Ta thường mơ ước xây cho mình những lâu đài bằng gạch, bằng đá và có khi bằng tình yêu. Những lâu đài ấy dù có rộng đến bao nhiêu cũng sẽ trở nên chật hẹp, vì chỉ để nhốt giam con người trong vỏ bọc của nó. Với lâu đài nội tâm, Thánh Têrêsa Giêsu giới thiệu lại thênh thang, chẳng bao giờ giới hạn trong tình Chúa vô biên.
Làm sao đủ sức đi hết lâu đài nội tâm, ta chỉ là hạt cát giữa đại dương mênh mông, ta chỉ là chiếc lá trong muôn muôn triệu rừng cây xanh lá. Thánh nữ khuyên các chị em trong dòng: “Nếu các chị gặp chướng ngại nào, thì tôi khuyên các chị đừng cố gắng vào cho bằng được”. Tốt nhất có lòng khiêm nhường, hãy để Chúa dẫn vào. Ta không đủ sức đi vào hết lâu đài nội tâm, nếu Chúa không muốn, vì ta đầy giới hạn và không đủ khiêm cung khi vào Thánh điện của Người.
Lâu đài của Người, Tình yêu của Người đủ cho từng người. Ta đừng cố thêm vì sẽ là phung phí ân sủng của Người. Ta hãy nhận ra những ân sủng của Người dành cho ta. Ân sủng ấy như Thánh Phaolô nói với ta: “Ơn Ta đủ cho ngươi” (2 Cor 12, 9). Đủ cho ta khi ta chống trả cám dỗ, vì trong tội lỗi ta sẽ thấy mọi sự đen tối, tối như cuộc đời bế tắc, không thể vui. Thánh nữ sánh ví người tội lỗi giống như ở trong vùng nước ô nhiễm, không thể dùng làm gì được, nó đã là nước chết, một thứ nước tù đọng, hôi thối. Cầu nguyện cho người tội lỗi và giữ mình khỏi tội lỗi để sống ân tình cho mình và cho người.
Nguyện gẫm là một cách thức để chiêm ngắm lâu đài nội tâm ở tâm điểm của huy hoàng tráng lệ là chính Chúa. Chiêm ngắm với lòng khiêm nhu thật sự chứ không bao giờ tưởng rằng được như thế là được hơn người. Thánh nữ bày tỏ sự nguy hiểm ảo tưởng về đời sống đạo đức của mình, đó là cám dỗ của ma quỷ kéo con người ấy rơi sâu vào sự chết. Đạo đức không phải là cách để đánh giá ta hay đánh giá người khác, chỉ Chúa biết. Ta càng tỏ ra đạo đức ta càng sai đường, ta càng lạc lối.
Khiêm nhường là một nhân đức quan trọng luôn luôn cần học nơi Chúa Giêsu. Đôi khi bài học ấy khó nuốt, khi người khác tỏ ra bất đồng, chế nhạo ta, nguyền rủa ta. Khiêm nhường như “người tôi trung của Chúa” bị gột bỏ hết mọi danh dự: “Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới” (Is 53, 3)
Ở cư sở thứ nhất, đức khiêm nhường dạy ta luôn chu toàn bổn phận chiêm niệm thường nhật của mình như con ong bay qua bay lại từ cánh hoa này sang nhành hoa khác hút mật. Đôi khi như thế, ta nhận ra quyền năng bao la của Chúa, ta chỉ nhỏ bé. Giống như diễn tả của Henri de Lubac: “Ta như một vận động viên giữa đại dương mênh mông, hết cơn sóng này đến cơn sóng khác, càng bơi lên, ta càng thấy mình nhỏ bé”.
Chiêm niệm để thấy ta nhỏ bé, ta chẳng là gì, chẳng như ta nghĩ. Ta chỉ có thể thấy được ta trong sự tỏ bày của Thiên Chúa, Thánh Augustine cầu nguyện thực tâm: “Xin cho con biết Chúa, biết Chúa để biết con”. Không có cái biết Chúa, ta sẽ không biết cái ta sai lạc, ảo tưởng. Ta không thể vượt qua chính mình nếu không bắt đầu từ Chúa, Người dẫn ta đi.
Lâu đìa nọi tâm có bảy thang nấc và trong mỗi bậc lại có têm bao nhiêu bậc nữa, thánh nhân không biết. Chi cần biết hãy khiêm nhường, Chúa dẫn ta vào phòng nào, thang bậc nào thì hãy biết ở đấy chiêm ngắm. Ở đâu cũng đẹp, cũng tốt lành, thiện hảo vì ở đó có Chúa là niềm vui của ta.
Làm sao đủ sức đi hết lâu đài nội tâm, ta chỉ là hạt cát giữa đại dương mênh mông, ta chỉ là chiếc lá trong muôn muôn triệu rừng cây xanh lá. Thánh nữ khuyên các chị em trong dòng: “Nếu các chị gặp chướng ngại nào, thì tôi khuyên các chị đừng cố gắng vào cho bằng được”. Tốt nhất có lòng khiêm nhường, hãy để Chúa dẫn vào. Ta không đủ sức đi vào hết lâu đài nội tâm, nếu Chúa không muốn, vì ta đầy giới hạn và không đủ khiêm cung khi vào Thánh điện của Người.
Lâu đài của Người, Tình yêu của Người đủ cho từng người. Ta đừng cố thêm vì sẽ là phung phí ân sủng của Người. Ta hãy nhận ra những ân sủng của Người dành cho ta. Ân sủng ấy như Thánh Phaolô nói với ta: “Ơn Ta đủ cho ngươi” (2 Cor 12, 9). Đủ cho ta khi ta chống trả cám dỗ, vì trong tội lỗi ta sẽ thấy mọi sự đen tối, tối như cuộc đời bế tắc, không thể vui. Thánh nữ sánh ví người tội lỗi giống như ở trong vùng nước ô nhiễm, không thể dùng làm gì được, nó đã là nước chết, một thứ nước tù đọng, hôi thối. Cầu nguyện cho người tội lỗi và giữ mình khỏi tội lỗi để sống ân tình cho mình và cho người.
Nguyện gẫm là một cách thức để chiêm ngắm lâu đài nội tâm ở tâm điểm của huy hoàng tráng lệ là chính Chúa. Chiêm ngắm với lòng khiêm nhu thật sự chứ không bao giờ tưởng rằng được như thế là được hơn người. Thánh nữ bày tỏ sự nguy hiểm ảo tưởng về đời sống đạo đức của mình, đó là cám dỗ của ma quỷ kéo con người ấy rơi sâu vào sự chết. Đạo đức không phải là cách để đánh giá ta hay đánh giá người khác, chỉ Chúa biết. Ta càng tỏ ra đạo đức ta càng sai đường, ta càng lạc lối.
Khiêm nhường là một nhân đức quan trọng luôn luôn cần học nơi Chúa Giêsu. Đôi khi bài học ấy khó nuốt, khi người khác tỏ ra bất đồng, chế nhạo ta, nguyền rủa ta. Khiêm nhường như “người tôi trung của Chúa” bị gột bỏ hết mọi danh dự: “Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới” (Is 53, 3)
Ở cư sở thứ nhất, đức khiêm nhường dạy ta luôn chu toàn bổn phận chiêm niệm thường nhật của mình như con ong bay qua bay lại từ cánh hoa này sang nhành hoa khác hút mật. Đôi khi như thế, ta nhận ra quyền năng bao la của Chúa, ta chỉ nhỏ bé. Giống như diễn tả của Henri de Lubac: “Ta như một vận động viên giữa đại dương mênh mông, hết cơn sóng này đến cơn sóng khác, càng bơi lên, ta càng thấy mình nhỏ bé”.
Chiêm niệm để thấy ta nhỏ bé, ta chẳng là gì, chẳng như ta nghĩ. Ta chỉ có thể thấy được ta trong sự tỏ bày của Thiên Chúa, Thánh Augustine cầu nguyện thực tâm: “Xin cho con biết Chúa, biết Chúa để biết con”. Không có cái biết Chúa, ta sẽ không biết cái ta sai lạc, ảo tưởng. Ta không thể vượt qua chính mình nếu không bắt đầu từ Chúa, Người dẫn ta đi.
Lâu đìa nọi tâm có bảy thang nấc và trong mỗi bậc lại có têm bao nhiêu bậc nữa, thánh nhân không biết. Chi cần biết hãy khiêm nhường, Chúa dẫn ta vào phòng nào, thang bậc nào thì hãy biết ở đấy chiêm ngắm. Ở đâu cũng đẹp, cũng tốt lành, thiện hảo vì ở đó có Chúa là niềm vui của ta.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan