảo bọc của Chúa.

Cuối cùng vẫn là “chúng ta không thể cho cái chúng ta không có”, chúng ta sống đức ái trước, các con cứ theo nếp nhà sẽ sống theo.

Marta An Nguyễn

http://phanxico.vn/2021/08/06/lam-the-nao-de-giao-duc-tre-em-co-duc-ai/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây