TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXIV Thường Niên -Năm B

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô”. (Mc 8,29-30)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VHTK Thánh Banaba Tông Đồ Ngày 11.6

Thứ sáu - 10/06/2022 07:05 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1398
“Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần.”
VHTK Thánh Banaba Tông Đồ  Ngày 11.6

VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH BANABA TÔNG ĐỒ
Cv 11, 21b-26 / 13, 1-3
Tin Mừng thánh Mátthêu 10,6-13
Ngày 11 tháng 6
 
Tin Mừng
 
6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en.7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng.10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
 
11 "Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.13 Nếu nhà ấy xứng đáng, thì -bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.14
 
6 Go rather to the lost sheep of the house of Israel.
 
7 As you go, make this proclamation: 'The kingdom of heaven is at hand.'8 Cure the sick, raise the dead, cleanse lepers, drive out demons. Without cost you have received; without cost you are to give.
 
9 Do not take gold or silver or copper for your belts;10 no sack for the journey, or a second tunic, or sandals, or walking stick. The laborer deserves his keep.
 
11 Whatever town or village you enter, look for a worthy person in it, and stay there until you leave.
 
12 As you enter a house, wish it peace.
 
13 If the house is worthy, let your peace come upon it; if not, let your peace return to you.
 
I. HÌNH TÔ MÀU
CÁI CHẾT CỦA BANABA
 
* Chủ đề của hình này là gì?
……………………………………………..
* Bạn hãy viết câu Tông Đồ Công Vụ 11,23
 ……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. Trong đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu sai các môn đệ đến với ai? (Mt 10,6)
a. Các ngoại kiều.
b. Những người chưa nghe biết Thiên Chúa.
c. Các con chiên lạc nhà Ítraen.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a2. Khi đến với các con chiên lạc nhà Ítraen, các môn đệ rao giảng điều gì? (Mt 10,7)
a. Nước Trời đã gần đến.
b. Hãy sám hối vì triều đại Thiên Chúa đã đến.
c. Hãy sám hối và tin vào tin mừng.
d. Hãy chịu phép rửa để được ơn tha tội.
 
a3. Những việc các môn đệ Đức Giêsu làm là gì? (Mt 10,8)
a. Khử trừ ma quỷ.
b. Làm cho kẻ chết sống lại.
c. Chữa lành người đau yếu.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a4. Đây là thứ Đức Giêsu khuyên không nên tìm kiếm hoặc mang theo : (Mt 10,9-10)
a. Vàng bạc.
b. Bao bị.
c. Mặc 2 áo.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a5. Khi vào nhà nào Đức Giêsu bảo các môn đệ làm gì? (Mt 10,12)
a. Tạ ơn Thiên Chúa.
b. Chào chúc bình an.
c. Khuyên bảo mọi người gia nhập đạo Chúa.
d. Từ bỏ đạo cũ.
 
B. Thánh Banaba
 
b1. Thánh Banaba gốc người Do thái thuộc chi họ nào? (Tđcv 4,36)
a. Lêvi.
b. Bengiamin.
c. Giuđa.
d. Simêon.
 
b2. Một người được các Tông Đồ đặt tên là Banaba, nghĩa là người có tài yên ủi, tên là gì? (Tđcv 4,36)
a. Giôxếp.
b. Tôma.
c. Giôsuê.
d. Gioan.
 
b3. Quê của Banaba ở đâu? (Tđcv 4,36)
a. Galilê.
b. Đa mát.
c. Đảo Sýp.
d. Pátmô.
 
b4. Trong hành trình truyền giáo tại Antiôkhia có ai cùng đi với thánh Banaba? (Tđcv 13,14…)
a. Ông Phêrô.
b. Ông Phaolô.
c. Ông Tôma.
d. Ông Luca.
 
b5. Theo truyền thống của Giáo Hội, thánh Banaba bị chết cách nào?
a. Chết rũ tù.
b. Chém đầu.
c. Ném đá.
d. Treo cổ.
 
  
III. Ô CHỮ 
OC BANABA TÐ
Những gợi ý
 
01. Các môn đệ có thể làm cho người chết thế nào? (Mt 10,8)
 
02. Dọc đường các môn đệ rao giảng điều gì đã gần đến? (Mt 10,7)
 
03. Đức Giêsu khuyên anh em đừng tìm kiếm cái gì? (Mt 10,9)
 
04. Các môn đệ có thể trừ khử được ai? (Mt 10,8)
 
05. Các môn đệ được sai đến với những con chiên lạc của nhà nào? (Mt 10,6)
 
06. Những ai thì được sạch bệnh? (Mt 10,8)
 
07. Khi vào nhà nào các môn đệ chào chúc họ điều gì? (Mt 10,12)
 
08. Thứ không nên có khi đi đường. (Mt 10,10)
 
09. Các môn đệ chữa lành những người nào? (Mt 10,8)
 
10. Thứ không nên mang theo khi đi đường. (Mt 10,10)
 
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
“Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần.”
Tin Mừng thánh Mátthêu 10,7
 
Lời giải đáp 
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH BANABA TÔNG ĐỒ
Ngày 11 tháng 6
 
I. HÌNH TÔ MÀU
 
* Chủ đề :
Cuộc tử đạo của thánh Banaba
 
* Tông Đồ Công Vụ 11,23
Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy,
ông Banaba mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy
bền lòng gắn bó cùng Chúa.
 
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. c. Các con chiên lạc nhà Ítraen  (Mt 10,6).
a2. a. Nước Trời đã gần đến (Mt 10,7).
a3. d. Cả a, b và c (Mt 10,8).
a4. d. Cả a, b và c (Mt 10,9-10).
a5. b. Chào chúc bình (Mt 10,12).
 
B.
b1. a. Lêvi (Tđcv 4,36).
b2. a. Giôxếp (Tđcv 4,36).
b3. c. Đảo Sýp (Tđcv 4,36).
b4. b. Ông Phaolô (Tđcv 13,14…).
b5. c. Ném đá.
 
III. Ô CHỮ 
 
01. Sống lại (Mt 10,8).
02. Nước Trời (Mt 10,7).
03. Vàng bạc (Mt 10,9).
04. Ma quỷ (Mt 10,8).
05. Ítraen (Mt 10,6).
06. Phong hủi (Mt 10,8).
07. Bình an (Mt 10,12).
08. Cầm gậy (Mt 10,10).
09. Đau yếu  (Mt 10,8).
10. Bao bị (Mt 10,10).
 
Hàng dọc : Sứ Vụ Tông Đồ
 
NGUYỄN THÁI HÙNG
 
 
 
 Ngày 11 tháng 6
THÁNH BANABA TÔNG ĐỒ
 
Thánh Banaba gốc người Do thái thuộc chi họ Lêvi, nhưng sinh ra tại đảo Chyprô. Từ thiếu thời Banaba đã được hưởng thụ nền giáo dục Do thái cổ truyền nên suốt đời ngài hằng tỏ ra là người trung thành giữ luật Maisen cách nghiêm nhặt.
 
Năm 20 tuổi, Banaba được cha mẹ gửi về thành Giêrusalem theo học Thánh kinh với các bậc danh sư. Tại đây, ngài gặp biết Stêphanô và Phaolô dưới mái nhà ông Gamalien và đây cũng là dịp Banaba được xem thấy Chúa Giêsu. Vì hâm mộ nghe lời Chúa giảng dạy, ngài đã được diễm phúc lãnh nhận đức tin và trở nên một trong 72 môn đệ của Chúa Cứu Thế. Sau khi Chúa sống lại, thánh Banaba vẫn trung thành sống bên cạnh các Tông đồ và phụ các ngài trong việc giảng đạo. Chính thánh nhân đã nhiều lần khuyên Phaolô trở lại đạo mới. Và khi Phaolô đã trở lại, cũng chính thánh Banaba dẫn thánh Phaolô đến trình diện với các Tông đồ. Sách Công vụ Tông đồ tường thuật như sau: “Bấy giờ Banaba cùng với Phaolô đi đến với các thánh Tông đồ và thuật lại cho các ngài nghe chuyện Phaolô đã được xem thấy Chúa và nghe lời Người phán bảo ở dọc đường và đã mạnh dạn xưng danh Chúa Giêsu ở Đamat (Cv 9,27). Sau thời gian ngắn Phaolô từ giã Giêrusalem, tránh âm mưu sát hại của bọn Do thái cuồng nhiệt. Ngài cùng đi với các tín hữu tới Cêsarê rồi trở về sinh quán là thành Tarsê.
 
Còn thánh Banaba ngài vâng lệnh các tông đồ đi giảng Phúc âm tại thành Antiôkia, một địa điểm truyền giáo thịnh vượng nhất thời bấy giờ. Với dáng người hào nhã, nét mặt thanh tao và tiếng nói dịu dàng, thánh môn đệ đã thu hút nhân tâm cách dễ dàng. Sách Công vụ kể lại như sau: “Vừa tới nơi ngài đã nhận thấy hồng ân của Chúa, ngài mừng rỡ và khuyên bảo mọi người hãy kiên tâm tin thờ Chúa. (Cv 2,28). Ngoài tài ăn nói, thánh nhân còn là một người lương thiện đầy Thánh Thần và giầu đức tin nên một số đông dân chúng đã nghe lời ngài trở về với Thiên Chúa” (Cv 2,21). Thấy dân chúng trở lại quá đông, thánh Banaba liền đi tìm thánh Phaolô bấy giờ đang ở Tarsê và đưa về Antiôkia để cùng cộng tác với ngài trong việc giảng dạy và huấn luyện các giáo hữu Antiôkia (Cv 2,25-26). Sau, nhân vụ đói kém ở Giuđêa, hai thánh Tông đồ cổ động các tín hữu dâng tiền cứu trợ Giáo đoàn Giêrusalem. Chính các ngài cùng với phái đoàn tín hữu đi Giêrusalem để trao tặng món tiền quyên được cho các vị kỳ mục (Cv 2,27-30). Sau khi trở về cùng đi theo với các ngài có Mátcô bà con với Banaba, sau này là môn đệ của thánh Phêrô, và là tác giả cuốn Phúc âm thứ hai. Nhưng ý Chúa lại muốn Banaba và Phaolô đi giảng cho dân ngoại. Vì thế “một hôm đang khi các ngài làm việc thờ phượng Thiên Chúa và ăn chay, thì Thánh Linh phán bảo “Hãy để Banaba và Phaolô đi lo việc Ta sẽ chỉ”. (Cv 13,2). Nhận biết ý Chúa, các ngài xuống tầu đi đảo Chyprô với Mátcô làm phụ tá.
 
Đến sau Mátcô xin trở về Giêrusalem, còn hai thánh Tông đồ cứ tiếp tục qua Pegiê, đến tỉnh nhỏ Antiôkia thuộc xứ Pisiđia. Tại đây, lúc đầu các trưởng lão tỏ thiện cảm, họ mời các thánh trình bày đạo lý. Nhờ ơn Thánh Thần, thánh Phaolô giảng một bài rất hùng hồn. Kết quả của bài giảng thuyết là nhiều người bản xứ đón nhận Tin Lành Phúc âm (Cv 13,43). Trái lại, nhiều người Do thái thủ cựu lại thốt ra những lời ngạo mạn phản đối các thánh. Hai thánh tông đồ thản nhiên tuyên bố với họ: “Đáng lý ra chúng tôi phải rao truyền Lời Chúa cho anh em trước, nhưng vì anh em khước từ và tự cho mình là không xứng đáng được sống vĩnh cửu, thế nên chúng tôi đến với lương dân” (Cv 13,46). Lòng ghen tương đã làm mù quáng họ, họ xui xiểm người bản xứ mưu ám hại và trục xuất hai thánh Phaolô và Banaba ra khỏi xứ. Các ngài giơ chân phủi bụi rồi trẩy đi Icônia (Cv 13,50).
 
Ở đây hai nhà truyền giáo cũng đạt được mục đích không kém như ở Antiôkia. Lần lượt thánh Phaolô và Banaba rao giảng tin lành ở các nhà nguyện trong xứ và rửa tội cho nhiều người. Cũng như ở Antiôkia, sự thành công của các ngài chỉ khơi thêm lòng ghen tương và bực tức của bọn người Do thái bất tín. Họ căm hờn tìm mọi cách giết hai nhà truyền giáo. Cảm thấy nguy hiểm, hai thánh nhân từ giã Icônia lên đường đi Lytra thuộc miền nam xứ Galaxia. Ở Lytra, các ngài hùng hồn cắt nghĩa và biện luận để dân chúng bỏ thần Zeus và Hermes trở về tin một Thiên Chúa Đấng tạo dựng mọi vật. Cùng với lời giảng dạy, nhờ ơn Chúa, hai thánh nhân đã làm nhiều phép lạ chữa bệnh tật hoặc phục sinh những người đã chết hầu củng cố đức tin cho anh em tân tòng. Sách Công vụ đã kể lại một trường hợp làm tiêu biểu. Bấy giờ ở Lytra có một người bại chân từ lúc lọt lòng mẹ. Anh ta cũng đến nghe thánh Phaolô giảng. Nhìn thấy anh, thánh nhân động lòng trắc ẩn, lớn tiếng bảo anh: “Anh hãy đứng dậy, đứng thẳng trên chân anh”. Thoắt một cái, anh ta đứng dậy, bắt đầu đi lại được. Thấy việc lạ xảy ra, dân chúng reo lên: “Thần linh đã lấy hình người phàm xuống ở với chúng ta”. Họ gọi thánh Banaba là thần Zeus và thánh Phaolô là thần Hermes. Rồi một pháp sư dắt một con bò ra định cùng với dân giết bò tế lễ các ngài. Thấy vậy, hai thánh tông đồ vội xé áo phân trần: “Các bạn làm gì thế? Chúng tôi cũng là người phàm, có khác gì các bạn đâu? Chúng tôi giảng là để các bạn từ bỏ tà thần “hư không” đó và trở về với Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành trời đất vạn vật” (Cv 14,7-88).
 
Giữa lúc dân chúng hết lòng trìu mến và nghe lời các thánh, thì bọn người Do thái từ Antiôkia tới, lòng họ thật đầy nham hiểm; họ đã dụ dỗ dân ném đá các thánh đến gần chết. Tưởng các ngài đã chết, họ vất xác các ngài ra ngoài thành. Nhờ đó, mấy tín hữu đưa các ngài trốn đi Derbê. Sau một thời gian rao giảng và rửa tội cho nhiều anh em tân tòng, các ngài lại trở về Lytra, Icônia, Antiôkia và Pisiđia với mục đích lấy lời nói, phép lạ và đời sống gương mẫu khích lệ và củng cố đức tin các giáo hữu. Đồng thời tổ chức bầu các trưởng lão đứng đầu coi sóc tín hữu...
 
Đến sau, vì tại Antiôkia có nhiều người từ Giuđêa xuống bắt các tín hữu cắt bì theo luật Maisen.
 
Thế là cuộc tranh luận xẩy ra giữa họ và hai thánh Tông đồ. Nhưng sau cùng, để thống nhất về giáo thuyết, thánh Phaolô và Banaba nhất định cùng với một số tín hữu trẩy đi Giêrusalem hỏi ý kiến các Tông đồ. Tại đây một công đồng (Công đồng đầu tiên của Giáo hội) được tổ chức với sự hiện diện các tông đồ và các vị trưởng lão. Bầu không khí buổi hội sôi nổi, và đôi khi căng thẳng vì sự khác biệt chính kiến. Nhưng bài diễn văn của thánh Phêrô vị thủ lãnh Giáo Hội và bài diễn văn của thánh Giacôbê, bấy giờ là Giám mục Giêrusalem và được hân hạnh chủ tọa Công đồng, không những đã phù hợp với những hoạt động của thánh Phaolô và Banaba mà còn dẫn công đồng đến một kết luận tốt đẹp. Công đồng đã trao cho hai thánh Phaolô và Banaba một thông điệp như sau: “Các Tông đồ, kỳ lão và anh em giáo hữu gửi lời chào thăm lương dân mới tòng giáo tại Antiôkia, Syria, và Cilicia. Được tin có mấy người không được chúng tôi uỷ thác công việc đã đến nói những điều gây xôn xao và làm hoang mang tâm hồn anh em, chúng tôi đồng tình quyết nghị tuyển mấy đại biểu gửi đến anh em, cùng đi với hai người anh em yêu quí của chúng tôi là Banaba và Phaolô. Hai vị này đã từng liều mạng vì danh Chúa Kitô Chúa chúng ta. Vậy chúng tôi cử ông Giuđa và ông Sila đây, đến để trực tiếp chuyển đạt tới anh em huấn tin này: Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết không bắt anh em phải gánh vác việc nặng nào trừ mấy điều cần thiết: Anh em hãy kiêng các thứ thịt cúng, kiêng ăn thịt chết ngạn, kiên ăn tiết và đừng tà dâm. Anh em tuân giữ những điều đó là tốt rồi”.
 
Bức thông điệp được công bố, toàn thể giáo dân Antiôkia, Syria và Cilicia hân hoan và thêm vững lòng tin Thiên Chúa! Công việc xong, ông Cilicia ở lại Antiôkia với thánh Phaolô và Banaba còn ông Giuđa trở về Giêrusalem trình lại sự việc với các thánh Tông đồ. Ít lâu sau, vì bất đồng ý kiến trong vụ chọn Mátcô làm phụ tá, thánh Phaolô và Banaba đã cũng rời Antiôkia, mỗi người đi truyền giáo mỗi nơi: Thánh Phaolô chọn Cilicia trẩy đi Lycaonia. Còn thánh Banaba, có Mátcô tháp tùng xuống tầu đi đảo Chyprô.
 
Và từ đây, chúng ta không biết rõ về những năm cuối đời của thánh Banaba, vì tác giả Công vụ không nói đến nữa. Tuy nhiên, theo một văn liệu viết vào thế kỷ thứ V nhan đề là: “Những hoạt động và cuộc tử đạo của thánh Banaba tại Chyprô”, thì thánh Tông dồ là người tử đạo thứ hai tại đảo này. Chính những người Do Thái từ Siri đến đã âm mưu xúi dân ném đá và xử thiêu thánh Tông đồ. Năm 488 đời Hoàng đế Zênon. Người ta đã tìm được hài cốt thánh nhân tại Salamina thuộc đảo Chyprô.
 
Cũng như thánh Phaolô, thánh Banaba được Giáo hội mừng lễ và truy phong tước hiệu là Tông đồ, nhưng thực ra thánh nhân không thuộc số mười hai Tông đồ; ngài chỉ là một trong 72 môn đệ của Chúa Giêsu. Nhưng dầu sao với đời sống nhiệt thành truyền giáo cũng như cái chết Tử đạo, thánh nhân thực xứng đáng được liệt vào số các Tông đồ vậy.
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây