TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giá trị của lời "Xin Vâng"

Thứ hai - 08/04/2024 21:46 | Tác giả bài viết: Lê Dáng Thanh |   459
Có lẽ mỗi chúng ta đều ấn tượng hay đúng hơn tâm niệm về từ "Xin Vâng" phát ra từ Đức Maria ở trích đoạn Tin Mừng được công bố trong thánh lễ Truyền Tin. (Lc 1, 26-38)
Giá trị của lời "Xin Vâng"

Giá trị của lời "Xin Vâng"

Có lẽ mỗi chúng ta đều ấn tượng hay đúng hơn tâm niệm về từ "Xin Vâng" phát ra từ Đức Maria ở trích đoạn Tin Mừng được công bố trong thánh lễ Truyền Tin. (Lc 1, 26-38).

Thử ngẫm lại và chiêm nghiệm ta sẽ bặt gặp nhân đức tuyệt vời được Đức Mẹ gói gọn trong từ "Xin vâng" ấy. Sự tuyệt vời đó trước hết khởi đi từ lòng khiêm nhường nơi Mẹ, chỉ khi có lòng khiêm nhường thật sự con người mới nhìn ra được hạn hữu nơi phận người để tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Mẹ đó! Mẹ đã xin vâng với tâm thế của lòng tín thác và vâng phục, giả sử lòng khiêm nhường không có nơi Mẹ, chắc hẳn Mẹ không thể thưa xin vâng để Thiên Chúa tuỳ nghiêng nét bút. Vậy hoa quả của lòng tín thác ấy là gì nếu không phải là khởi đầu và xuyên suốt lịch sử cứu độ?! Thật vậy, việc Mẹ xin vâng đã mở ra chương mới của công trình cứu độ loài người cách cụ thể, từ đây Con Một Thiên Chúa đến với tâm thế con người ngoại trừ tội lỗi. Nhờ Mẹ, nơi Mẹ đã khơi nguồn niềm hy vọng lớn lao và thực tế mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kytô là đáp án cuối cùng và duy nhất của miền hy vọng cho loài người chúng ta. Nói như thế không có nghĩa tâm tình xin vâng của Mẹ chỉ gói gọn ở việc dâng cung lòng của mình để cưu mang Đấng Cứu Thế nhưng từ đó bao hàm cả một hành trình Mẹ cùng "vác thập giá" để kết hiệp và cộng tác vào chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đã định. Thập giá Mẹ vác được cụ già Simêon tiên tri trong Lc 2, 35. Để rồi đỉnh điểm dưới chân thánh giá, còn hay lưỡi gươm hay nỗi đau nào hơn khi phải nhìn con mình bị nhục nhã và chết thảm thiết như một tội nhân!? Mẹ đó! Một Đức Maria đã xin vâng xuyên suốt những biến cố để cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại.

"Xin vâng" từ không hề dễ để có được hoa trái của sự sống, xin Mẹ luôn dạy và cùng đồng hành để mỗi người con của Mẹ nơi thế trần học và thực hành suốt cuộc đời làm con Chúa.

Lê Dáng Thanh

 Tags: Giá trị, lời

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây