TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

DỊCH GIẢ PHẠM HỒNG LAM

Thứ hai - 04/10/2021 03:10 |   1160
Trong khoảng 20 năm gần đây, có nhiều cuốn sách của người dịch có cái tên là Phạm Hồng Lam xuất hiện trên các kệ sách của các gia đình, các dòng tu.
DỊCH GIẢ PHẠM HỒNG LAM
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}

DỊCH GIẢ PHẠM HỒNG LAM

 

Trong khoảng 20 năm gần đây, có nhiều cuốn sách của người dịch có cái tên là Phạm Hồng Lam xuất hiện trên các kệ sách của các gia đình, các dòng tu. Tuy vậy, ít người trong Giáo xứ chúng ta biết rằng người dịch chính là người con của Giáo xứ Vinh Đức – Giáo phận Ban Mê Thuột.

1. Ông Phạm Hồng Lam là trưởng nam của ông bà cố Phạm Văn Hà (mất 2006). Ông bà thân sinh sống và lập nghiệp tại Giáo xứ Vinh Đức. Lúc còn ở Việt Nam, ông Lam có dự định theo học Văn học Anh và Chính trị - Xã hội (trường Chính trị - Kinh doanh Đà Lạt) nhưng do biến cố 75 nên đành gác lại việc học. Sau khi đến sinh sống ở Đức, ông tiếp tục theo học các ngành khoa học xã hội, và tốt nghiệp về Xã hội học. Sau đó, ông Phạm Hồng Lam công tác trong ban Caritas giáo phận Augsburg cho tới ngày nghỉ hưu vào năm 2019.

2. Ông rất tích cực trong các hoạt động nhằm hỗ trợ cho người Việt – nhất là các hoạt động đào tạo và trau dồi ý thức dấn thân xã hội cho người giáo dân, đặc biệt cho giới trẻ. Ông Lam cũng đã tham gia và tổ chức những khoá học hè cho lớp trẻ, những Tuần lễ xã hội, và nhất là đã ấn hành trên 50 ấn phẩm về văn hoá Việt Nam và văn hoá Kitô giáo.

3. Về mặt dịch thuật ông Phạm Hồng Lan đã hoàn tất được khoảng 25 tác phẩm, đa phần về lĩnh vực thần học, trong đó có 12 tác phẩm của giáo sư Joseph Ratzinger, về sau là Đức Giáo hoàng Biển-đức XVI. Mới đây cũng đã dịch xong bộ “Tổng lược thần học” (Summa Theologica, ba tập, 2000 trang) của thánh Tôma Aquino (người Việt mình hay gọi là Tô ma Đa canh) và tác phẩm “Thú nhận và Tuyên xưng” (Confessiones) của thánh Augustinus. Trong số này, một số sách của Biển-đức XVI đã được các Nxb tại Việt Nam cho phát hành như cuốn Đức tin Kitô giáo – hôm qua và hôm nay, Muối cho đời (dịch chung với Trần Hoành), Hoa trái ở phương Đông, Thiên Chúa và trần thế - tin và sống trong thời đại ngày nay, Đức Giêsu Nazaret (phần II),… Các cuốn còn lại sẽ được ấn bản tại Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, chưa tính những bài viết riêng, về mảng dịch thuật, người đồng hương kính mến của chúng ta đã có gần 10.000 trang sách. Đây quả là con số không hề nhỏ chút nào. Những trang sách này đã giúp nhiều tu sĩ, giáo dân Việt Nam tiếp cận, cảm hiểu được kho tàng thần học của giáo hội Công giáo.

4. Xin chúc mừng những thành quả mà ông Phạm Hồng Lam đã đạt được. Thật đáng tự hào và ngưỡng mộ về một người con Hà Lan như thế. Đặc biệt, xin cảm ơn ông vì những sự nâng đỡ, về những tư vấn và định hướng của ông dành cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Kính chúc ông và gia quyến luôn được mạnh khỏe và nhiều hồng ân của Chúa.
 

   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây